Trường THPT Gia Lộc II ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 11 Thời gian: 90 phút I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức về Tiếng Việt: Nghĩa của câu. + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 90 phút – MÔN NGỮ VĂN 11 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Tiếng Việt Nghĩa của câu Nhận biết được các thành phần nghĩa của câu Giải thích được ý nghĩa của 2 thành phần nghĩa. Vận dụng kiến thức để làm bài tập. Số câu: 2 Tỉ lệ: 30% (20% x 10 điểm =2 điểm) 5 % x 10 điểm = 0,5 điểm) (5 % x 10 điểm = 0,5 điểm) 30% x 10 = 3,0 điểm 3. Làm văn Nghị luận văn học Kĩ năng: Phân tích đoạn thơ trong một tác phẩm văn học. Cụ thể : khổ thơ cuối trong bài “ Vội Vàng” – Xuân Diệu . Số câu: 1 Tỉ lệ: 70% (70% x10 điểm = 7,0 điểm) (70% x10 điểm = 7,0 điểm) Tổng cộng 2,0 điểm 0,5 điểm 7,5 điểm 10 điểm IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 11 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 3 điểm): Xác định 2 thành phần nghĩa của câu : “ Giá thử đêm qua không có thị thì hắn chết” Hôm nay trời đẹp nhỉ! Câu 2 (7 điểm) : Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn ; Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! ( Vội Vàng- Xuân Diệu ) Hãy phân tích đoạn thơ trên để cảm nhận một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt trước tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống . V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 11 ( B ài ki ểm tra 90 ph út) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 - Nghĩa sự việc : Đêm qua Chí phèo thoát chết nhờ Thị Nở . - Nghĩa tình thái : thể hiện ở từ Giá thử : biểu hiện khả năng tất yếu : bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí . b) - Nghĩa sự việc : Thời tiết hôm nay đẹp . - Nghĩa tình thái thể hiện ở từ nhỉ : mong muốn sự đồng tình của người đối thoại về tình trạng thời tiết hôm nay . ( 0,5 ) (1,0) (0,5) (1,0) Câu 2 Phân tích đoạn thơ sau : Ta muốn ôm ................................. Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi ! ( Vội Vàng- Xuân Diệu ) a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học. - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình. Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu. b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được một số ý sau: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trên cơ sở những hiểu biết về Xuân Diệu và bài thơ Vội Vàng, học sinh cảm nhận được nội dung và thấy rõ đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ ( hình ảnh, ngôn từ,nhịp điệu). Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau : - Khát khao cháy bỏng, giao cảm đến nồng nàn, XD đã đốt lên tình yêu cuộc sống cho con người. +) Hình ảnh tươi mới đầy sức sống : sự sống mơn mởn, mây đưa gió lượn, cánh bướm với tình yêu, cái hôn nhiều... +) Ngôn từ : ôm, riết. say, thâu, chếnh choáng, đã đầy, no nê động từ, tính từ mạnh với cấp độ tăng tiến. +) Nhịp điệu thơ được taọ nên bởi những câu thơ ngắn dì xen kẽ với nhiều điệp từ ->cuồng nhiệt, hối hả, sôi nổi, dồn dập. Hình ảnh mới mẻ, độc đáo : “ Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần +) So sánh mới lạ -> Sự say mê đến cuồng nhiệt, một trái tim căng đầy sức sống và tràn ngập tình yêu. - Khái quát : đoạn thơ thể hiện quan niệm sống mới mẻ của tác giả qua sự cách tân của thơ mới được thể hiện một cách sáng tạo và táo bạo dưới ngòi bút XD từ cảm hứng, hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu.... Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức - Giáo viên mạnh dạn cho điểm tối đa đối với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học . ( 1,0 ) ( 2,0 ) ( 0,5 ) ( 0,5 ) ( 0,5 ) ( 0,5 ) ( 1,0 ) ( 1,0 )
Tài liệu đính kèm: