Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1476Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ văn 6
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài: 90 phút
 I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1,5 điểm
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ
Lặng yên bên bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng
 Trích bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
 Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục
Đọc kỹ bốn khổ thơ trên rồi trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn phương án đúng:
Câu 1. Tác giả bài thơ là ai ?
A. Tố Hữu	B. Tô Hoài	C. Minh Huệ	D. Võ Quảng
Câu 2. Bài thơ kể lại câu chuyện gì ?
A. Câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp	
B. Câu chuyện về một chuyến đi chiến dịch của anh đội viên trong thời kì kháng chiến
C. Câu chuyện trên đường đi chiến dịch của một đoàn dân công	D. Cả ba ý A, B, C
Câu 3. Hình ảnh Bác Hồ qua bốn khổ thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai ?
	A. Tác giả	B. Anh đội viên	C. Đoàn dân công	D. Cả 3 ý A, B, C
Câu 4. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ sau ?
	Người Cha mái tóc bạc
	Đốt lửa cho anh nằm
A. Ẩn dụ	 	B. Hoán dụ 	 	C. So sánh	 	D. Nhân hóa
Câu 5. Có mấy từ láy trong bốn khổ thơ trên ?
	A. Một từ	B. Hai từ	C. Ba từ	D. Bốn từ
Câu 6. Tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào trong bài thơ trên ?
A. Biểu cảm	 B. Miêu tả	 C. Kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm	D. Cả ba ý A, B, C
 II. PHẦN LÀM VĂN 8,5 điểm
Câu 1. 2,5 điểm
 Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục) đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. Đó là vấn đề gì ? Nêu suy nghĩ và trách nhiệm của em về vấn đề ấy bằng một bài văn ngắn (10 đến 12 dòng Tờ giấy thi).
Câu 2. 6,0 điểm
 Con đường từ nhà tới trường là hình ảnh thân thiết, gắn bó với em. Hãy tả lại con đường ấy vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời. 
--- HẾT ---	
Họ và tên học sinh: ....... Số báo danh: 
PHÒNG GD&ĐT
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA 
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: NGỮ VĂN 6
I. PHẦN ĐỌC HIỂU 1.5 điểm 
Gồm 6 câu: Làm đúng mỗi câu 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
B
A
D
C
II. PHẦN LÀM VĂN: 8.5 điểm
Câu
ý
Nội dung
Điểm
1
Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục) đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. Đó là vấn đề gì? Nêu suy nghĩ và trách nhiệm của em về vấn đề ấy bằng một bài văn ngắn (10 đến 12 dòng Tờ giấy thi).
2,5
Văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục) đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. 
- Đó là vấn đề: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Nêu suy nghĩ và trách nhiệm của em về vấn đề ấy bằng một bài văn ngắn (10 đến 12 dòng Tờ giấy thi).
Yêu cầu: HS viết một bài văn ngắn (15 đến 20 dòng Tờ giấy thi) nêu được suy nghĩ và trách nhiệm về bảo vệ môi trường thiên nhiên qua các ý sau:
- Thiên nhiên như một bà mẹ hiền chở che, cung cấp cho con người tất cả nhũng thứ cần thiết trong cuộc sống...
- Thời điểm nhân loại bước sang thế kỉ XXI cũng là thời điểm tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó là bối cảnh khiến cho bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trở thành một văn bản có giá trị về thiên nhiên và môi trường... 
- Mỗi công dân nói chung, mỗi học sinh nói riêng phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường – việc bảo vệ môi trường thiên nhiên là nhiệm vụ, cũng là trách nhiêm của mỗi hs chúng ta (hs có thể liên hệ với những việc cụ thể của bản thân trong việc bảo vệ môt trường tại trường, tại khu dân cư...)
Khuyến khích bài viết gắn với thực tế, có sáng tạo...
1,0
1,5
0,5
0,5
0,5
2
Con đường từ nhà tới trường là hình ảnh thân thiết, gắn bó với em. Hãy tả lại con đường ấy vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời. 
+ Yêu cầu chung: Văn miêu tả
- Miêu tả lại con đường từ nhà tới trường vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời.
- Học sinh biết vận dụng văn miêu tả cảnh (với các kĩ năng: quan sát, lựa chọn, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ...) để làm một bài văn tả cảnh quen thuộc với các em: con đường từ nhà tới trường.
- Tuỳ theo thực tế ở từng vùng quê, từng trường... học sinh lựa chọn con đường để miêu tả - khi chấm bài, giáo viên hết sức lưu ý đến thực tế này.
- Biết bố cục một bài văn miêu tả gồm 3 phần:
6,0
Mở bài: 
Giới thiệu con đường từ nhà tới trường vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời (khuyến khích sự giới thiệu sáng tạo của hs).
1,0
2
Thân bài: 
- Yêu cầu học sinh biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu đã quan sát được để miêu tả, biết miêu tả theo một trình tự hợp lí về thời gian, không gian, 
- Biết kết hợp các yếu tố so sánh, nhân hoá, tưởng tượng ... để bài văn tả cảnh thêm sinh động.
- Tả lại quang cảnh chung về con đường qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh ...
- Lựa chọn để miêu tả lại những hình ảnh tiêu biểu: hình ảnh hai bên đường (có thể là hàng cây, dòng sông, cánh đồng lúa, có thể là các ngôi nhà, hàng quán... hai bên đường),
- Kết hợp với miêu tả cảnh sinh hoạt để dựng lên hình ảnh dòng người xe trên đường ... làm cho bài văn thêm sinh động .
4,0
1,0
1,0
1,0
1,0
3
Kết bài:
- Học sinh nói lên sự gắn bó thân thiết của con đường với bản thân và tình cảm với con đường ...
1,0
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2 - PHẦN LÀM VĂN
 Điểm 5 - 6: 
 Học sinh vận dụng tốt văn miêu tả để làm bài, ngôn ngữ sáng tạo. Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả con đường. Đồng thời biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả.
 Điểm 3 - 4: 
 Học sinh biết vận dụng văn miêu tả để làm bài. Qua bài làm thể hiện: học sinh biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét kết hợp với nêu cảm nghĩ để miêu tả con đường. Đồng thời biết bố cục văn bản, diễn đạt tương đối tốt, trình bày tương đối đẹp, có thể mắc một số lỗi chính tả.
 Điểm 1 - 2: Chưa biết vận dụng văn miêu tả để làm bài, có đoạn còn lạc sang kể lể. Bố cục văn bản chưa chặt chẽ, diễn đạt, trình bày chưa khoa học, còn mắc nhiều lỗi chính tả và nhiều lỗi diễn đạt.
 Điểm 0: Bỏ giấy trắng. 
Lưu ý: 
 - Chú ý tới mức độ với hs lớp 6 (không yêu cầu cao với các em), khuyến khích sự sáng tạo của hs trong miêu tả cảnh; không cho điểm cao với những bài hs sao chép lại văn mẫu có sẵn trong các tài liệu tham khảo
 - Trong quá trình chấm bài, cần hết sức quan tâm đến kĩ năng diễn đạt và trình bày của học sinh. Coi diễn đạt và trình bày (cả nội dung & hình thức, chữ viết, chính tả . . .) là một yêu cầu rất quan trọng trong bài làm của học sinh. Khi cho điểm toàn bài, cần chú ý các yêu cầu này.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_HKII_mon_ngu_van.doc