Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý 11 cơ bản năm học 2014 - 2015 thời gian: 45 phút

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý 11 cơ bản năm học 2014 - 2015 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn vật lý 11 cơ bản năm học 2014 - 2015 thời gian: 45 phút
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
 TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG	 MÔN VẬT LÝ 11 CƠ BẢN
 NĂM HỌC 2014 -2015	 	THỜI GIAN: 45 PHÚT
LÝ THUYẾT (4đ)	
Câu 1: (1đ) Điện dung của tụ điện là gì? Công thức.
Câu 2: (1đ) Phát biểu nội dung định luật Jun – Lenxơ.Viết công thức.
Câu 3: (1đ) Trình bày định luật I, định luật II Fa-ra-day.
Câu 4: (1đ) Trình bày bản chất dòng điện trong chất bán dẫn?
BÀI TẬP (6đ)
Câu 1: (1đ) Cho hai điện tích điểm và đặt tại hai điểm A và B cách nhau 160 cm trong không khí (e =1). Xác định cường độ điện trường tổng hợp do gây ra tại M là trung điểm AB. 
Câu 2: (1đ) Người ta muốn mạ một lớp bạc dày d=5µm cho một vật có diện tích S bằng phương pháp điện phân. Cường độ dòng điện qua bình là 0,3A và thời gian mạ là 25 phút. Hỏi diện tích S của vật cần mạ. Cho biết Ag có khối lượng riêng là 10490kg/m3; khối lượng mol A=108g/mol; hoá trị n=1.
Câu 3: (1đ) Một bóng đèn 220V -100W khi sáng bình thường thì nhiệt độ của dây tóc đèn là 20000C. Xác định điện trở của đèn khi thắp sáng và khi không thắp sáng, biết rằng nhiệt độ của môi trường là 200C và dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram. (Biết a = 4,5.10-3 K-1 )
Câu 4: (3đ) Cho mạch điện như hình vẽ: bộ nguồn gồm 5 pin giống nhau mắc nối, mỗi pin có E0=1V, r0=0,4W. Đèn Đ (3V ;1,5W) ; R1= 3W. R2 là một biến trở.
Khi R2 = 3W Tính cường độ dòng điện mạch chính. Đèn sáng như thế nào?
Tìm điện năng tiêu thụ mạch ngoài trong 30p.
Thay đổi biến trở đến giá trị bao nhiêu để đèn sáng bình thường
HẾT
LÝ THUYẾT (4đ)
Câu 1: (1đ) 
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ của nó.	(0,5điểm)
Công thức: C =Q/U	(0,5điểm)
Câu 2: (1đ) Nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và với thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó. 	(0,5điểm)
Công thức:	Q = R.I2.t	(0,5điểm)
Câu 3: (1đ) 
Định luật I Fa-ra-day:
Khối lượng vật chất được giải phóng ở điện cực của bình điện phântỉ lệ thuận với điện lượng chuyển qua bình đó. m =k.q	(0,5điểm)
Định luật II Fa-ra-day:
Đương lượng điện hóa k của một nguyên tốtỉ lệ với đương lượng gam A/n của nguyên tố đó. Hệ số tỉ lệ 1/F , trong đó F gọi là số Fa-ra-day.	(0,5điểm)
 k = 1/F . A/n
Câu 4: (1đ) Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do và lỗ trống dưới tác dụng của điện trường.	(1điểm)
BÀI TẬP (6đ)
Câu 1: (1đ) 
- Vẽ hình.	(0,25điểm)	
- Cường độ điện trường do gây ra tại M:
	+ 	(0,25điểm)
	+	(0,25điểm)
- Cường độ điện trường tổng hợp tại M: 
Vì nên 	(0,25điểm)
Câu 2: (1đ)
Khối lượng bạc được mạ: m = 0,5036 g = 0,5036.10-3 kg	(0,5 điểm)
Diện tích bề mặt : m = D.V = D.S.d à S = 9,6.10-3 m2 = 96 cm2	(0,5 điểm)
Câu 3: (1đ) Điện trở bóng đèn khi sáng bình thường R = 484 W.	(0,5 điểm)
 Khi không sáng, điện trở bóng đèn là 48,8 W	(0,5 điểm)
Câu 4: (3đ) 
Khi R2 = 3W :
Eb = 5 V, rb =2W	(0,5 điểm)
Rtd = 7,2 W	(0,25 điểm)
Cường độ dòng điện mạch chính: I » 0,54 A	(0,25 điểm)
Đèn sáng hơn bình thường, dễ cháy.	(0,5 điểm)
Điện năng tiêu thụ mạch ngoài trong 30p.
A = UIt »3780 J	(0,5 điểm)
Thay đổi biến trở để đèn sáng bình thường. 
Để đèn sáng bình thường I = Iđm = 0,5 A
HS có thể giải các cách khác nhau để ra đáp số R2 = 6 W 	(1điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docLy 11.doc