PHÒNG GD & ĐT TAM ĐẢO TRƯỜNG THCS BỒ LÝ ---------------- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2013-2014 Môn: Vật Lý 9 Thời gian làm bài: 45 phút ( không tính thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ THI HKI VẬT LÝ 9 Nội dung Tổng số tiết Tiết LT Chỉ số Trọng số Số câu Điểm số LT VD LT VD LT VD LT VD Chủ đề 1: ĐL Ôm, điện trở của dây dẫn 3 2 1 2 3,33 6,66 1 1 0,5 0,5 Chủ đề 2: Đoạn mạch nối tiếp và song song 3 2 1 2 3,33 6,66 1 1 0,5 0,5 Chủ đề 3: Công thức điện trở - Biến trở 5 4 2 3 6,66 10 1 2 0,5 1 Chủ đề 4: Công, công suất 5 2 1 4 3,33 13,3 1 3 0,5 1,5 Chủ đề 5: Định luật Jun Lenxo, tác dụng nhiệt của dòng điện. 3 1 0,5 2,5 1,67 8,32 0 2 0 1 Chủ đề 7: An toàn khi sử dụng điện. 1 1 0,5 0,5 1,67 1,67 1 0 0,5 0 Chủ đề 8: Nam châm – từ trường 4 4 2 2 6.66 6,66 1 1 0,5 0,5 Chủ đề 9: Sự nhiễm từ của sắt, thép; ứng dụng của NC 3 2 1 2 3,33 6,66 1 1 0,5 0,5 Chủ đề 10: Lực điện từ, động cơ điện 1 chiều 3 2 1 2 3,33 6,66 1 1 0,5 0,5 Tổng 30 20 10 20 33,31 66,69 8 12 4 6 PHÒNG GD & ĐT TAM ĐẢO TRƯỜNG THCS BỒ LÝ ---------------- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2013-2014 Môn: Vật Lý 9 Thời gian làm bài: 45 phút ( không tính thời gian giao đề) ( Đề này gồm 02 trang) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau ( từ câu 1 đến câu 8): Câu 1. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn giảm đi 5 lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó: A. Tăng 10 lần B. Giảm 10 lần C. Giảm 5 lần D. Tăng 5 lần Câu 2. Cho hai điện trở R1 = R2 = 20 mắc vào hai điểm A và B. Điện trở tương đương của đoạn mạch AB khi R1 mắc song song R2 là: A. 10 B. 20 C. 30 D. 40 Câu 3. Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở, đại lượng nào sau đây sẽ thay đổi: A. Tiết diện dây dẫn của biến trở B. Điện trở suất của chất làm biến trở C. Chiều dài dây dẫn của biến trở D. Nhiệt độ của biến trở Câu 4. Một bóng đèn ghi: 3V - 6W. Điện trở của bóng đèn có giá trị nào dưới đây: A. R = 0,5 B. R = 1 C. R = 1,5 D. R = 2 Câu 5. Theo qui tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ: A. Chiều dòng điện chạy qua dây dẫn B. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm C. Chiều từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Câu 6. Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng: A. Làm cho nam châm được chắc chắn B. Làm tăng từ trường của ống dây C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn D. Không có tác dụng gì Câu 7. Khi sửa chữa điện trong nhà, để bảo đảm an toàn ta phải: A. Ngắt cầu dao điện B. Mang dép nhựa hoặc đứng trên ghế gỗ khô và giữ cơ thể khô ráo C. Sử dụng các dụng cụ sửa chữa điện phải có chuôi cách điện. D. Thực hiện cả A, B, C Câu 8. Thanh nam châm thẳng hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào? A. Hai đầu cực B. Chính giữa thanh nam châm. C. Gần hai đầu cực D. Tại bất kì điểm nào PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm) Å F I Câu 9(1,5điểm). - Nêu điều kiện để có lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện? - Áp dụng: Hãy xác định tên từ cực của nam châm trong hình vẽ bên. Cho biết kí hiệuchỉ dòng điện có phương vuông góc với mặt phẳng trang giấy và có chiều đi từ phía trước ra phía sau của trang giấy. Câu 10(3,0 điểm). Một bóng đèn có ghi 110V- 25W được mắc nối tiếp với một biến trở vào hiệu điện thế 220V. a. Tính điện trở và cường độ dòng điện qua bóng đèn khi bóng đèn sáng bình thường. b. Để đèn sáng bình thường thì biến trở phải có giá trị bao nhiêu? c. Tính điện năng mà bóng đèn tiêu thụ trong một tháng (30 ngày). Biết mỗi ngày dùng trung bình 4 giờ và bóng được sử dụng với hiệu điện thế đúng bằng hiệu điện thế định mức. Câu 11(1,5 điểm). Một ấm điện có điện trở 100 được mắc vào một mạng điện có hiệu điện thế 220V để đun một ấm nước. Tính nhiệt lượng ấm nhận được sau 20 phút. Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2013- 2014 Môn: Vật Lý Lớp 9 PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A C C D B D A Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu Nội dung Điểm 9 ( 1,5đ) + Điều kiện: - Dây dẫn đặt trong từ trường I Ä - Không song song với đường sức từ N S + Vận dụng: 0,5đ 0,5đ 0,5đ 10 ( 3,0đ) Tóm tắt: Cho mạch điện: Rđ nối tiếp Rb , trong đó: Uđm= 110V; Pđm= 25W U= 220V Hỏi: a. Rbđ=? I=? b. Rb=? c. A=? trong t= 4.30= 120 (h) Lời giải: a. Điện trở của bóng đèn là: Rbđ = =( ) Để đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện qua bóng đèn: I = 0,23 ( A) b. Do mạch mắc nối tiếp nên cường độ dòng điện qua biến trở cũng có độ lớn là: I= (A) Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở: Ub= U - Uđm= 220- 110 =110 (V) Do đó: Rb = 484() c. Điện năng bóng đèn tiêu thụ là: (Pđm = 25W = 0,025kW) A = . t = 0,025.120 = 3 ( kWh) 0,5đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 11 ( 1,5đ) Tóm tắt: Một ấm điện có: R = 100 U = 220V t = 20 phút = 1200 s Hỏi: Q=? Lời giải: Nhiệt lượng ấm nhận được sau 20 phút là: Q= I2.R.t =.R.t = ( J)= 580,8 ( kJ) 0,5đ 0,5đ 0,5đ Chú ý: Nếu học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: