Đề kiểm tra môn Ngữ văn 10 - Trường THPT Nam Sách II

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1289Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 10 - Trường THPT Nam Sách II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Ngữ văn 10 - Trường THPT Nam Sách II
 SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA 
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH II	 MÔN NGỮ VĂN 10 
 Thời gian: 90 phút 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
1.Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 10
2. Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì II. 
3. Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
+ Kiến thức về Tiếng Việt: biện pháp tu từ điệp từ
+ Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: Phân tích đoạn thơ, bài thơ.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 10
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Tiếng Việt
 Nhận biết được biện pháp tu từ điệp từ.
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp điệp từ qua một đoạn thơ cụ thể.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 30%
(15% x 10 điểm = 1,5 điểm)
(15% x 10 điểm = 1,5 điểm)
30% x 10 = 3,0 điểm
2. Làm văn
Nghị luận văn học
Kĩ năng: Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học ,cảm nhận và phân tích một đoạn thơ. Cụ thể: Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về đoạn thơ “Nỗi thương mình”và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ ấy.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
(70% x10 điểm = 7,0 điểm)
70% x10 điểm = 7,0 điểm)
Tổng cộng
1,5 điểm
1,5 điểm
7,0 điểm
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
ĐỀ KIỂM TRA 
MÔN NGỮ VĂN 10 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một màu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
 ( Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Câu 2 (7 điểm): Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du
 --------------------------------------Hết-----------------------------------
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1( 3 điểm): Học sinh trình bày được:
* Học sinh xác định được biện pháop tu từ và phân tích rõ hiệu quả tu từ của chúng trong đoạn thơ.
- Biện pháp tu từ: điệp từ (cùng, thấy, ngàn dâu)
- Hiệu quả tu từ: góp phần diễn tả cảm giác triền miên, dằng dặc của không gian, thời gian, nỗi lòng cô đơn, lẻ loi của chủ thể trữ tình trong cảnh đó.	
Cách chấm điểm
- Phát hiện đúng biện pháp tu từ cho 1,0 điểm. 
- Phân tích chính xác hiệu quả của biện pháp tu từ trong đoạn thơ cho 2 điểm( G/v linh động cho điểm ở câu này để khuyến khích, động viên học sinh)
Câu 3: (7 điểm)
Yêu cầu cần đạt:
 A/ Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học
 - Bố cục bài làm hợp lí, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả.
 B/ Yêu cầu về kiến thức:
 - Học sinh cần có những hiểu biết cơ bản về đoạn thơ “Nỗi thương mình”và nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn thơ ấy.
 - HS phải biết trình bày các nhận định, đánh giá, cảm nhận về tâm trạng của nhân vật trữ tình qua một đoạn thơ.
 Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau:
 1. “Nỗi thương mình” là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Kiều về nhân phẩm con người.
 - Tâm trạng của Kiều trước cảnh sống ô nhục ở lầu xanh (bàng hoàng, thảng thốt, đau đớn, ê chề, tủi nhục)
 - Tâm trạng, thái độ của Kiều trước cảnh sắc, thú vui ở chốn lầu xanh (xót xa, buồn thảm, chua chát, bẽ bàng,)
 2. Đặc sắc nghệ thuật: Thành công trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôn ngữ tài tình (điệp từ ngữ, cụm từ đan xen, tiểu đối, câu hỏi tu từ, điển tích)
Lưu ý: 
- HS có thể trình bày theo những cách khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình trên cơ sở yêu cầu đề
 - Khuyến khích thêm điểm cho những bài là có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo. 
BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 7 : Đáp ứng tốt các yêu cầu của đề, bố cục sáng rõ, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, cảm nhận độc đáo, sâu sắc, sáng tạo.
- Điểm 5 - 6 : Đáp ứng yêu cầu của đề, bố cục hợp lí, có năng lực cảm nhận tác phẩm văn chương nhưng lập luận chưa sắc sảo, có một số lỗi về diễn đạt
- Điểm 3 - 4: Đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của đề. Hiểu đề chưa thấu đáo, bài làm còn chung chung, diễn đạt thiếu trôi chảy. 
- Điểm 1 - 2: Chưa hiểu đề, bài làm hoặc quá sơ sài, hoặc lan man, kiến thức thiếu chắc chắn, diễn đạt hạn chế.
- Điểm 0: Không làm bài, bỏ giấy trắng
Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức
Giáo viên cần linh hoạt trong khi chấm, tránh hiện tượng đếm ý cho điểm.
 Nam Sách, ngày 27 tháng 7 năm 2011
 Tổ Văn

Tài liệu đính kèm:

  • docNam Sach II.doc