Đề kiểm tra khảo sát chất lượng năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 7 (thời gian: 60 phút – không kể thời gian phát đề) - Trường THCS Liêm Phong

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1353Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 7 (thời gian: 60 phút – không kể thời gian phát đề) - Trường THCS Liêm Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra khảo sát chất lượng năm học 2015 – 2016 môn Ngữ văn 7 (thời gian: 60 phút – không kể thời gian phát đề) - Trường THCS Liêm Phong
PHÒNG GD-ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 7
(Thời gian: 60 phút – không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu sau:
Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện
(Trích “Dế Mèn phưu lưu kí” – Tô Hoài)
Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa.
(Trích “Cô Tô” – Nguyễn Tuân)
 Ngoài thềm rơi cái lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Trích “Đêm Côn Sơn” – Trần Đăng Khoa)
Câu 2: (6 điểm)
Tả lại một cảnh đẹp của quê hương mà em thích nhất.
PHÒNG GD-ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
HD CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 7
Câu 1: 4 điểm.
Ý
Nội dung
Điểm
a
- Biện pháp tu từ nhân hóa “Cái chàng”
- Làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người
- Biện pháp tu từ so sánh “Dế Choắt” với “gã nghiện thuốc phiện”
- Giúp ta hình dung ra sự gầy gò ốm yếu thiếu sự sống của Dế Choắt
0,25
0,5
0,25
0,5
b
- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “giòn”
- Sự tinh sạch của cát trên đảo Cô Tô sau trận bão
0,5
0,5
c
- Biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “mỏng”
- Liên tưởng đến một hình ảnh, một dáng bay
- Biện pháp tu từ so sánh “tiếng rơi” với “rơi nghiêng”
- Thể hiện sự tĩnh lặng của đêm Côn Sơn
0,25
0,5
0,25
0,5
Câu 2: 6 điểm
Yêu cầu về kỹ năng:
HS biết cách làm bài văn miêu tả.
Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt
- Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần phải có những ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
MB
Giới thiệu đối tượng miêu tả
0.5
TB
Miêu tả theo trình tự hợp lý từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể
Miêu tả theo trình tự thời gian
Miêu tả thiên nhiên kết hợp với hoạt động của con người
5
KB
Cảm xúc về đối tượng miêu tả
0,5
Điểm 5; 6 làm bài như yêu cầu
Điểm 3; 4 thiếu 1 ý, sai 1 đến 2 lỗi chính tả
Điểm 1; 2 thiếu 2 đến 3 ý; sai từ 3-5 lỗi chính tả.
Điểm 0: không biết làm bài
PHÒNG GD-ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 8
(Thời gian: 60 phút – không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu sau:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
( Trích “Qua Đèo Ngang” – Bà Huyện Thanh Quan)
 Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục  cục tác, cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
(Trích “Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ về hiện tượng ô nhiễm môi trường ở địa phương em.
PHÒNG GD-ĐT THANH LIÊM
TRƯỜNG THCS LIÊM PHONG
HD CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN NGỮ VĂN 8
(Thời gian: 60 phút – không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (4 điểm)
Ý
Nội dung
Điểm
a
- Biện pháp tu từ đảo trật tự ngữ pháp “Lom khom”, “lác đác”
- Nhận mạnh con người có xuất hiện nhưng quá ít ỏi, thưa thớt càng làm tăng thêm sự hoang vắng, cô tịch của Đèo Ngang
0,5
1
b
 - Điệp ngữ “Nghe”
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “xao động nắng trưa”, cảm nhận bằng thị giác “bàn chân đỡ mỏi”, cảm nhận bằng xúc giác “gọi về tuổi thơ”; cảm nhận bằng tâm hồn. Tất cả đều được chuyển sang cảm nhận bằng thính giác “nghe”. 
- Nhấn mạnh tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của người chiến sỹ trên đường hành quân xa khi nghe tiếng gà trưa quen thuộc.
0,5
0,5
1,5
Câu 2: 6 điểm
Yêu cầu về kỹ năng:
HS biết cách làm bài văn nghị luận về vấn đề đời sống xã hội.
Bố cục 3 phần rõ ràng, chặt chẽ, không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Yêu cầu về nội dung:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần phải có những ý cơ bản sau:
Ý
Nội dung
Điểm
MB
Giới thiệu vấn đề nghị luận
0.5
TB
Khái niệm về môi trường
Biểu hiện của vấn đề ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Lời đề nghị, yêu cầu
0,5
1,5
1
1
1
KB
Khẳng định vấn đề
0,5
Điểm 5; 6 làm bài như yêu cầu
Điểm 3; 4 thiếu 1 ý, sai 1 đến 2 lỗi chính tả
Điểm 1; 2 thiếu 2 đến 3 ý; sai từ 3-5 lỗi chính tả.
Điểm 0: không biết làm bài

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_khao_sat_mon_ngu_van_7.doc