Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn Công nghệ lớp 9

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn Công nghệ lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2015 - 2016 môn Công nghệ lớp 9
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn công nghệ lớp 9 năm học 2015 - 2016
Mạch kiến thức
	Cấp độ nhận thức	
Tổng cộng
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Giới thiệu nghề điện dân dụng
Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà.
Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện.
(Số tiết 3t)
- Biết các thông tin cơ bản và biện pháp an toàn lao động của nghề điện dân dụng.
- Biết cách sử dụng các vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện.
- Biết 1 số dụng cụ cơ khí và công dụng của nó trong việc lắp đặt mạng điện.
- Hiểu công dụng, phân loại và ký hiệu của một số loại đồng hồ đo điện .
Số câu
2c
1c
3c
Số điểm
3,0đ
2,0đ
5,0đ
TH: Sử dụng đồng hồ đo điện.
(Số tiết 3t)
- Biết các kí hiệu; đại lượng đo và thang đo của đồng hồ.
- Biết cách đo điện trở của một số đồ dùng điện.
- Biết sử dụng công tơ điện.
- Biết tính điện năng tiêu thu bằng công tơ điện.
- Hiểu cấu tạo và cách sử dụng đồng hồ đo điện.
-Hiểu các nguyên tắc khi đo điện trở.
- Đo được điện trở bằng động hồ vạn năng.
- Tính được điện năng tiêu thu bằng công tơ điện.
Số câu
Số điểm
TH: Nối dây dẫn điện.
(Số tiết 3t)
- Biết được các loại mối nối và qui trình nối dây dẫn điện.
- An toàn khi thực hành.
- Hiểu các thao tác nối dây dẫn điện.
- Hiểu được các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện.
- Nối được các loại mối nối dây dẫn điện, hàn và cách điện mối nối dây dẫn điện.
Số câu
1c
1c
2c
Số điểm
0,75đ
1,25đ
2,0đ
TH: Lắp mạch điện bảng điện.
TH: Lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang.
(Số tiết 6t)
- Biết vai trò của các bảng điện.
- Biết các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện.
- Hiểu nguyên lý hoạt động của mạch điện bảng điện và mạch điện đèn ống huỳnh quang
- Vẽ được sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện đơn giản
- Lắp và vận hành được mạch điện đúng yêu cầu
Số câu
1c
1c
2c
Số điểm
1,0đ
2,0đ
3,0đ
Tổng số câu
4c
2c
1c
7c
Tổng số điểm
4,75đ
3,25đ
2,0đ
10,0đ
Tỉ lệ (%)
47,5 %
32,5 %
20%
100%
Phòng GD&ĐT Bình Sơn
Trường THCS Bình châu
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC : 2015-2016
Môn công nghệ lớp 9
( Thời gian làm bài 45 phút)
Câu 1: ( 3 điểm )
a) Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là gì? Nêu các yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?
b) Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý những vấn đề gì? 
Câu 2: ( 2 điểm )
Có những loại mối nối dây dẫn điện nào? Một mối nối dây dẫn điện tốt cần đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật gì?	
Câu 3: ( 2 điểm )	
Nêu công dụng, phân loại và kí hiệu của các loại đồng hồ đo điện? 
Câu 4: ( 3 điểm ) 
a) Nêu các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện? 
b) Cho mạch điện gồm một cầu chì bảo vệ một công tắc hai cực điều khiển một bóng đèn sợi đốt. Hãy vẽ sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt của mạch điện? 
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 9 
NĂM HỌC 2015-2016.
Câu 1: ( 3 điểm )
a) * Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng là: 
- Nguồn điện có điện áp thấp dưới 380V.	( 0,25 điểm )
- Các thiết bị và đồ dùng điện.	( 0,25 điểm )
- Vật liệu và các dụng cụ lao động của nghề.	( 0,25 điểm )
 * Các yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động:	
- Về kiến thức: học hết cấp THCS.	( 0,25 điểm )
- Về kỹ năng: Biết đo lường, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa, lắp đặt các TBĐ và mạng điện.	( 0.5 điểm )
- Về thái độ: Phải yêu nghề, làm việc khoa học, an toàn, kiên trì, cẩn thận.	( 0.5 điểm )
- Về sức khoẻ: không mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, thấp khớp.	( 0,25 điểm )
b) Khi sử dụng dây dẫn điện cần chú ý: 
 + Chọn dây theo đúng bản thiết kế.	( 0,25 điểm )
 + Khi sử dụng phải thường xuyên kiểm tra độ an toàn của vỏ cách điện.	( 0,25 điểm )
 + Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài.	( 0,25 điểm )
Câu 2: ( 2 điểm )
* Các loại mối nối dây dẫn điện:
- Mối nối nối tiếp (nối dây theo đường thẳng).	( 0,25 điểm )
- Mối phân nhánh (nối rẽ).	( 0,25 điểm )
- Mối nối dùng phụ kiện (nối dây trong hộp nối dây).	( 0,25 điểm )
 * Các yêu cầu kĩ thuật của mối nối dây dẫn điện:
- Dẫn điện tốt: Điện trở mối nối nhỏ để dòng điện truyền qua dễ dàng. Muốn vậy, các mặt tiếp xúc phải sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn và mối nối phải chặt.	( 0,5 điểm )
- Có độ bền cơ học cao: Phải chịu được sức kéo, cắt và sự rung chuyển.	( 0,25 điểm )
- An toàn điện: Mối nối được cách điện tốt, mối nối không sắc để tránh làm thủng lớp băng cách điện.	( 0,25 điểm )
- Đảm bảo về mặt mĩ thuật: Mối nối phải gọn và đẹp.	( 0,25 điểm )
Câu 3: ( 2 điểm )	
 *Công dụng của đồng hồ đo điện:
Đồng hồ đo điện dùng để đo các đại lượng điện kiểm tra tình trạng làm việc của các thiết bị điện, đồng thời giúp ta phán đoán được các nguyên nhân hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của đồ dùng điện và mạch điện.	( 0,5 điểm )
* Phân loại và kí hiệu đồng hồ đo điện: Dựa vào các đại lượng cần đo, đồng hồ đo điện được phân loại như sau:	( 1,5 điểm )
Tên gọi
Đại lượng cần đo
Kí hiệu
Ampe kế
Cường độ dòng điện trong mạch
A
Vôn kế
Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện
V
Oat kế
Công suất mạch điện
W
Ôm kế
Điện trở mạch điện
Ω
Công tơ điện
Điện năng tiêu thụ
KWH
Đồng hồ vạn năng 
Cường độ dòng điện - Hiệu điện thế - Điện trở 
(A-V-Ω)
(Nêu đúng mỗi loại đồng hồ 0,25 điểm)
Câu 4: ( 3 điểm ) 
a) Các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện:	
- Vẽ 2 đường dây nguồn 	( 0,25 điểm )
- Xác định vị trí đặt bảng điện và bóng đèn	( 0,25 điểm )
- Xác định vị trí các thiết bị điện trên bảng điện	( 0,25 điểm )
- Vẽ đường dây dẫn dựa theo sơ đồ nguyên lí.	( 0,25 điểm )
b) Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện:
	* Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch điện:	( 0,75 điểm )
O
A
	* Vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện theo 4 bước: 	( 1,25 điểm )
(bước 1, 2, 3 mỗi bước vẽ đúng 0,25 điểm; bước 4 vẽ đúng 0,5 điểm)
O
A

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KT_HK1_nam_hoc_20152016_mon_Cong_nghe_9.doc