Đề kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí – lớp 6 Trường Thcs Lý Tự Trọng

doc 7 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1554Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí – lớp 6 Trường Thcs Lý Tự Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I – Năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí – lớp 6 Trường Thcs Lý Tự Trọng
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG 	 	 Môn: VẬT LÍ – LỚP 6
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 	 Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1.(1điểm)
a)Thế nào là GHĐ,ĐCNN của thước? 
b)Nhìn vào hình bên dưới vào cho biết : GHĐ,ĐCNN của thước ? Độ dài của miếng gỗ trong hình là bao nhiêu?
 Câu 2.(1,5điểm)
Trong các hiện tượng sau, chỉ ra vật tác dụng lực và kết quả mà lực đó gây ra cho vật bị nó tác dụng:
a)Quả bóng đang nằm yên trên sân bị cầu thủ đá bay đi.
b)Xe đạp đang chuyển động bị hãm phanh làm xe đạp chuyển động chậm lại.
Câu 3 (2điểm).
 a)Thế nào là hai lực cân bằng?
b)Một đầu lò xo xoắn được giữ cố định, đầu kia treo một quả nặng có khối lượng 300 g. Khi lò xo ổn định, có những lực nào tác dụng lên quả nặng? Cường độ các lực đó là bao nhiêu Niuton?
Câu 4 (1điểm).
a)Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng của một vật theo khối lượng và thể tích ? Cho biết ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng trong công thức đó ?
b)Nói khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 nghĩa là gì?
Câu 5 (1điểm).
Nêu tên các loại máy cơ đơn giản thường dùng? Nêu tác dụng của mặt phẳng nghiêng?Cho 1 ví dụ về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng trong thực tế?
Câu 6 (1,5điểm). 
 Một cục sắt có thể tích V = 0,002m3, khối lượng riêng D = 7800 kg/m3.
a)Tính trọng lượng riêng của sắt.
b)Tính khối lượng của cục sắt.
Câu 7( 1điểm).Một hòn gạch 2 lỗ có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn : VẬT LÍ – LỚP 6
Câu
Nội dung
Điểm
1(1đ)
a)· Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
· Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
b)GHĐ: 50cm
- ĐCNN: 2cm
Độ dài của miếng gỗ: 34cm
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
2(1,5đ)
a)Vật tác dụng lực: Chân cầu thủ
Vật chịu tác dụng lực : Qủa bóng
Kết quả tác dụng lực : Biến đổi chuyển động của quả bóng
b)Vật tác dụng lực: Phanh xe
Vật chịu tác dụng lực : Xe đạp
Kết quả tác dụng lực : Biến đổi chuyển động của xe
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
3(2đ)
a) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều
b)Các lực tác dụng lên vật nặng: 
- Trọng lượng của quả nặng
- Lực đàn hồi của lò xo
- Mỗi lực có cường độ là : 3N
1đ
0,25đ
0,25đ
0,5đ
4(1,5đ)
a) Khối lượng riêng của một chất được đo bằng khối lượng của một mét khối chất ấy.
· Công thức tính khối lượng riêng: 
Trong đó:
 D là khối lượng riêng của chất cấu tạo nên vật (Kg/m3)
 m là khối lượng của vật (kg)
V là thể tích của vật (m3)
b)Nghĩa là : 1m3 sắt có khối lượng là 7800kg.
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
5(1đ)
* Các máy cơ đơn giản thường dùng là mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
* Mặt phẳng nghiêng có tác dụng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. Mặt phẳng nghiêng càng ít so với mặt nằm ngang thì lực cần thiết để kéo hoặc đẩy vật càng nhỏ.
*Cho được ví dụ:
0,25đ
0,5đ
0,25đ
6(1,5đ)
Tóm tắt : 
V= 0,002m3
Dnước = 7800kg/m3
a) d = ?
b)m = ?
Bài giải:
Trọng lượng riêng của sắt :
d = 10.D 
 = 10.7800= 78000 N/m3
Khối lượng của cục sắt: 
 m = V.D 
 = 0,002 . 7800 = 15,6 kg 
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
7(1đ)
Tóm tắt :
m = 1,6kg
Vhòn gạch= 1200cm3
V1lỗ = 192cm3
D = ?
d = ?
Bài giải
Thể tích riêng của hòn gạch :
V = 1200 – 2.192 = 816 cm3 = 0,000816 m3
Khối lượng riêng của hòn gạch :
D = m/V = 1,6 / 0,000816 ≈1961 kg/m3
Trọng lượng riêng của hòn gạch :
d = 10.D = 10.1961 = 19610 N/m3
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
 I.PHẠM VI VÀ HÌNH THỨC RA ĐỀ
Phạm vi kiến thức :Từ tiết thứ 01 đến tiết thứ 16 theo PPCT( sau khi học xong bài :Ôn tập)
Nội dung kiến thức : Chủ đề 1 chiếm 20% ; chủ đề 2 chiếm 60% ; chủ đề 3 chiếm 20%
Hình thức ra đề : Tự luận 100%	
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÝ 6
II.TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
NỘI DUNG (Chủ đề)
TỔNG SỐ TIẾT
LÝ THUYẾT
TỈ LỆ THỰC DẠY
TRỌNG SỐ CỦA CHỦ ĐỀ
TRỌNG SỐ BÀI KIỂM TRA
LT
VD
LT
VD
LT
VD
1.Đo độ dài,đo thể tích
3
3
2,1
0,9
70
30
14
6
2.Khối lượng - Lực
9
8
5,6
3,4
62,2
37,8
37,32
22,68
3.Các máy cơ đơn giản
3
2
1,4
1,6
46,6
53,4
9,32
10,68
Tổng
15
13
9,1
5,9
178,8
121,2
60,64
39,36
III.TÍNH SỐ CÂU HỎI VÀ TRỌNG SỐ CHO CÁC CHỦ ĐỀ
Cấp độ
NỘI DUNG
(CHỦ ĐỀ)
TRỌNG SỐ
SỐ LƯỢNG CÂU (CHUẨN CẦN KIỂM TRA)
ĐIỂM SỐ
T.SỐ
TL
Cấp độ 1,2 (Lý thuyết)
1.Đo độ dài,đo thể tích
14
0,9 ≈ 0,5
0,5(1đ.3`)
0,5đ
2.Khối lượng - Lực
37,32
2,6 ≈ 3
3 (4,5đ.15`)
4,5đ
3.Các máy cơ đơn giản
9,32
0,7 ≈ 0,5 
0,5(0,5đ.3`)
0,5đ
Cấp độ 3,4 (Vận dụng)
1.Đo độ dài,đo thể tích
6
0,4 ≈ 0,5
0,5(0,5đ.4`)
0.5đ
2.Khối lượng - Lực
22,68
1,5 ≈ 2
2(3,5đ.15`)
3,5đ
3.Các máy cơ đơn giản
10,68
0,7 ≈ 0,5
0,5(0,5đ.5`)
0,5đ
Tổng
Tổng
100
7
7(10đ)
10
IV.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1.Đo độ dài,đo thể tích (3tiết)
1.Nêu được một số dụng cụ đo thể tích 
2.Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
Số câu
0,5
C1.1
0,5
C2.1
1
Số điểm
0,5
0,5
1(10%)
2.Khối lượng - Lực
 (8tiết)
3.Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm vật biến dạng hoặc biến đổi chuyển động
4.Nêu được ví dụ về vật đứng yên dưới tác dụng của hai lực cân bằng và chỉ ra được phương, chiều, độ mạnh yếu của hai lực đó.
5.Viết được công thức tính trọng lượng P = 10m, nêu được ý nghĩa và đơn vị đo P, m.
6.Vận dụng được công thức P = 10m.
7.Tra được bảng khối lượng riêng của các chất.
8.Vận dụng được công thức tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng để giải một số bài tập đơn giản
Số câu
1
C3.2
2
C4.3;C5.4
1
C6.6;C7.6
1
C8.7
5
Số điểm
1,5
3
2
1,5
8(80%)
3.Các máy cơ đơn giản (3tiết)
9.Nêu được các máy cơ đơn giản có trong vật dụng và thiết bị thông thường
10.Nêu được tác dụng của mặt phẳng nghiêng là giảm lực kéo hoặc đẩy vật và đổi hướng của lực. 
Số câu
0,5
C9.5
0,5
C10.5
1
Số điểm
0,5
0,5
1,5
1(10%)
TS.Câu
2
2,5
1,5
1
7
TS.Điểm
2,5
3,5
2,5
1,5
10(100%)
 Gíao viên ra đề
 Nguyễn Thị Kiều Duyên

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI_VAT_LI6.doc