PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TỨ KỲ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2015-2016 MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Đề này gồm 03 câu, 01 trang) Câu 1. (3,0 điểm) Cho câu thơ: Đã bấy lâu nay, bác tới nhà, (SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD, trang 104) a) Ghi lại theo trí nhớ bẩy câu tiếp theo để hoàn chỉnh một bài thơ. b) Cho biết tên bài thơ. Tác giả là ai? c) Bài thơ thuộc thể thơ gì? d) Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ. Câu 2. (2,0 điểm) Đọc kĩ bài ca dao sau: Thương thay thân phận con tằm, Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ. Thương thay lũ kiến li ti, Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi. (Những câu hát than thân, SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXBGD, trang 48) a) Tìm điệp ngữ và xác định dạng điệp ngữ trong bài ca dao trên. b) Phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trên. Câu 3. (5,0 điểm) Cảm nghĩ về mái trường thân yêu -------- Hết -------- V-DH01-HKI7-1516 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN TỨ KỲ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Năm học 2015-2016 Môn : Ngữ Văn – Lớp 7 Thời gian làm bài: 90 phút (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Vận dụng Cấp độ Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao Tổng 1. Văn học - Bạn đến chơi nhà - Ghi lại theo trí nhớ. - Nhớ tên bài thơ, tác giả, thể thơ. - Hiểu tình bạn trong bài thơ - Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình bạn Số câu : 1 Số điểm: 3 1.a 1.b 1.c 0,75 0,5 0,25 1.d 0,75 1.d 0,75 3,0đ 2. Tiếng Việt - Phép điệp ngữ - Nhận biết điệp ngữ và dạng điệp ngữ - Hiểu tác dụng của điệp ngữ - Viết đoạn văn phân tích đúng tác dụng của điệp ngữ trong bài ca dao Số câu : 1 Số điểm: 2 2.a 0,75 2.b 0,5 2.b 0,75 2,0đ 3. Tập làm văn - Tạo lập văn bản biểu cảm - Viết bài văn biểu cảm có bố cục rõ ràng; nội dung biểu cảm hợp lí... - Bài văn biểu cảm chân thành, diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc... Số câu : 1 Điểm : 5,0 3 2,0 3 3,0 5,0đ Tổng Tỉ lệ 2,25 22,5% 1,25 12,5% 3,5 35% 3,0 30% 10 100% V-DH01-HKI7-1516 II. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1 (3,0đ) a) - Ghi theo trí nhớ chính xác 7 câu tiếp theo (Chép sai 1-3 lỗi: trừ 0,25 điểm) b) - Bài thơ: Bạn đến chơi nhà - Tác giả: Nguyễn Khuyến c) - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật d) Hs viết một đoạn văn ngắn (3-5 câu). Những ý cần có: + “Bạn đến chơi nhà” là một trong những bài thơ hay nhất viết về tình bạn. + Bài thơ đã bộc lộ một tình bạn chân thành, thắm thiết, đậm đà trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mộc mạc nhưng vẫn tràn ngập niềm vui dân dã + Bài thơ có ý nghĩa như một lời nhắc nhở mỗi người cần xây dựng tình bạn trong sáng * Mức tối đa: Trả lời rõ ba ý trên hoặc có cách diễn đạt khác (1,25-1,5đ) * Mức chưa tối đa: + Trả lời có ý nhưng chưa đầy đủ (0,75-1,0đ) + Trả lời được 30% yêu cầu (0,5đ) * Mức không đạt: Trả lời sai, không làm được (0đ) 0,75đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1,0đ 0,25đ Câu 2 (2,0đ) a) - Điệp ngữ: + Thương thay + Kiếm ăn được mấy - Dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng b) Hs viết đoạn văn phân tích ngắn gọn tác dụng diễn đạt của phép điệp ngữ. Những ý cần có: - Điệp ngữ “thương thay”, “kiếm ăn được mấy” nhấn mạnh: + Niềm cảm thương cho thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực “Thương thay thân phận con tằm.tơ”. + Thương cảm cho nỗi khổ chung của những thân phận nhỏ nhoi suốt đời ngược xuôi vất vả làm lụng mà vẫn nghèo khó “Thương thay lũ kiếnmồi”. + Sự lặp lại đã tô đậm niềm thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng nhiều bề của người dân thường đồng thời có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau * Mức tối đa: Trả lời đảm bảo tốt các ý cơ bản trên hoặc có cách diễn đạt khác (1,0-1,25đ) * Mức chưa tối đa: Trả lời có ý nhưng chưa đầy đủ (0,5- 0,75đ) * Mức không đạt: Trả lời sai, không làm được (0đ) 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 1. Yêu cầu chung - Kiểu bài: văn biểu cảm - biểu cảm về mái trường thân yêu. Câu 3 (5,0đ) - Bài viết phải có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, lời văn giàu cảm xúc, câu văn đúng ngữ pháp... 2. Yêu cầu cụ thể * Bài viết có thể phát biểu cảm nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau : a) Mở bài - Giới thiệu về ngôi trường và tình cảm của em với ngôi trường (đã học hoặc đang học) b) Thân bài - Biểu cảm kết hợp với miêu tả những nét tiêu biểu về ngôi trường. - Những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu: + Kỉ niệm với bạn bè + Kỉ niệm với thầy cô - Tình cảm gắn bó của mình với ngôi trường: được học tập, vui chơi, niềm vui, nỗi buồn c) Kết bài - Cảm xúc sâu sắc của mình đối với ngôi trường: tình cảm, hứa hẹn, mong ước 3. Chấm điểm - Mức tối đa: Đảm bảo tốt các yêu cầu về nội dung và hình thức của bài văn. - Mức chưa tối đa: + Đạt được cơ bản các yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, chính tả + Đạt được cơ bản yêu cầu nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu + Đạt được yêu cầu nhưng mắc nhiều lỗi dùng từ, diễn đạt chưa lưu loát, thiếu cảm xúc chân thành - Mức không đạt: Lạc đề, không làm bài * Lưu ý: Giáo viên cần căn cứ vào tổng thể bài làm của học sinh để cho điểm, khuyến khích bài viết có cách diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc 4,5-5,0 3,5<4,5 2,5<3,5 1,0<2,5 0
Tài liệu đính kèm: