ĐỀ KIỂM TRA MÔN : NGỮ VĂN KHỐI 7 1.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN * Đọc kĩ bài thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng: Thiếu tiểu li gia lão đại hồi Hương âm vô cải, mấn mao tồi Nhi đồng tương kiến , bất tương thức Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai? Câu 1: Nội dung bài thơ trên là gì? A. Tình yêu quê hương của một người xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. B. Tình yêu quê của một người đã về già. C. Tình yêu quê hương của một người sống xa nhà trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ. D. Nỗi buồn bã xót xa khi bị coi như khách lạ. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là: A. Tự sự và miêu tả . B. Miêu tả và biểu cảm. C. Giải thích và chứng minh. D. Miêu tả, tự sự và biểu cảm. Câu 3: Cặp từ nào là cặp từ trái nghĩa : A. Thiếu _ lão. B. Nhi _ đồng. C. Tương kiến _ tương thức. D. Tiếu _ vấn. Câu 4: Cặp từ nào không phải là cặp từ trái nghĩa? A. Thiếu _ lão. B. Tiểu _ đại. C. Vô cải _ tồi. D. Vấn _ lai. Câu 5: Từ nào sau đây đồng âm với từ “ nhi đồng”? A. Trẻ em. B. Trẻ con. C. Lư đồng . D. Đồng ấu. Câu 6: Thể thơ của bài thơ nào tương tự như bài này? A. Bài ca Côn Sơn. B.Qua Đèo Ngang. C. Bạn đến chơi nhà. D.Sông núi nước Nam. Câu 7: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ tiếu vấn ”? A. Cười nói. B. Nói cười. C. Hỏi cười. D. Cười vui. Câu 8 : Tình yêu quê hương ở đây có gì khác với bài “ Tĩnh dạ tứ ” của Lí Bạch ? A. Ở đây ban ngày còn “Tĩnh dạ tứ ” là ban đêm. B. Hai bài có thể thơ khác nhau. C. Bài này tình yêu quê được thể hiện trong khoảnh khắc vừa đặt chân về quê cũ còn ở bài “Tĩnh dạ tứ” là tâm trạng của một người xa quê trông trăng nhớ về quê. D. Hai nhân vật trữ tình có độ tuổi khác nhau. Câu 9: Từ “gia” trong bài đồng nghĩa với từ nào sau đây? A. Gia vị. B. Gia tăng. C. Gia sản. D. Tham gia. Câu 10: Vì sao nhi đồng gọi tác giả là “ khách”? A. Ông là vị quan to từ xa vừa về đến làng. B. Ông có vẻ xa lạ với mọi người. C. Ông được mọi người tôn trọng. D. Ông rời nhà đã lâu bây giờ không còn ai nhận ra được nữa. Câu 11: Câu thơ “ Tiếu vấn : Khách tòng hà xứ lai” có nội dung là gì? A. Hỏi rằng khách ở nơi nào ? B. Hỏi rằng ông ở đâu đây? C. Gặp nhau mà chẳng biết nhau. D. Cười hỏi : Khách ở nơi nào đến. Câu 12: Tình yêu quê hương ở hai câu đầu và hai câu cuối có gì khác nhau? A. Kể và tả về quãng đời xa quê làm quan, tóc rụng nhưng giọng nói quê hương không thay đổi. B. Miêu tả sự vật không thay đổi là giọng nói quê hương. C. Miêu tả sự vật thay đổi là tóc mai. D. Hai câu đầu tình yêu quê với lòng nôn nóng muốn về quê nhưng hai câu sau tình yêu ấy pha chút ngỡ ngàng xót xa. *Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng : Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại trời, non, nước Một mảnh tình riêng ta với ta. Câu 13: Bài thơ trên có bố cục là: A. Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận. B. Hai câu thực, hai câu luân. C. Hai câu luận, hai câu kết. D. Hai câu đề, hai câu thực, hai câu luận, hai câu kết. Câu 14: Thể thơ nào sau đây phù hợp với bài thơ trên? A. Song thất lục bát. B. Thất ngôn bát cú Đường luật. C. Thất ngôn tứ tuyệt. D. Ngũ ngôn tứ tuyệt. Câu 15: Nội dung bài thơ trên là gì? A. Nỗi buồn của một người xa quê trong buổi xế tà. B. Nỗi cô đơn buồn lặng của tác giả. C. Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn cô đơn, thầm lặng của tác giả. D. Nghe tiếng chim quốc và chim đa đa kêu mà chạnh lòng nhớ nước , tiếc thời vàng son rực rỡ đã qua. Câu 16: Lối chơi chữ nào đã được sử dụng trong hai câu thơ : “ Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia ” A. Dùng từ ngữ đồng âm. B. Dùng lối nói trại âm (gần âm ). C. Dùng từ ngữ trái nghĩa. D. Dùng từ ngữ đồng nghĩa. Câu 17: Cụm từ “ta với ta” chỉ ai? A. Nguyễn Khuyến và bạn. B. Một nhân vật trữ tình nào đó. C. Một mình tác giả ( Bà Huyện Thanh Quan ) D. Vài chú tiều dưới núi. Câu 18: Từ nào là từ láy được sử dụng trong bài ? A. Cỏ cây. B. Non nước. C. Một mảnh. D. Lác đác. Câu 19: Từ “ lom khom’’, “lác đác” thuộc loại từ láy gì? A. Từ láy toàn bộ. B. Từ láy bộ phận. C. Từ láy toàn bộ nguyên vẹn tiếng gốc. D. Từ láy toàn bộ biến đổi thanh điệu . Câu 20: Giữa chốn núi đèo hoang sơ, nghe âm thanh tiếng chim quốc và chim đa đa , gợi trong lòng tác giả tâm trạng gì? A. Nhớ quê nhà mà bà vừa từ biệt để ra đi. B. Nghe tiếng chim mà chạnh lòng nhớ nước. C. Tiếc nuối thời vàng son rực rỡ, tâm trạng nặng trĩu nỗi niềm thương, nhớ, buồn, đau. D. Nhớ về người bạn xưa. Câu 21: Vì sao tác giả dùng đảo ngữ trong hai câu thơ : “Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” ? A. Có dùng phép đối. B. Làm tăng thêm vẻ đẹp cho cảnh . C. Hình ảnh con người đang tất bật với việc của mình sắp trở về nhà sau một ngày lao động vất vả. D. Làm rõ hơn cái vắng lặng, thưa thớt của buổi chiều tà. Câu 22: Tại sao tác giả không đặt “ một mảnh tình riêng” trong không gian khác mà lại đặt trong không gian “trời, non , nước” ? A. Vì con người quá nhỏ bé giữa không gian. B. Đây là tương quan đối lập, ngược chiều . C. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. D. Thể hiện nỗi buồn cô đơn thầm kín và đầy kiêu hãnh của nhà thơ. Câu 23: So sánh hai câu thơ “ Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà” với hai câu thơ sau đây của Trần Nhân Tông , có điểm nào giống nhau về hình ảnh con người và cảnh vật? “ Mục đồng sáo vẳng trâu về hết Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” A. Mọi người sống yên vui, thanh thản. B. Cảnh vật mang đậm sắc quê, hồn quê. C. Cảnh quê hương có xuất hiện hình ảnh con người nhưng còn hoang sơ, ít ỏi. D. Cảnh vật thật đơn sơ, bình dị. Câu 24: Nội dung miêu tả của bài “Qua Đèo Ngang” có gì giống với bài thơ sau đây: Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống đồn Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn. (Chiều hôm nhớ nhà_ Bà Huyện Thanh Quan) A. Giống nhau về thời gian miêu tả là lúc chiều tà. B. Hình ảnh con người đang vội vã về nhà. C. Cảnh vật vắng vẻ thể hiện tâm trạng buồn bã nhớ quê hương của nhà thơ. D. Hình ảnh con người và cảnh vật còn hoang sơ , ít ỏi ,từ đó thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn cô đơn của tác giả.
Tài liệu đính kèm: