Đề kiểm tra môn: Lý lớp: 8

doc 5 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1323Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn: Lý lớp: 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn: Lý lớp: 8
Phòng GD-ĐT
Việt trì
đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 8
 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ THCS lý Tự Trọng
	Lê Thị Kim Thịnh THCS Gia Cẩm
Tuần:6
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời.
Câu 1: Trường hợp nào không phải là lực ma sát trong các trường hợp lực xuất hiện sau: 
A. Khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác. B. Khi làm đế giày bị mòn.
C. Khi lò xo bị nén hay dãn.	 D. Khi các chi tiết máy cọ xát với nhau.
Câu 2: Cách nào làm giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc.	B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.
C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc.	D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc.
Câu 3: Kết luận nào đúng trong các kết luận sau:
A. Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của một vật khác.
B. Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của một vật khác.
C. Lực ma sát nghỉ giữ cho vật khụng trượt khi vật bị tỏc động của lực khác.
D. Kết luận ở A,B,C đúng.
Câu 4: Người ta đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách: Lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào lực ma sát lớn hơn?
A. Lăn vật.	B. Kéo vật.
C. A, B như nhau.	D. Không so sánh được.
Câu 5: Cho một hòn bi lăn, trượt và nằm yên trên một mặt phẳng. Lực ma sát có giá trị nhỏ nhất khi hòn bi:
A. Lăn trên mặt phẳng.	B. Trượt trên mặt phẳng.
C. Nằm trên mặt phẳng.	D. Cả A và B.
Câu 6: Chiều của lực ma sát:
 A. Cùng chiều với chiều chuyển động của vật. 
 B. Ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
 C. Có thể cùng chiều, ngược chiều với chiều chuyển động của vật.
 D. Tuỳ thuộc vào loại lực ma sát chứ không phụ thuộc vào chiều chuyển động của vật.
Câu 7*: Làm giảm lực ma sát bằng cách:
A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc giữa các vật.	B. Thêm dầu,mỡ.
C. Giảm lực ép giữa các vật lên nhau.	D. Cả A, B, C.
Câu 8*: Một chiếc xe đang chạy với vận tốc v thì tài xế đạp phanh để xe chạy chậm dần
Lực làm cho vận tốc của xe giảm là:
A. Lực ma sát trượt.	B. Lực ma sát lăn.
C. Lực ma sát nghỉ.	D. Cả A và B.
Câu 9**: Một cái tủ đứng yên được trên nền nhà vì:
A. Chịu tác dụng của các lực cân bằng.	B. Chịu tác dụng của lực ma sát nghỉ.
C. Chịu lực nâng của nền nhà.	D. Cả A, B, C.
Câu 10**: Một Ôtô chuyển động thẳng đều khi lực kéo của động cơ ôtô là 800 N ( Bỏ qua lực cản của không khí ). Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe ôtô là:
	A. Fms = 800 N.	B. Fms < 800 N.
	C. Fms > 800 N.	C. Không thể xác định.
Phòng GD-ĐT
Việt trì
đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 8
 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ THCS lý Tự Trọng
	Lê Thị Kim Thịnh THCS Gia Cẩm
Tuần:7
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1:	 áp lực là lực ép có phương . .với mặt bị ép.
A: song song	 B: vuông góc 	C: xiên góc
Câu2: Trong các trường hợp sau đây. Trường hợp nào lực ép của người lên mặt sàn là lớn nhất?
A: Người đứng cả hai chân 	B: Người đứng co một chân 
C: Người đứng cả hai chân, tay cầm quả tạ. 
Câu3: Câu phát biểu nào đúng?
A: Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực , giảm diện tích bị ép
B: Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực , giữ nguyên diện tích bị ép.
C: Muốn giảm áp suất thì phải tăng diện tích bị ép 
D: Cả A,B,C đều đúng
Câu4: Đơn vị của áp suất là:
A: N/m2 	B: Paxcan (Pa ) 	C: N/m3	D: Đáp án A,B đúng
Câu5: Công thức tính áp suất?
A: F = p.S	 B: S = F/p 	C: p = 
Câu6: Một vật có trọng lượng 30N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc của vật với mặt bàn là: 0,006m2 .tính áp suất tác dụng lên mặt bàn?
A: 5000 N/m2	 B: 50000 N/m3	C:50000 N/m2
Câu7*: Một xe tăng có trọng lượng 340 000 N . Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang . Biết diện tích tiếp xúc của các bản xích với đất là 1,5 m2.
A: P = 226 666,(6 ) N/m2	B: P = 22 666,(6 ) N/m2
C: P = 26 666,(6 ) N/m2 	D: P = 226 666,(6 ) N/m3
Câu8*: Một ôtô có trọng lượng 20 000 N, diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đường nằm ngang là 250cm2. Tính áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang ?
A: 800 000 N/m2 	
B: 800 000 N/m3 	
C: 80 000 N/m2 	
D: 8000 000 N/m2
Câu9**: Một bao gạo 60kg đặt lên một cái ghế bốn chân khối lương 4kg .Diện tích tiếp xúc của bốn chân ghế là 32cm2 . Tính áp suất của chân ghế tác dụng lên mặt đất?
A: P = 20 000 N/m2	 B: P = 2000 000 N/m2
C: P = 200 000 N/m2
Câu10**: Một người tác dụng lên sàn một áp suất 17000 N/m2 .Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2 . Hỏi khối lượng người đó là bao nhiêu?
A: 51kg	B: 51 N 	C: 510 N	 D: 510kg
Phòng GD-ĐT
Việt trì
đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 8
 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ THCS lý Tự Trọng
	Lê Thị Kim Thịnh THCS Gia Cẩm
Tuần:8
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu1: Chất lỏng đựng trong bình gây áp suất lên:
	A. Thành bình .	B. Đáy bình.
	C. Trong lòng chất lỏng.	D. Cả A, B, C
Câu 2: Công thức tính áp suất chất lỏng: 
 h 
	A. P = d . h 	B. P = 
	 d	 d
C. P = 	D. Là một công thức khác.
	 h
Câu 3: Một thùng cao 1,2 mét đựng đầy nước. áp suất của nước lên đáy thùng là: 
	A. P = 12000 Pa	B. P = 12000 N/m2 
	C. P = 1200 N/m2 	D. Cả A và B.
Câu 4: Tại sao khi lặn người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn?. 
	A. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp. B. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn.
	C. Vì khi lặn sâu, lực cản rất lớn. D. Vì áo giúp dễ dàng vận động.
Câu 5: Trên hình 1 vẽ một bình chứa chất lỏng. áp suất
	tại điểm nào là lớn nhất, nhỏ nhất? - _-_ ã M
A. Tại M lớn nhất, tại Q nhỏ nhất.	 ã N -_-_-_
B. Tại N lớn nhất, tại P nhỏ nhất.	 -_-_-_-_-_-
C. Tại Q lớn nhất, tại M nhỏ nhất.	 -_- _- ã P
D. Tại P lớn nhất, tại Q nhỏ nhất.	 -_- ã Q-_-_
	 Hình 1
Câu 6: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng 
đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một...
	A. áp lực.	B. áp suất.	C. Độ cao.
Câu 7*: Có 3 bình giống nhau, chứa đầy 3 chất lỏng khác nhau. Bình (1) đựng cồn; bình (2) đựng nước; bình (3) đựng nước muối. Gọi P1 ; P2 ; P3 là áp suất khối các chất lỏng tác dụng lên đáy bình - Ta có:
	A. P1 > P2 > P3 	B. P2 > P1 > P3 
	C. P3 > P2 > P1 	D. P2 > P3 > P1
Câu 8*: Một cốc cao 12 cm đựng đầy nước. áp suất của nước lên một điểm A cách đáy cốc 4 cm là:
A. P = 600 N/m2.	 B. P = 800 N/m2. C. P = 1000 N/m2. D. P = 1200 N/m2.
Câu 9 **: Một cục nước đá thả nổi trong một cốc nước. Khi cục nước đá tan hết thì mực nước trong bình sẽ:
	A. Tăng.	B. Giữ nguyên.
	C. Giảm.	D. Tuỳ thuộc nhiệt độ của nước.
Câu 10**: Có hai bình A và B thông nhau. Bình A đựng dầu; bình B đựng nước, tới cùng độ cao nối thông đáy bằng một ống nhỏ. Sau khi mở khoá thì:
	A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Dầu từ A chảy sang B 
	C. Nước từ B chảy sang A.	D. Có thể A hoặc B.
Phòng GD-ĐT
Việt trì
đề kiểm tra TNKQ Môn: Lý Lớp: 8
 Người ra đề: Nguyễn Thị Kim Thuỷ THCS lý Tự Trọng
	Lê Thị Kim Thịnh THCS Gia Cẩm
Tuần: 9
Em hãy chọn phương án đúng nhất và đánh dấu X vào phiếu trả lời
Câu 1: Càng lên cao áp suất khí quyển ..
A: càng tăng	 B: càng giảm 	C: không đổi
Câu 2: Câu phát biểu nào đúng?
A: áp suất khí quyển tác dụng theo mọi hướng 
B: Đơn vị đo áp suất khí quyển là : N/m
C: áp suất khí quyển bằng áp suất thuỷ ngân
Câu 3: Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là: không khí gây ra áp 
suất ....áp suất ở đáy của cột thuỷ ngân cao 76cm.
A: bằng	B: lớn hơn	C: nhỏ hơn
Câu 4: Vì sao mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển?
A: Do không khí tạo thành khí quyển chuyển động tự do 
B: Do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng
C: do không khí tạo thành khí quyển bao quanh trái đất
Câu 5 : Cầm một ống thuỷ tinh nhúng gập trong nước , rồi lấy ngón tay bịt đầu phía trên, kéo ống ra khỏi nước. Nước không chảy ra khỏi ống vì áp lực của không khí tác dụng lên miệng ống từ dưới lên ..trọng lượng của cột nước trong ống.
A: bằng	B: lớn hơn	 C: nhỏ hơn
Câu 6: áp suất khí quyển bằng 76cmHg.Tính áp suất này ra N/m2. Biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là:136000N/m3.
A:103360 N/m2	B:130360 N/m2	C: 133060 N/m2
Câu 7*: Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lõ hở nhỏ?
A: Do lỗi của nhà sản xuất
B: Để nước trà trong ấm bay hơi 
C: Để rót nước dễ dàng do có tác dụng của áp suất khí quyển.
Câu 8*:Trong thí nghiệm Tô-ri-xen-li .Giả sử không dùng thuỷ ngân mà dùng nước thì cột nước trong ống cao bao nhiêu?
A: h = 1,0336m 	B: h = 10,336m 	C: h = 103,36m
Câu 9**:Vì sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức:
P = h.d ?
A: Vì không xỏc định được trọng lượng riêng áp suất khí quyển.
B: Vì áp suất khí quyển có độ cao rất lớn.
C: Vì độ cao lớp khí quyển không xác định được chính xác, trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao.
Câu10**: áp suất khí quyển tại một điểm ở độ cao1000m so với mặt nước biển là 678 mmHg.Tính áp suất này ra N/m2? Biết trọng lượng riêng của thuỷ ngân là 136000N/m3
A: P = 92208 N/m2	B: P = 922,08 N/m2	C: P = 9220,8 N/m2
Đáp án tuần môn vật lý 8- tuần 6-9:
 câu
Tuần
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6
C
C
D
B
A
B
D
D
A
A
7
b
c
d
d
c
a
a
a
c
A
8
D
A
D
B
C
C
C
B
B
C
9
b
a
A
b
b
a
c
b
c
a

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_LY_8_LY_TU_TRONG_T610.doc