SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT HÀ BẮC ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 1O Năm học: Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Mục tiêu đề kiểm tra Nhằm thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn 10 - chương trình chuẩn Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 10 học kì II. Cụ thể, đề kiểm tra nhằm kiểm tra, đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: Thực hành về phép điệp Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận về đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ. Hình thức kiểm tra Hình thức kiểm tra: tự luận Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. Thiết lập ma trận: Ma trận đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Tiếng Việt Nhận biết được biện pháp tu từ điệp ngữ Chỉ ra tác dụng và ý nghĩa của biện pháp điệp trong đoạn thơ. 3đ 30% Số câu: 1 TL: 30% 10% x 10đ = 1đ 20% x 10đ = 2đ 2. Làm văn NLVH Chỉ ra diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích: “Dạo hiênngại chùng”(Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ - Đặng Trần Côn) Số câu: 1 TL: 70% 70% x 10đ = 7đ Tổng điểm 10% x 10đ = 1đ 20% x 10đ = 2đ 70% x 10đ = 7đ 100%x10đ = 10đ Biên soạn câu hỏi theo ma trận Sở giáo dục và đào tạo Hải Dương Trường THPT Hà Bắc Đề kiểm tra môn Ngữ Văn 10 Năm học Thời gian: 90’ phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1(3đ): Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Khi sao phong gấm rủ là Giờ sao tan tác như hoa giữa đường Mặt sao dày gió dạn sương Thân sao bướm chán ong chường bấy thân (Trích “Nỗi thương mình”- Nguyễn Du) Câu 2: (7đ): Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ sau: Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng (Trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” - Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn) -Hết- V. Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm: (Đáp án này gồm có 2 trang) Câu Ý Nội dung Điểm 1 Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ 3,0 1 Phép tu từ điệp: + Điệp từ “sao” + Điệp cấu trúc “khi sao”, “Giờ sao”, “mặt sao”, “Thân sao” 1,0 2 Tác dụng: Nhấn mạnh vào tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều khi ý thức được nỗi đau khi bị chà đạp và vùi dập trong lầu xanh 2,0 2 Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể có các cách tổ chức đoạn văn khác nhau nhưng phải đảm bảo được các thông tin cơ bản sau: 1 Giới thiệu đoạn trích và tác giả đoạn trích 0,5 2 Về mặt nội dung: -Tâm trạng cô đơn, lẻ loi: + Ngoại cảnh:bóng đèn, tiếng gà gáy, bóng hòe + Hành động lặp đi lặp lại: rủ rèm - cuốn rèm, đi đi lại lại trong hiên vắng + Cảm nhận về không gian, thời gian: sầu tự hải, khắc như niên -Tâm trạng bi kịch, tuyệt vọng: hành động gắng gượng (đốt hương, soi gương, gảy đàn) 3,0 3 Về mặt nghệ thuật: so sánh, hình ảnh đa nghĩa, từ láy, điệp 3,0 4 Khái quát chung và liên hệ với các tác phẩm khác 0,5 *Chú ý: Hướng dẫn chấm câu 3 chỉ là những điểm gợi ý. Tùy vào mức độ nắm bắt vấn đề của học sinh khi chấm cần có sự đánh giá cho phù hợp.
Tài liệu đính kèm: