Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 1

doc 32 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4703Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 1
Phòng GD – ĐT Việt Trì 	 Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 1
 ------------------------------- 	 Thời gian làm bài : 10 phút .
Người ra đề : Quách Bá Noãn - THCS Lý Tự Trọng & Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang.
 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi và điền dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1 : Định nghĩa về truyền thuyết:
A - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật tưởng tượng, kì ảo.
B - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ ; thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo; thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
C - Truyền thuyết là những truyện luôn có yếu tố tưởng tượng, kì ảo và thông qua các yếu tố tưởng tượng, kì ảo để giải thích nguồn gốc các sự kiện .
Câu 2 : Truyện : " Con Rồng, cháu Tiên" thuộc thể loại :
A - Truyền thuyết.	B - Thần thoại.	C - Cổ tích.	D - Ngụ ngôn.
Câu 3 : ý nghĩa của truyện : " Con Rồng, cháu Tiên":
A - Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
B - Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
C - Cả A và B mới đúng.
Câu 4 : Vai trò của các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện :" Con Rồng, cháu Tiên" :
A - Tô đậm tính chất kì lạ lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện, làm tăng thêm sức hấp dẫn của tác phẩm.
B - Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc; khơi dậy niềm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
C - Chỉ có A đúng.
D - Cả A và B mới đúng.
Câu 5 : ý nghĩa của truyền thuyết:" Bánh chưng, bánh giầy":
A - Giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy. 
B - Phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, Tổ tiên của nhân dân ta.
C - Ca ngợi chàng Lang Liêu ở hiền gặp lành, thông minh tài trí, làm vừa lòng vua cha nên được nối ngôi vua .
D - Gồm cả A và B.
Câu 6 : Khái niệm về từ:
A - Từ là đơn vị gồm 2 tiếng trở lên để tạo thành các cụm từ.
B - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
C - Từ là do các chữ cái ghép lại tạo thành.
D - Từ là đơn vị quan trọng nhất của văn bản.
Câu 7 : Các từ : Nguồn gốc, con cháu, chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?
A - Từ đơn .	B - Từ đơn đa âm tiết. 	C - Từ ghép.	D - Từ láy.
Câu 8 : Các từ : Chim chích, Lang Liêu, đỏ đen thuộc kiểu cấu tạo từ nào ?
A - Từ đơn .	B - Từ ghép.	C - Từ láy.
Câu 9 : Các kiểu văn bản gồm :
A - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.
B - Tự sự, trữ tình, miêu tả, tường thuật, biểu cảm, hành chính - công vụ.
C - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, chính luận, chứng minh, hành chính - công vụ.
D - Miêu tả, trữ tình, biểu cảm, giải thích, chính luận, hành chính - công vụ.
Câu 10 : Truyện:" Con Rồng, cháu Tiên" thuộc kiểu văn bản :
A - Miêu tả.	B - Thuyết minh.	C - Tự sự.	D - Biểu cảm.
Phòng GD – ĐT Việt Trì 	 Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 2
 ------------------------------- 	 Thời gian làm bài : 10 phút .
Người ra đề : Quách Bá Noãn - THCS Lý Tự Trọng & Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang.
 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi và điền dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1 : Chi tiết " Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đánh giặc", trong truyện " Thánh Gióng", có ý nghĩa :
A - Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước trong hình tượng Gióng. ý thức đánh giặc, cứu nước tạo cho người anh hùng những khả năng hành động thần kì, khác thường.
B - Gióng là hình ảnh, là hiện thân của ý chí và nguyện vọng của nhân dân khi đất nước gặp cơn nguy biến, sẵn sàng xả thân cứu nước không chờ đến lời kêu gọi thứ 2.
C - Cả A và B mới đúng. 
Câu 2 : Chi tiết :" Bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng" trong truyện " Thánh Gióng", có ý nghĩa:
A - Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi dưỡng từ những cái bình thường giản dị của dân.
B - Nguyện vọng của nhân dân mong Gióng lớn nhanh để đánh giặc cứu nước.
C - Gióng là hiện thân của sức mạnh toàn dân.
D - Gồm cả A,B,C.
Câu 3 : Chi tiết: " Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời" trong truyện "Thánh Gióng" có ý nghĩa :
A - Sự phi thường, bất tử của người anh hùng Gióng sống mãi trong tình cảm, tấm lòng của nhân dân. 
B - Sự vô tư, xả thân vì nghĩa lớn của người anh hùng Gióng.
C - Cả A và B đúng.	D - Cả A và B đều sai. 
Câu 4 : ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyện "Thánh Gióng" ?
A - Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
B - Thánh Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng buổi đầu dựng nước.
C - Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu về lòng yêu nước, về khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
D - Gồm cả A,B,C.
Câu 5 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu thơ sau :
"Ôi sức trẻ ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai , lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng, đuổi ................"
	( Tố Hữu- Theo chân Bác)
A - Giặc Minh.	B - Giặc Thanh.	C - Giặc Ân.	D - Giậc Ngô.
Câu 6 : Giải thích nghĩa của từ: Tráng sĩ.
A - Người có tài lớn thời xưa. 	C - Người lính thời xưa.
B - Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn. 	D - Vạm vỡ, to lớn.
Câu 7 : Trong các nhóm từ sau, nhóm nào tất cả các từ mượn từ tiếng Hán ?
A - Sứ giả, ti vi, độc lập, Xô Viết. 	C - Sứ giả, độc lập, giang sơn, phi cơ.
B - Giang sơn, xà phòng, in - tơ - nét, phi cơ. 	D - Giang sơn, ti vi, độc lập.
Câu 8 : Trong 4 ý kiến sau ý kiến nào chính xác:
A - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Pháp.	
B - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.	
C - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Anh.
D - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Nga.
Câu 9 : Xác định các từ mượn tiếng Hán trong câu văn sau:
" Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ."
A- Ngày hẹn, bà mẹ, trong nhà, sính lễ.	C - Ngạc nhiên, bà mẹ, bao nhiêu.
B- Vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ.	D - Sính lễ, ngạc nhiên, ngày hẹn.
Câu 10 : Truyện "Thánh Gióng" là văn bản :
A- Tự sự .	B - Miêu tả.	C - Truyền thuyết.	D - Biểu cảm.
Phòng GD – ĐT Việt Trì 	 Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 3
 ------------------------------- 	 Thời gian làm bài : 10 phút .
Người ra đề : Quách Bá Noãn - THCS Lý Tự Trọng & Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang.
 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi và điền dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1 : Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh , Thuỷ Tinh là ai ?
A - Sơn Tinh.	C - Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
B - Thuỷ Tinh.	D - Vua Hùng.
Câu 2 : Trong truyện "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh", Sơn Tinh đã thắng Thuỷ Tinh mấy lần ?
A - Một lần.	C - Hai lần và mãi mãi.
B - Hai lần.	D - Nhiều lần.
Câu 3 : Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam ?
A - Thời đại Hùng Vương. 	C - Thời đại Tiền Lê.
B - Thời đại Hậu Lê. 	D - Thời đại Lý Trần.
Câu 4 : ý kiến nào đúng khi nói về ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? 
A - Thuỷ Tinh và Sơn Tinh là hiện thân của các thế lực siêu nhiên, đố kị, tầm thường, chỉ vì Mị Nương mà hận thù nhau, gây nên chiến tranh tàn khốc hàng năm.
B - Thuỷ Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hàng năm được hình tượng hoá thành kẻ thù hung dữ. Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hoá. Tầm vóc, tài năng, khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt hàng năm .
C - Thể hiện kỳ tích dựng nước của thời đại các vua Hùng, kỳ tích ấy được phát huy mạnh mẽ về sau.
D - Gồm B và C.
Câu 5 : ý nghĩa của truyện Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh :
A - Giải thích nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hàng năm.
B - Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
C - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
D - Gồm cả A,B,C.
Câu 6 : Nghĩa của từ :
A - Nghĩa của từ là nội dung ( Sự vật, tính chất, hoạt động , quan hệ...) mà từ biểu thị.
B - Nghĩa của từ là hình thức mà từ bộc lộ.
C - Nghĩa của từ là bộ phận chú thích sau dấu hai chấm.
D - Nghĩa của từ là những sự vật, tính chất, hoạt động trong quan hệ của từ.
Câu 7 : Chọn và điền từ thích hợp vào chỗ trống của câu : " Chúng ta thà ........ tất cả chứ nhất định không chịu mất nước , không chịu làm nô lệ "
A - Chết.	B - Từ trần.	C - Hy sinh.	D - Thiệt mạng.
Câu 8 : Trong các trường hợp sau, trường hợp nào dùng từ " ngoan cường" phù hợp nhất ?
A - Bọn địch dù chỉ còn một đám tàn quân nhưng vẫn rất ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của bộ đội ta.	
B - Trên điểm chốt, các chiến sĩ của ta đã ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của địch.
C - Trong lao động, Lan là một người rất ngoan cường không hề biết sợ khó khăn , gian khổ.
D - Trong học tập, Cúc là một người rất ngoan cường
Câu 9 : Nhân vật trong văn tự sự là:
A - Người thực hiện các sự việc.	C - Cả A,B đúng.
B - Người được thể hiện trong văn bản. 	D - Cả A,B đều sai.
Câu 10 : Nhóm nào mà tất cả các truyền thuyết đều liên quan đến thời đại các vua Hùng?
A - Con Rồng - Cháu Tiên , Bánh chưng - Bánh giầy; Thánh Gióng, Sơn Tinh -Thuỷ Tinh.
B - Con Rồng - Cháu Tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh -Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
C - Thánh Gióng, Sơn Tinh -Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
D - Bánh chưng - Bánh giầy; Thánh Gióng, Sơn Tinh -Thuỷ Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
Phòng GD – ĐT Việt Trì 	 Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 4
 ------------------------------- 	 Thời gian làm bài : 10 phút .
Người ra đề : Quách Bá Noãn - THCS Lý Tự Trọng & Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang.
 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi và điền dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1 : Truyện “ Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào ?
A - Cổ tích. C -Truyền thuyết.
B - Truyện cổ dân gian D - Cả ba trường hợp trên đều chưa chính xác.
Câu 2 : Truyện “Sự tích Hồ Gươm” gắn với cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nào ?
A - Giặc Tống. C - Giặc Minh.
B - Giặc Nguyên. D - Giặc Thanh.
Câu 3 : Hồ Hoàn Kiếm chỉ tên gọi của hồ nào?
A - Hồ Tả Vọng. C - Hồ Tây.
B - Hồ Kim Ngưu. D - Cả ba trường hợp trên.
Câu 4 : Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc loại văn bản nào ?
A - Văn bản biểu cảm. C - Văn bản nghị luận.
B - Văn bản miêu tả. D - Văn bản tự sự.
Câu 5 : “ Sự tích Hồ Gươm” là một truyện truyền thuyết vì : 
A - Đó là câu chuyện kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
B - Đó là câu chuyện dân gian kể về các anh hùng ngày xưa.
C - Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D - Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, có liên quan đến sự thật lịch sử.
Câu 6 : Nhân vật chính trong truyện “ Sự tích Hồ Gươm” là ai ?
A - Lê Thận. 	C - Đức Long Quân.
B - Lê Lợi. 	D - Cả ba nhân vật trên.
Câu 7 : Truyện “ Sự tích Hồ Gươm” có ý nghĩa gì ?
A - Giải thích tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
B - Thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc.
C - Ca ngợi chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
D - Cả ba trường hợp trên.
Câu 8 : Chủ đề của bài văn tự sự là gì ?
A - ý cơ bản mà người kể muốn thể hiện trong văn bản.
B - Vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
C - Những sự việc chính của văn bản.
D - Cả ba đều sai.
Câu 9 : Nhan đề của văn bản tự sự thể hiện điều gì ?
A - Nhân vật chính của văn bản. 	C - Chủ đề của văn bản.
B - Sự việc chính của văn bản. 	D - Cả ba trường hợp trên.
Câu 10 : Lập ý trong bài văn tự sự là: 
A - Sắp xếp việc gì kể trước việc gì kể sau.
B - Xác định: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
C - Tìm hiểu được ý định của người viết.
D - Cả A và B đều chưa chính xác. 
Phòng GD – ĐT Việt Trì 	 Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 5
 ------------------------------- 	 Thời gian làm bài : 10 phút .
Người ra đề : Quách Bá Noãn - THCS Lý Tự Trọng & Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang.
 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi và điền dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1 : Văn tự sử chủ yếu là văn:
A – Kể người.	C – Kể người và kể việc
B – Kể việc.	D - Cả A, B, C sai.
Câu 2 : ý kiến sau đúng hay sai;
“ Mỗi đoạn văn thường có 1 ý chính, diễn đạt thành 1 câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến những ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.”
A- Đúng	B - Sai
Câu 3 : Khi kể việc:
A – Có thể giới thiệu tên, họ,lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng ý nghĩa của nhân vật. 	 
B – Kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do hành động ấy đem lại. 
C – Cả A,B sai.
D – Cả A, B đúng.	
Câu 4 : Trong lời giới thiệu nhân vật bao hàm:
A – Cung cấp thông tin về nhân vật.
B – Bày tỏ thái độ khen chê.
C – Cung cấp những dữ kiện về tính cách, lý lịch có ảnh hưởng đến tiến trình về sau của truyện.
D – Cả A, B, C đúng.
Câu 5 : Trong từ nhiều nghĩa có: 
A – Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. 	 
B – Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc. 
C - Cả A – B đúng.
 D – Cả A – B sai.
Câu 6 : Từ tiếng Việt: 
A - Chỉ có một nghĩa. 	 	C - Có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
B - Có nhiều nghĩa. 	 	D - Cả 3 trường hợp trên.
Câu 7 : Cho câu: “Anh ấy rất tốt bụng”, từ “bụng” được sử dụng với:
A - Nghĩa gốc. 	 	C - Cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
B - Nghĩa chuyển. 	 	D - Cả 3 trường hợp đều chưa chính xác.
Câu 8 : Trong một từ nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển:
A - Là 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau.
B - Là 2 nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
C - Là 2 nghĩa hoàn toàn giống nhau.
D - Cả 3 trường hợp đều sai.
Câu 9 : Trong đoạn văn tự sự, câu chủ đề là:
A - Câu biểu đạt ý chính của đoạn văn.
B - Câu giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
C - Câu chủ yếu dùng để đặt tựa đề cho cả văn bản.
D - Cả 3 trường hợp trên.
Câu 10 : Cho đoạn văn sau: “Thế là Sọ Dừa đến ở nhà Phú ông. Cậu chăn bò rất giỏi. Hàng ngày Sọ Dừa lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm.” Câu chủ đề của đoạn là:
A - Câu 1. 	B - Câu 2. 	C- Câu 3.	 D - Câu 4.
Phòng GD – ĐT Việt Trì 	 Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 6
 ------------------------------- 	 Thời gian làm bài : 10 phút .
Người ra đề : Quách Bá Noãn - THCS Lý Tự Trọng & Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang.
 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi và điền dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Nhận xét nào nêu chính xác về nguồn gốc xuất thân của Thạch Sanh:
A – Từ thế giới thần linh.
B – Từ những người chịu nhiều đau khổ.
C – Từ chú bé mồ côi.
D – Từ những người đầu tranh quật khởi.
Câu 2: Nhân vật Thạch Sanh trong truyện " Thạch Sanh" thuộc kiểu nhân vật nào trong số những nhân vật sau:
A - Nhân vật bất hạnh.	C - Nhân vật thông minh.
B - Nhân vật dũng sĩ.	D - Nhân vật xấu xí.
Câu 3: Chi tiết hoang đường kỳ lạ trong truyện cổ tích có tác dụng:
A - Làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
B - Phục vụ mục đích nhất định của tác giả .
C - Thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.
D - Cả A,B,C.
Câu 4 : Chi tiết : “Tiếng đàn của Thạch Sanh” trong truyện “Thạch Sanh” có ý nghĩa:
A - Thể hiện quan niệm ước mơ về công lý, thể hiện tư tưởng yêu chuộng hoà bình của nhân dân.
B - Vũ khí cảm hoá kẻ thù.
C - Cả A,B mới đúng.
Câu 5: Chi tiết “Niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy” trong truyện “Thạch Sanh” có ý nghĩa:
A - Chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh.
B - Làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.
C - Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân.
D - Cả A,B,C.
Câu 6: Phần kết thúc truyện "Thạch Sanh " nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ?
A - Sự trừng phạt đối với tội ác của mẹ con Lý Thông.
B - Ước mơ của nhân dân về sự đổi đời.
C - Thể hiện công lý xã hội.
D - Cả A,B,C .
Câu 7: Nhân vật Thạch Sanh trong truyện " Thạch Sanh "không được miêu tả ở phương diện nào trong những phương diện sau ?
A - Tên gọi.	B - Lai lịch.	C - Chân dung.	D - Việc làm.
Câu 8 : Cho câu sau: “Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành, lớn lên”. Câu này mắc lỗi gì ?
A - Lặp từ.	C - Dùng từ sai nghĩa.
B - Lẫn lộn từ gần âm.	D - Cả 3 trường hợp trên.
Câu 9: Nghĩa của từ “Thái tử” là gì ?
A - Người đứng đầu một đất nước.
B - Con trai vua.
C - Con trai vua, người được chọn sẵn để nối ngôi vua.
D - Cả 3 trường hợp trên.
Câu 10 : Cho câu : “ Bạn Lan được đề bạt làm lớp trưởng” . Câu này mắc lỗi gì ?
A - Dùng từ sai nghĩa.	C - Lẫn lộn từ gần âm.
B - Lặp từ.	D - Cả lặp từ và lẫn lộn từ gần âm.
Phòng GD – ĐT Việt Trì 	 Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 7
 ------------------------------- 	 Thời gian làm bài : 10 phút .
Người ra đề : Quách Bá Noãn - THCS Lý Tự Trọng & Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang.
 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi và điền dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Truyện “Em bé thông minh” thuộc thể loại nào ?
A - Truyện truyền thuyết.
B - Truyện cổ dân gian.
C - Truyện cổ tích.
D - Cả 3 trường hợp trên đều chưa chính xác .
Câu 2: Nhân vật “Em bé” trong truyện “Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào?
A - Nhân vật bất hạnh. C - Nhân vật tài năng.
B - Nhân vật dũng sĩ. D - Nhân vật xấu xí.
Câu 3: Nhân vật Em bé trong truyện “Em bé thông minh”, trải qua bao nhiêu lần thử tài ?
A - Hai lần.	B - Ba lần.	C - Bốn lần.	D - Năm lần.
Câu 4: Truyện “Em bé thông minh” có ý nghĩa gì ?
A - Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian.
B - Thể hiện quan niệm của nhân dân về con người.
C - Tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
D - Cả 3 trường hợp trên.
Câu 5: Cho câu sau: “Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc” . Câu này mắc lỗi gì ?
A - Dùng từ không đúng âm.	C - Dùng từ trùng lặp.
B - Dùng từ không đúng nghĩa.	D - Cả 3 trường hợp trên.
Câu 6: Em bé trong truyện “Em bé thông minh” không được miêu tả ở phương diện nào ?
A - Ngoại hình. 	B - Lai lịch.	C - Tài năng.	D - Suy nghĩ.
Câu 7: Cho câu: “Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hoá dân tộc”.Từ “Tinh tú” dùng sai có thể thay bằng từ nào ?
A - Tinh tuý.	C - Tinh anh.
B - Tinh hoa.	D - Cả A và B.
Câu 8: Trong câu sau: “Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc”. Nghĩa của từ 
“ lỗi lạc ” là:
A - Tài giỏi, có trí tuệ.
B - Tài giỏi khác thường, vượt trội mọi người.
C - Thông minh hơn người.
D - Cả 3 trường hợp trên.
Câu 9: Trong mỗi lần thử thách, Em bé - Truyện “Em bé thông minh” đã dùng nhiều cách để giải những câu đố oái oăm? những cách giải ấy lý thú ở chỗ:
A - Bất ngờ. B - Dựa vào kiến thức đời sống. 
C - Giản dị hồn nhiên. D - Cả 3 trường hợp trên.
Câu 10 : Trong truyện “Em bé thông minh” tác giả đã dùng câu đố để thử tài nhân vật, hình thức đó có tác dụng gì ?
A - Tạo ra thử thách để bộc lộ tài năng, phong cách.
B - Tạo tình huống cho cốt truyện.
C - Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe.
D - Cả 3 trường hợp trên.
Phòng GD – ĐT Việt Trì 	 Đề kiểm tra môn Ngữ văn 6 - Tuần 8
 ------------------------------- 	 Thời gian làm bài : 10 phút .
Người ra đề : Quách Bá Noãn - THCS Lý Tự Trọng & Nguyễn Thị Hoa - THCS Văn Lang.
 Hãy lựa chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi và điền dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1 : Truyện “Cây bút thần” là truyện cổ tích :
A - Việt Nam.	C - Trung Quốc.
B - Cam pu chia.	D - Hi Lạp.
Câu 2: Nhân vật Mã Lương trong truyện " Cây bút thần" thuộc kiểu nhân vật nào?
A - Nhân vật dũng sĩ. 	B - Nhân vật tài năng kì lạ.
C - Nhân vật ngốc nghếch.	 D - Nhân vật xấu xí.
Câu 3 : Trong truyện" Cây bút thần", hình ảnh cây bút thần và những khả năng kỳ lạ của nó, có ý nghĩa như thế nào ?
A - Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương.
B - Có những khả năng kỳ diệu, chỉ trong tay Mã Lương nó mới tạo ra những vật như mong muốn.
C - Thực hiện công lý của nhân dân, ước mơ về khả năng kỳ diệu của con người.
D - Cả A, B, C .
Câu 4: Những điều gì giúp cho Mã Lương vẽ giỏi ?
A - Sự say mê, cần cù, chăm chỉ ; sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.
B - Được thần cho cây bút thần để vẽ được vật có khả 

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_VAN_6_NONG_TRANG.doc