CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ KIỂM TRA MÔN CHÍNH TRỊ LỚP KTDN KHÓA 53 NAM SÁCH - THỜI GIAN 60 PHÚT ĐỀ SỐ 1 Câu 1. Theo Hồ Chí Minh, động lực quyết định nhất của CNXH là gì ? a. Khoa học kỹ thuật. b. Con người XHCN. c. Sự giúp đỡ của quốc tế d. Chính trị. Câu 2. Nhân tố nào làm cho con người tách khỏi thế giới động vật ? a. Hoạt động duy trì phát triển nòi giống. b. Lao động. c. Hoạt động tư duy phê phán. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 3. Yếu tố đầu tiên đảm bảo cho sự tồn tại của con người là gì ? a. Phát minh khoa học. b. Sáng tạo nghệ thuật. c. Lao động. d. Hoạt động chính trị -xã hội. Câu 4. Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt đầu từ phương thức sản xuất nào sau đây ? a. PTSX Công xã nguyên thuỷ. b. PTSX Chiếm hữu nô lệ. c. PTSX Phong kiến. d. PTSX Tư bản chủ nghĩa. Câu 5. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào năm nào? a. Năm 1848. b. Năm 1858 c. Năm 1868. d. Năm 1878. Câu 6. Cách mạng tháng 10 ở Nga thành công năm nào? a. Năm 1920 b. Năm 1924 c. Năm 1930 d. Năm 1917 Câu 7. Khi thực dân Pháp sang xâm lược, nước ta từ chế độ Phong kiến độc lập chuyển sang chế độ xã hội nào ? a. Thuộc địa, nửa phong kiến. b. Nửa thuộc địa, nửa phong kiến. c. Phong kiến, nửa thuộc địa. d. Thuộc địa, phong kiến. Câu 8. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin sau khi kết thúc thời kỳ quá độ, tiến lên chủ nghĩa cộng sản phải trải qua mấy giai đoạn? a. Hai giai đoạn b. Ba giai đoạn c. Bốn giai đoạn d. Năm giai đoạn Câu 9. Tác giả Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng ta là ai trong các đáp án sau đây? a. Đồng chí Trần Phú. b. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc. c. Đồng chí Châu Văn Liêm. d. Đồng chí Lê Hồng Phong. Câu 10. C.Mác và Ph.Ănghen gặp nhau và nhanh chóng nhất trí về mặt tư tưởng từ thời gian nào? a. Tháng 8/1844 b. Tháng 9/1845 c. Tháng 7/1844 d. Tháng 8/1845 Câu 11. Các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu lần lượt sụp đổ vào thời điểm nào sau đây? a. Đầu năm 1989 b. Từ cuối năm 1989 c. Tháng 12/1991 d. Tháng 12/1989 Câu 12. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự xuất hiện giai cấp là nguyên nhân gì? a. Nguyên nhân chính trị b. Nguyên nhân tôn giáo c. Nguyên nhân văn hóa. d. Nguyên nhân kinh tế Câu 13. Nêu nguyên tắc của Hồ Chí Minh trong công tác ngoại giao: a. Cứng rắn b. Mềm dẻo c. Sáng tạo. d. ‘Dĩ bất biến ứng vạn biến’. Câu 14. Tác phẩm nào đặt dấu mốc ra đời của Chủ nghĩa Mác? a. “Đấu tranh giai cấp ở Pháp”. b. Bộ “Tư bản”. c. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”. d. “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Câu 15. Trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta, hình thức sở hữu tư nhân hiện nay đang tồn tại như thế nào? a. Tồn tại đan xen với các TPKT khác. b. Tồn tại ở vị trí thống trị. c. Bị hạn chế phát triển d. Bị xóa bỏ hoàn toàn. Câu 16. Để xây dựng CNXH phải trải qua thời kỳ nào sau đây? a. Thời kỳ quá độ b. Xây dựng cơ sở vật chất c. Cải tạo xã hội cũ. d. Tất cả a,b,c Câu 17. Mâu thuẫn cơ bản của thời đại ngày nay là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Mâu thuẫn này xuất hiện ở thời điểm nào? a. Sau khi học thuyết Mác ra đời (1848). b. Sau chiến tranh thế giới thứ 2(1945). c. Từ sau cách mạng tháng mười Nga (1917). d. Từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Câu 18. Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo định hướng XHCN, các công cụ để điều tiết sự vận động đó là : a. Nhà nước điều tiết vĩ mô. b. Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. c. Các chính sách tài chính tiền tệ. d. Cả 3 đáp án a, b, c. Câu 19. Cuộc cách mạng xã hội nào được coi là mốc mở đầu thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới ? a. Cách mạng xã hội ở Trung Quốc năm 1911 b. Cách mạng xã hội ở Pháp năm 1789 c. Cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 d. Cuộc cách mạng xã hội ở Anh 1844 Câu 20. Hiện nay ở nước ta những thành phần kinh tế nào đóng vai trò nền tảng trong nền kinh tế quốc dân? a. TPKT Nhà nước và kinh tế tập thể. b. TPKT Nhà nước c. TPKT tập thể. d. TPKT tư nhân. Câu 21. Theo sự phát triển của lịch sử, Nhà nước là công cụ của giai cấp mạnh nhất, đó là: a. Giai cấp đông đảo nhất trong xã hội. b. Giai cấp thống trị về kinh tế. c. Giai cấp tiến bộ trong xã hội. d. Giai cấp trị về chính trị. Câu 22. Theo quan điểm của Đại hội Đảng VIII(1996), nền tảng của CNH- HĐH đất nước là gì? a. Bản sắc dân tộc. b. Khoa học và công nghệ. c. Giáo dục đào tạo. d. Quốc phòng và an ninh. Câu 23. Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cách mạng là gì? a. Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. b. Trung với nước, hiếu với dân c. Có tình yêu thương con người d. Tất cả đáp án trên. Câu 24. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng thành phố Sài Gòn kết thúc vào ngày, tháng, năm nào? a. Ngày 20/04/1975 b. Ngày 30/04/1975 c. Ngày 14/04/1975 d. Ngày 25/04/1975. Câu 25. Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cái gốc của người cách mạng là gì? a. Đạo đức b. Tri thức c. Tôn giáo d. Tất cả đáp án trên. Câu 26. Trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ nào là giai đoạn người tìm tòi, khảo sát để đến với chủ nghĩa Mác – Lênin? a. Từ năm 1911 đến năm 1920. b. Từ năm 1911 đến năm 1925 c. Từ năm 1911 đến năm 1930. d. Từ năm 1911 đến năm 1941 Câu 27. Theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, cốt lõi của đạo đức cách mạng là gì? a. Cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. b. Trung với nước, hiếu với dân c. Có tình yêu thương con người d. Tất cả đáp án trên. Câu 28. Con đường và phương pháp rèn luyện đạo đức của Hồ Chí Minh gồm có phương pháp nào? a. Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức b. Xây đi đôi với chống. c. Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 29. Trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, thời kỳ nào là giai đoạn người chuẩn bị chu đáo cho thành lập Đảng? a. Từ năm 1911 đến năm 1920. b. Từ năm 1911 đến năm 1925 c. Từ năm 1921 đến năm 1930. d. Từ năm 1911 đến năm 1941 Câu 30. Hiện nay ở nước ta những thành phần kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân? a. TPKT Nhà nước và kinh tế tập thể. b. Thành phần kinh tế Nhà nước c. Thành phần kinh tế tập thể. d. Thành phần kinh tế tư nhân. Câu 31. Việt Nam là thành viên bao nhiêu của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)? a. Thứ 155. b. Thứ 125. c. Thứ 150. d. Thứ 145. Câu 32. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm nào? a. Năm 1945 b. Năm 1954 c. Năm 1930 d. Năm 1975 Câu 33. Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận danh hiệu: “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa lớn” vào năm nào sau đây? a. Năm 1969. b. Năm 1987. c. Năm 1991. d. Năm 2001. Câu 34. Chế độ XHCN ở Liên Xô bị sụp đổ hoàn toàn vào năm nào? a. Năm 1898 b. Năm 1989 c. Năm 1991 d. Năm 1992 Câu 35. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trên phạm vi cả nước bắt đầu từ khi nào? a. Tháng 2/1930 b. Tháng 8/1945 c. Tháng 8/1954 d.Tháng 4/1975 Câu 36. Văn kiện Đại hội Đảng IX (2/2001) đã xác định mục tiêu của TKQĐ lên CNXH ở nước ra là gì?“Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH; dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng.........văn minh”. a. Tiến bộ. b. Bình đẳng c. Dân chủ d. Phát triển. Câu 37. Em hiểu vấn đề "bỏ qua" chế độ TBCN ở nước ta như thế nào cho đúng? a. Là "phát triển rút ngắn" và "bỏ qua" việc xác lập địa vị thống trị của QHSX TBCN. b. Là không phát triển lực lượng sản xuất. c. Là không phát triển quan hệ sản xuất. Câu 38. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là gì? a. Không còn tồn tại giai cấp. b. Từ một nền sản xuất nhỏ là phổ biến và thực hiện quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN c. Không có đáp án đúng. Câu 39. Nền dân chủ XHCN khác các nền dân chủ đã có trong lịch sử ở điểm cơ bản nào? a. Là nền dân chủ của riêng người dân lao động b. Là nền dân chủ của mọi giai cấp và mọi tầng lớp trong xã hội. c. Là nền dân chủ của một giai cấp trong xã hội Câu 40. Ba bộ phận cấu thành nên Chủ nghĩa Mác là: a. Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội không tưởng. b. Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học. c. Triết học, Kinh tế chính trị cổ điển, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Câu 41. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI(12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới ở lĩnh vực nào? a. Văn hóa b. Kinh tế c. Giáo dục d. Đối ngoại Câu 42. Ai đưa ra khẩu hiệu “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”? a. C. Mác. b. Ph. Ăngghen. c. V.I Lênin. d. Hồ Chí Minh. Câu 43. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự xuất hiện giai cấp là nguyên nhân gì? a. Chính trị b. Xã hội c. Văn hóa d. Kinh tế Câu 44. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII(1996) đề ra mục tiêu “đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” vào năm nào? a. Năm 2050. b. Năm 2015. c. Năm 2020. d. Năm 2025. Câu 45. Xét đến cùng nhân tố quyết định cho sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là: a. Năng suất lao động. b. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. c. Sức mạnh của luật pháp. d. Sự quản lý và điều hành của nhà nước Câu 46. Những nhân tố tiền đề ra đời chủ nghĩa Mác là: a. Tiền đề kinh tế - xã hội. b. Tiền đề lý luận và khoa học. c. Vai trò của C.Mác và Ph.Ănghen. d. Tất cả các đáp án trên. Câu 47. Mục tiêu hàng đầu của phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là: a. Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. b. Giải phóng LLSX, huy động mọi nguồn lực cho CNH-HĐH, cải thiện đời sống nhân dân. c. Cả đáp án a, b. Câu 48. Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cần thực hiện một trong các biện pháp nào sau đây? a. Thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa công nghệ sinh học vào sản xuất. b. Thực hiện phát triển kinh tế vùng c. Phát triển nhanh hàng hóa tiêu dùng d. Cả ba đáp án trên đều đúng. Câu 49. Hiện nay ở nước ta tồn tại những loại hình sở hữu cơ bản nào? a. Sở hữu Nhà nước, Sở hữu toàn dân và sở hữu tư nhân b. Sở hữu toàn dân, Sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân c. Sở hữu Nhà nước, Sở hữu hỗn hợp và sở hữu tư nhân Câu 50. Đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là: a. Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao, giá cả do thị trường quyết định. b. Nền kinh tế vận động theo các quy luật của kinh tế thị trường. c. Có sự điều tiết của Nhà nước. d. Cả 3 đáp án a, b, c. Hải Dương, ngày 18 tháng 1 năm 2017 TRƯỞNG KHOA Nguyễn Thị Thanh Hà Giáo viên Bùi Thị Tuyết Minh
Tài liệu đính kèm: