Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Văn 10 năm học: 2010 - 2011

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 3220Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Văn 10 năm học: 2010 - 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I – Môn Văn 10 năm học: 2010 - 2011
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN VĂN 10
Năm học : 2010-2011
I/ Lý thuyết : (4đ)
Câu 1: Cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tỏ lòng ” của Phạm Ngũ Lão( 2đ)
Câu 2: Tìm và phân tích cơ chế các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau: ( 2đ)
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.
	( Mẹ Suốt - Tố Hữu ) 
b.Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu 
Đợi gió đông về để lả lơi. 
	( Bẽn lẽn – Hàn Mặc Tử )
II/ Làm văn : (6đ)
	Nhập vai Mị Châu kể lại chuyện Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần sau đó đánh tráo dẫn đến cảnh mất nước và cái chết của Mị Châu.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – MÔN VĂN 10
Năm học : 2008-2009
I/ Lý thuyết : (4đ)
Câu 1: Cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tỏ lòng ” của Phạm Ngũ Lão( 2đ)
Câu 2: Tìm và phân tích cơ chế các phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau: ( 2đ)
Một tay lái chiếc đò ngang
Bến sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày.
	( Mẹ Suốt - Tố Hữu ) 
b.Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu 
Đợi gió đông về để lả lơi. 
	( Bẽn lẽn – Hàn Mặc Tử )
II/ Làm văn : (6đ)
	Nhập vai Mị Châu kể lại chuyện Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần sau đó đánh tráo dẫn đến cảnh mất nước và cái chết của Mị Châu.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ Lý thuyết : (4điểm)
Câu 1: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ” Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão( 2đ) 
“Thi dĩ ngôn chí”- làm thơ để nói đến cái chí, thể hiện chí làm trai của Phạm Ngũ Lão. Vẻ đẹp của con người thời Trần muốn đóng góp thật nhiều cho đất nước. Chí khí làm trai gắn với lí tưởng trung quân ái quốc.
Câu 2: 
( 1đ)
Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.
Cơ chế : “Một tay” (B) -> hình ảnh mẹ Suốt(A).
Giá trị tu từ : 
+ Nhận thức : Sự cảm phục của nhà thơ trước việc làm cao cả của mẹ Suốt.
+ Thẩm mỹ: Lấy một bộ phận của cơ thể “Một tay” để chỉ một con người. Hình ảnh mẹ Suốt - Một người mẹ kiên cường, sẵn sàng “lái chiếc đò ngang” ngày đêm để đưa cán bộ cách mạng qua sông. Đó là hình ảnh của một người phụ nữ Việt Nam anh hùng.
( 1đ)
Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
Cơ chế: ( B ) hình ảnh “trăng”, biết “nằm”, biết “đợi”thể hiện hành động, tâm trạng như con người -> (A) mối quan hệ gắn bó nhớ nhung của những người đang yêu.
Nhận thức: mượn hình ảnh để diễn tả tâm trạng của người đang yêu.
Thẩm mĩ: hình ảnh thi vị của trăng gắn liền tâm hồn mộng mơ của thi sĩ.
II/ Làm văn : (7điểm)
Bài viết cần đảm bảo những yêu cầu sau: 
Nội dung: Kể chuyện Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần dẫn đến cảnh mất nước và cái chết của Mỵ Châu.
Kể ở ngôi thứ nhất: xưng tôi.
Dẫn dắt theo nhiều cách nhưng phải mạch lạc.
+ Nói rõ vì sao câu chuyện xảy ra: nhẹ dạ, cả tin
+ Nêu ngắn gọn nội dung câu chuyện, đảm bảo mạch truyện; có sáng tạo đôi chút so với nguyên bản tạo sự lôi cuốn hấp dẫn
+ Kết qủa ( hậu quả ) xảy ra.
+ Suy nghĩ của bản thân và bài học rút ra không gượng ép, phải tự nhiên, sâu sắc. Có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm lồng ghép vào truyện kể. 
Hình thức : 
Bố cục viết rõ ràng
Lập luận chặt chẽ, lí luận sắc sảo.
Nắm được đặc điểm văn tự sự và ngôn ngữ hội thoại.
Ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt
Biểu điểm : 
Điểm 5- 6: đủ ý, viết sâu sắc, có cảm xúc, mạch lạc, có sáng tạo, sai 1-2 lỗi chính tả.
Điểm 3-4 : đủ ý mạch lạc, có cảm xúc nhưng chưa sâu, có sáng tạo, sai 2-3 lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
Điểm 1-2: Thiếu ý chính, chưa sâu sắc, văn khô thiếu sáng tạo, lủng củng, sai nhiều lỗi chính tả.
Điểm 0 : Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – VĂN 10
Năm học : 2008-2009
A/ PHẦN VĂN HỌC 
I/ Văn học dân gian : 
Nắm vững nội dung, tình tiết truyện, cử chỉ hành động, diễn biến tâm trạng của nhân vật được thể hiện trong các đoạn, các truyện sau:
Chiến thắng Mtao – Mxây ( trích Đăm Săn- sử thi Tây nguyên) 
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.
Uylitxơ trở về ( trích Ôđixê - sử thi Hy lạp).
Rama buộc tội ( trích Ramayana - sử thi Ấn Độ ).
Truyện Tấm Cám. 
Nắm vững nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao, truyện cười sau: 
Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
Ca dao hài hước.
Truyện cười: Tam đại con gà.
 Nhưng nó phải bằng hai mày.
Đoạn trích “lời tiễn dặn”( trích tiễn dặc người yêu).
II/ Văn học viết : 
Văn học Việt Nam : 
+ Nắm vững nội dung, nghệ thuật, cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm văn học sau:
Tỏ lòng ( Phạm Ngũ Lão)
Độc Tiểu Thanh Kí ( Nguyễn Du )
Vận nước ( Quốc Tộ ) 
Nhàn ( Nguyễn Bỉnh Khiêm )
Văn học nước ngoài: 
+ Nắm tư tưởng chủ đề, nội dung của bài thơ sau :
Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quãng Lăng
B/ TIẾNG VIỆT: 
Biết cách vận dụng lý thuyết đã học để làm bài tập các dạng : 
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ
C/ LÀM VĂN : 
Kiểu bài nghị luận: viết một bài văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi -Dap an HKI 10-moi.doc