Đề kiểm tra học kỳ ii môn Ngữ văn 10

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 4300Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ ii môn Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ ii môn Ngữ văn 10
 SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG	
 TẬP HUẤN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 
 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
	MÔN NGỮ VĂN 10 
 Thời gian: 90 phút 
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 10 học kì II.
- Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận.
- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức:
 + Kiến thức về Tiếng Việt: Thực hành phép tu từ điệp, đối
 + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình HKII
 + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Tự luận
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – MÔN NGỮ VĂN 10
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụngcao
Cộng
1. Tiếng Việt:
Thực hành phép tu từ điệp, đối
Nhận biết được các phép tu từ: phép điệp, đối
Vận dụng kiến thức để làm bài tập.
Biết phân tích, cảm thụ chính xác nội dung đoạn thơ
Số câu: 1
Tỉ lệ: 20%
(10% x 10 điểm = 1,0 điểm)
(5 % x 10 điểm = 0,5 điểm)
(5 % x 10 điểm = 0,5 điểm)
20% x 10 = 2,0 điểm
2. Văn học:
 Xác định những yếu tố truyền kì và tác dụng của những yếu tố đó trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ
Nêu được những yếu tố truyền kì và tác dụng của những yếu tố đó trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”
Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của những những yếu tố truyền kì và tác dụng của những yếu tố đó trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” từ đó hiểu thêm về chi tiết kì ảo trong truyền kì mạn lục
Số câu: 1
Tỉ lệ: 20%
(10% x 10 điểm=1,0điểm)
(10% x 10 điểm =1,0điểm)
20% x 10 = 2,0 điểm
3. Làm văn
Nghị luận văn học
Biết vận dụng kĩ năng nghị luận văn học: cụ thể: biết phân tích một đoạn thơ -khổ thơ đầu trong đoạn trích “Nỗi thương mình” - Truyện Kiều của Nguyễn Du
Biết kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, tổng hợp để tạo sức thuyết phục cho phần phân tích.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
(60% x10 điểm = 6,0 điểm)
(60% x10 điểm = 6,0 điểm)
Tổng cộng
2,0 điểm
1,0 điểm
7 điểm
10 điểm
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
Tr­êng THPT B×nh Giang
®Ò kiÓm tra häc k× ii - líp 10 
n¨m häc 2010-2011
m«n : ng÷ v¨n - Thêi gian lµm bµi: 90 phót
Câu 1: (2 điểm)
 Xác định và phân tích tác dụng của phép điệp, đối trong đoạn thơ sau:
	Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
	Gương gượng soi lệ lại châu chan.
	 	 Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
	 Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
	 (Trích “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn) 
Câu 2: (2 điểm):
 Xác định những yếu tố truyền kì và tác dụng của những yếu tố đó trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ
Câu 3: (6 điểm)
 Phân tích đoạn thơ sau để thấy được tình cảnh trớ trêu của Kiều và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du:
 Biết bao bướm lả ong lơi,
	Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.
	Dập dìu lá gió cành chim,
	Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh
	Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
	Giật mình mình lại thương mình xót xa.
 (Trích “Nỗi thương mình” - Truyện Kiều của Nguyễn Du)
--------------------- Hết --------------------
V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Sở GDĐT Hải Dương
§¸p ¸n- BiÓu §iÓm kiÓm tra häc kú iI
Trường THPT Bình Giang
Bộ môn: Ng÷ V¨n 10
Chương trình cơ bản – Năm học: 2010-2011
Câu 1
(2điểm)
Noäi dung
Thangđiểm
- Xác định biện pháp tu từ:
 + Phép đối: đối vị trí danh từ(Hương-gương-sắt cầm, dây uyên-phím loan). Đối động từ(đốt-soi-gẩy, đứt-chùng, kinh- ngại). Đối nhịp điệu:3/4
 + Phép điệp: Động từ “gượng”. Điệp cấu trúc 
- Tác dụng của phép điệp, đối trong đoạn thơ trên:
 +Phép đối với cách sử dụng một loạt các từ ngữ tương đồng về ý nghĩa và nhịp điệu tạo nên tính chất cân xứng về cấu trúc, làm đoạn thơ giàu chất trữ tình và đặc biệt tạo nên sự cộng hưởng ý nghĩa (nỗi nhớ nhung sầu muộn triền miên, và nỗi lo lắng chồng chất bủa vây người chinh phụ) 
 + Phép điệp: Từ “gượng” lặp lại ba lần diễn tả sự sống đang mất dần ở chinh phụ, Chinh phụ càng ngày càng héo hon, sầu thảm và rơi vào tình cảnh bế tắc. 
0,5ñ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2
2đ
C
Xác định những yếu tố truyền kì trong “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”: Thần linh (Thổ công, Đức thánh Tản Viên), ma quỷ (Diêm Vương, hồn ma tướng giặc) rồi chuyện chết đi sống lại (Tử Văn chết hai ngày rồi còn trở về; chết để nhận chức phán sự đền Tản Viên)
Tác dụng: Tạo tính hấp dẫn và ẩn chứa những triết lí sâu sắc về cuộc sống con người (Người đọc bị mê hoặc bởi bức màn kì ảo để rồi khi đọc hết, suy ngẫm về các nhân vật, tình tiết... sẽ nhận ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm).
1đ
1đ
Câu 3 (6điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học.
 - Biết cách lập luận trong bài văn nghị luận: tìm luận điểm, luận
 cứ,có phương pháp lập luận phù hợp.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận cơ bản: Phân tích, phát biểucảm nghĩ.. - Biết tạo bố cục bài văn, đoạn văn cân đối 
 - Có kĩ năng sử dụng tiếng Việt theo chuẩn chính tả, cú pháp,chuẩn ngữ nghĩa
- Diễn đạt chuẩn xác, khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo tích cực trong dđạt
b. Yêu cầu về kiến thức:HS có thể diễn đạt theo nhiều cách song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
 - Tình cảnh trớ trêu của Kiều (cuộc sống ở chốn lầu xanh):
+ Kiều trước đó đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ
 nhưng cuối cùng nàng đã mắc bẫy của Tú Bà và Sở Khanh và buộc phải tiếp khách
+ Cuộc sống lầu xanh nhìn bên ngoài rất "đông vui, tấp nập" với bướm ong lơi lả, lá gió cành chim...nhưng thực chất bên trong lại xô bồ, trác táng, trụy lạc với những cuộc say, trận cười, những hành vi lả lơi...
+ Sống trong cảnh đó, Kiều không hề vui mà ngược lại chỉ thấy tủi hổ ê chề, bẽ bàng, cay đắng...tự thương xót cho chính mình
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du (thể hiện qua 2 phương diện):
+ Chọn người kĩ nữ (Kiều) làm nhân vật chính nhưng vẫn thể hiện được tính cách của nhân vật, vẫn nói lên được sự tự ý thức, sự đau khổ, thương thân xót phận của nhân vật
+ Thái độ trân trọng, sự cảm thông của Nguyễn Du đối với Kiều, không chỉ trong đoạn trích này mà còn nhất quán trong toàn bộ tác phẩm.(thể hiện ở cách sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng)
BiÓu ®iÓm 
Điểm 6 : Đáp ứng được các yêu cầu trên, trình bày sạch đẹp, nội dung sâu sắc, cảm nghĩ chân thành, liên hệ phù hợp, sâu rộng, tư tưởng tích cực. Kết hợp tốt các thao tác
Điểm 5 : Đáp ứng các yêu cầu trên, Diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch đẹp, nội dung, tư tưởng tích cực, song phát triển ý, liên hệ chưa sâu rộng. Còn mắc một số ít lỗi nhỏ. 
Điểm 4 : Đáp ứng các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, song trình bày nội dung ở mỗi ý chưa sâu, còn mắc một vài (ít) lỗi nhỏ về chính tả, viết câu, dùng từ.
 Điểm 3 : Hiểu yêu cầu của đề có luận điểm rõ ràng, sâu sắc, song chỉ trình bày được hơn một phần hai số ý ở trên. Hoặc có đề cập các ý trên song còn sơ sài. Chưa kết hợp các thao tác trong hành văn. Còn mắc lỗi.
Điểm 2-1 : Bài viết quá sơ lược, mắc nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp. Tư tưởng không phù hợp... 
Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng 

Tài liệu đính kèm:

  • docBinh Giang - ok.doc