Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2014 - 2015 môn: ngữ Văn

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1939Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2014 - 2015 môn: ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2014 - 2015 môn: ngữ Văn
PHÒNG GD-ĐT TRỰC NINH
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
 Năm học: 2014-2015
 MÔN :NGỮ VĂN
 (Thời gian làm bài: 120 phút)
PHẦN I:Trắc nghiệm (2,0 điểm)
 Hãy chọn chữ cái đứng trước phương án đúng để viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ nào trong các từ sau đây không phải là từ Hán -Việt?
 A. Thanh minh B. Giai nhân C. Tảo mộ D. Ngựa xe. 
Câu 2: Câu văn “Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” thuộc kiểu câu nào?
 A. Câu đơn hai thành phần B. Câu ghép 
 C. Câu mở rộng thành phần vị ngữ D. Câu rút gọn
Câu 3: Câu “Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp”(trích “Cây tre Việt Nam” -Thép Mới) sử dụng phép tu từ gì?
 A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C . So sánh D. Hoán dụ
Câu 4: Câu “Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc” (trích “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê) có chứa thành phần nào?
 A. Trạng ngữ B. Thành phần tình thái C. Khởi ngữ D. Thành phần cảm thán
Câu 5: Có thể thay thế từ ngữ xưng hô nào phù hợp cho từ “bà con” trong câu nói “Luôn tiện bà con lót dạ” (trích “Lặng lẽ Sa Pa” - Nguyễn Thành Long)
 A. Mọi người B. Các em C. Các anh D. Các ông
Câu 6: Câu thơ “Biển cho ta cá như lòng mẹ - Nuôi lớn đời ta tự buổi nào” (trích “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận) thuộc kiểu câu gì?
 A. Câu nghi vấn B. Câu cảm thán C. Câu trần thuật D. Câu cầu khiến
Câu 7: Nói dịu nhẹ như khen, nhưng thật ra là mỉa mai, chê trách. Điều đó được coi là gì?
A. Nói móc B. Nói mát C. Nói leo D. Nói dối. 
Câu 8: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
A. Đầu non cuối bể	 B. Đầu xuôi đuôi ngược
 C. Đầu bạc răng long	D. Đầu sóng ngọn gió
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: Cho câu văn sau:
 “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa , hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
a. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung của câu văn ? (1,0điểm)
b. Trong năm học, trường em đã phát động phong trào thi đua “Tuổi trẻ học đường học tập và làm theo lời Bác’’. Bằng một đoạn văn ngắn (trên 15 dòng tờ giấy thi), em hãy viết về việc học tập đức tính giản dị của Bác.(2,5 điểm)
Câu 2: (4,5 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 	‘‘...Từ hồi về thành phố Ngửa mặt lên nhìn mặt
quen ánh điện, cửa gương có cái gì rưng rưng
vầng trăng đi qua ngõ như là đồng là bể
như người dưng qua đường như là sông là rừng
Thình lình đèn điện tắt Trăng cứ tròn vành vạnh
phòng buyn-đinh tối om kể chi người vô tình
vội bật tung cửa sổ ánh trăng im phăng phắc
đột ngột vầng trăng tròn đủ cho ta giật mình.’’ 
 ( Nguyễn Duy, Ánh trăng, SGK Ngữ văn 9, tập một)
- Hết - 
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
 Phần I :Trắc nghiệm (2,0 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
C
A
C
A
C
B
B,C
Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm (câu 8 trả lời đủ 2 đáp án đúng mới cho 0,25 điểm, còn lại không cho điểm).
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,5điểm)
a. Câu văn trên trích trong văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh”
 Tác giả Lê Anh Trà
 Nội dung: Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa thanh cao và giản dị, thể hiện cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
b. Viết đoạn văn
- Hình thức: đảm bảo yêu cầu một đoạn văn từ 15 dòng trở lên
- Nội dung: Học sinh nêu được nội dung học tập và làm theo đức tính giản dị của Bác Hồ.
+ Thực hiện phong trào “Tuổi trẻ học đường học tập và làm theo lời Bác”, mỗi học sinh chúng ta học tập được ở con người Bác nhiều điều, đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.
+ Giải thích: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa lãng phí, không cầu kì, không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bên ngoài
+ Biểu hiện: thể hiện ở việc làm, cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử với mọi người trong mọi hoàn cảnh(dẫn chứng)
+ Lối sống giản dị giúp con người tự biết kiềm chế bản thân, vượt qua cám dỗ, hoà đồng với mọi người, sống vui vẻ và thanh thản hơnĐó là một đức tính, phẩm chất tốt mà mỗi chúng ta cần rèn luyện.(dẫn chứng)
+ Sống giản dị không phải cố sống khổ, tằn tiện hay ép mình lại so với khả năng thực tế. Đồng thời phê phán lối sống xa hoa, đua đòi của một số học sinh hiện nay.
Lưu ý : Học sinh có thể có những lí giải lập luận riêng; nếu hợp lí, thuyết phục, kĩ năng lập luận tốt vẫn cho điểm tối đa cho mỗi ý trên
0,25
0,25
0,5
0.5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
Câu 2 
(4,5điểm)
a. Mở bài
 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, giá trị của đoạn thơ.
0,25
b. Thân bài
 * Suy nghĩ đánh giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
 - Khái quát ngắn gọn nội dung hai đoạn thơ đầu của bài thơ và dẫn vào nội dung cần phân tích(4 khổ thơ theo đề bài)
 - Sau chiến tranh, người lính trở về thành phố, sống với nhiều tiện nghi vật chất hiện đại, vầng trăng đã bị quên lãng, trở thành xa lạ.
 + Tác giả dùng lối kể tự nhiên, ngắn gọn (Từ hồi về thành phố, quen) và chọn những chi tiết cụ thể mà giàu sức khái quát. “Ánh điện cửa gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ tiện nghi khép kín trong căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên. Trong không gian ấy ngỡ như không còn chỗ cho vầng trăng tình nghĩa một thời của người lính: “vầng trăng đi qua ngõ - như người dưng qua đường”. Nhà thơ đặt hai từ “tri kỉ” và “người dưng’’ trong thế đối sánh cho thấy rõ sự thay đổi của lòng người.
 - Một tình huống bất ngờ làm chuyển mạch cảm nghĩ của tác giả:
 + Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng trong sự việc bất thường “đèn điện tắt, phòng tối om” khiến vầng trăng tỏa sáng. Chính lúc này nhà thơ mới nhận ra vẻ đẹp đích thực của vầng trăng tròn mà bấy lâu nay quen với “ánh điện cửa gương” đã quên mất.
 + Cảm xúc thiết tha có phần thành kính ở tư thế lặng im: “Ngửa mặt lên nhìn mặt - có cái gì rưng rưng”. Cuộc đối thoại không lời trong khoảnh khắc ấy đã làm cho nhà thơ “rưng rưng” xúc động. Vầng trăng là hình ảnh của thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, là người bạn tri kỉ suốt thời tuổi nhỏ rồi thời chiến tranh ở rừng. Vầng trăng xuất hiện làm ùa dậy trong tâm trí con người bao kỉ niệm của những năm tháng gian lao, bao hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu: “như là đồng là bể - như là sông là rừng”.
 - Khổ cuối đoạn thơ là nơi tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang chất triết lí của tác phẩm: “Trăng cứ tròn vành vạnh” như tượng trưng quá khứ đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. “ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn - nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc đang nhắc nhở nhà thơ (và cả mỗi chúng ta): con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy bất diệt. Và cái “giật mình” thức tỉnh ở cuối bài thơ tạo thành một kết thúc mở gợi nhiều liên tưởng, suy ngẫm. “Giật mình” vì trót vô tình, “giật mình” để thức tỉnh, để không chìm vào quên lãng. Con người “giật mình” trước ánh trăng lặng lẽ là sự thức tỉnh của nhân cách trở về với lương tâm trong sạch và tốt đẹp. Qua cái giật mình của Nguyễn Duy, tác giả muốn gửi tới mọi người ở mọi thời lời nhắc nhở về lối sống thủy chung.
 * Đánh giá:
 - Nghệ thuật: 
 + Thể thơ năm chữ, giọng điệu tâm tình tự nhiên khi tha thiết khi trầm lắng suy tư như một lời tự nhắc nhở thấm thía và xúc động.
 + Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố tự sự, trữ tình và nghệ thuật xây dựng hình ảnh giàu tính biểu cảm tạo nên tính chân thực, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh với người đọc.
 - Nội dung:
 + Từ câu chuyện riêng, đoạn thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về 
thái độ tình cảm đối với những năm tháng quá khứ gian lao, nghĩa tình đối với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu.
 + Ý nghĩa đoạn thơ nằm trong mạch cảm xúc “Uống nước nhớ nguồn”, gợi lên đạo lí sống thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.
c. Kết bài
 Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ và cảm nghĩ của bản thân.
Lưu ý: 
- Học sinh có thể nhắc đến hình ảnh vầng trăng trong quá khứ qua hai khổ đầu nhưng không nên đi sâu vào phân tích hai khổ thơ này.
- Trong quá trình triển khai, học sinh có nhiều cách kết cấu bài viết khác nhau, giám khảo cần chú ý tới việc định hướng phân tích và kĩ năng của học sinh. Không đếm ý cho điểm. Ở mỗi ý, không cho điểm tối đa nếu học sinh không đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, diễn đạt. 
Nếu mắc từ 5-10 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt trừ 0,25 điểm; trên 10 lỗi trừ 0.5 điểm
Điểm của toàn bài để điểm lẻ tới 0,25 điểm
0,25
0,75
0,5
0,75
 1,0
 0,75
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_cuoi_nam.doc