Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Hòa Hưng 3 (Có đáp án)

doc 12 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 19/07/2022 Lượt xem 154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Hòa Hưng 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3 - Năm học 2014-2015 - Trường TH Hòa Hưng 3 (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT H. GIỒNG RIỀNG
ĐỀ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2014 – 2015
TRƯỜNG TH HÒA HƯNG 3
Môn: Tiếng Việt - Lớp 3
Họ và tên học sinh
................................................
Số báo danh: ........; Lớp 3 A
Ngày thi: 25/12/2014.
Giám thị
(ký, ghi họ tên)
Giám sát
(ký, ghi họ tên)
Mã số
phách
Đề bài 
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
A. I. Đọc thành tiếng (1,5 điểm): Đọc 01 trong 03 đoạn văn của văn bản Nhà rông ở Tây Nguyên (có phiếu bóc thăm).
A. II. Đọc hiểu và làm bài tập (3,5 điểm) khoảng 20 phút
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. 
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.
 Theo NGUYỄN VĂN HUY
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
1. Bài văn trên tả cái gì? (0,5 điểm)
A. Cái nhà. 
B. Nhà rông.
C. Nhà sàn.
2. Vì sao nhà rông thường được làm rất cao? (0,5 điểm)
A. Để voi đi qua mà không đụng sàn.
B. Để nhìn cho đẹp.	
C. Để tránh thú giữ. 
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
3. Khi chọn đất lập làng, các già làng thường nhặt lấy vật gì? (0,5 điểm)
A. Mảnh gỗ.
B. Cục đất.
C. Hòn đá.
4. Tây Nguyên là nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc nào? (0,5 điểm)
A. Kinh.
B. Dân tộc ít người.
C. Hoa.
5. Trong câu “Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu “ được cấu tạo theo mẫu câu nào dưới đây? (0,5 điểm)
A. Ai là gì?
B. Ai làm gì?
C. Ai thế nào?
6. Hãy kể tên một số dân tộc mà em biết vào chỗ chấm dưới đây: (0,5 điểm)
..
7. Viết cảm nghĩ của em về nhà rông vào chỗ chấm dưới đây: (0,5 điểm)
..
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả (nghe viết): 2 điểm, khoảng 15 phút.
 Nghe viết bài: Âm thanh thành phố (trang 146). Viết từ: Hồi còn đi học,... xin đường gay gắt. 
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
B. II. Viết thư (3 điểm), khoảng 30 phút.
Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) để thăm hỏi sức khoẻ và tình hình học tập của một bạn ở xa mà em quen biết.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Năm học 2014 – 2015
A. Kiểm tra kĩ năng đọc 
A. I. Đọc thành tiếng (1,5 điểm): 
Cho học sinh bốc thăm và đọc 01 trong 03 đoạn văn của văn bản Nhà rông ở Tây Nguyên và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà rông ở Tây Nguyên
Nhà rông thường được làm bằng các loại gỗ bền chắc như lim, gụ, sến, táu. Nó phải cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn, ngọn giáo không vướng mái. 
Câu hỏi: Nhà rông thường được làm bằng gỗ gì?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian đầu nhà rông là nơi thờ thần làng, trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Đó là hòn đá mà già làng nhặt lấy khi chọn đất lập làng. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và chiêng trống dùng khi cúng tế.
Câu hỏi: Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà rông ở Tây Nguyên
Gian giữa với bếp lửa là trung tâm của nhà rông. Các già làng thường họp tại đây để bàn những việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
Từ gian thứ ba là nơi ngủ của thanh niên. Theo tập quán của nhiều dân tộc, trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình đều ngủ tập trung ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.
Câu hỏi: Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD & ĐT H. GIỒNG RIỀNG
ĐỀ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2014 – 2015
TRƯỜNG TH HÒA HƯNG 3
Môn: Toán - Lớp 3
Họ và tên học sinh
................................................
Số báo danh: ........; Lớp 3 A
Ngày thi: 26/12/2014.
Giám thị
(ký, ghi họ tên)
Giám sát
(ký, ghi họ tên)
Mã số
phách
Đề bài 
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
1. Kết quả của phép chia 42 : 6 là: (1 điểm)
A. 6 B. 7 C. 8 D. 9
2. Số thích hợp để viết vào chỗ trống của 7 x = 49 là: 
(1 điểm)
A. 7 B. 9 C. 8 D. 6
3. Tính giá trị của biểu thức: (1 điểm)
 212 + 63 : 3 = .........................................................................
 .........................................................................
4. Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
a) 182 : 7 b) 104 x 6
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
5. Phép chia 145 : 4 có số dư là: (1 điểm)
A. 0 B. 1 C. 2 D. 3
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
6. Đồng hồ bên chỉ mấy giờ? (1 điểm)
A. 10 giờ B. 2 giờ 10 phút C. 10 giờ 10 phút D. 10 giờ 2 phút
7. Một hình chữ nhật có chiều dài 42 cm, chiều rộng 28 cm. Chu vi hình chữ nhật là: (1 điểm)
A. 70 cm B. 35 cm C. 7 cm D. 140 cm
8. Một quyển sách dày 116. An đã đọc số trang sách. Hỏi An còn phải đọc bao nhiêu trang nữa thi xong quyển sách đó? (2 điểm)
Bài giải
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
HƯỚNG DẪN 
CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
A. I. Đọc thành tiếng (1,5 điểm)
* Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Đọc lưu loát không quá 1 phút, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ (1,25 điểm).
- Trả lời đúng câu hỏi (0,25 điểm).
* Học sinh bị trừ điểm khi:
- Đọc sai tiếng (do phát âm không chuẩn, sai phụ âm đầu, bỏ chữ, ...), đọc chậm, còn đánh vần, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
- Trả lời câu hỏi không đúng hoặc không trả lời được (trừ 0,25 điểm).
- Tùy trường hợp, giáo viên có thể cho các mức điểm như sau: 1,25; 1; 0,75; 0,5; 0,25.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG 
1. Làm bằng các loại gỗ như: lim, gụ, sến, táu.
2. Trên vách treo một giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ của cha ông truyền lại và các chiêng trống.
3. Vì các già làng thường họp tại đây để bàn việc lớn. Đây cũng là nơi tiếp khách của làng.
ĐÁP ÁN
ĐỌC HIỂU VÀ LÀM BÀI TẬP
A. II. Đọc hiểu và làm bài tập (3,5 điểm) 
Câu 1: B (0,5 điểm)
Câu 2: A (0,5 điểm)
Câu 3: C (0,5 điểm)
Câu 4: B (0,5 điểm)
Câu 5: C (0,5 điểm)
Câu 6: Kinh, Hoa, Khơmer, Chăm, Tầy, Nùng, ... (0,5 điểm)
Câu 7: Học sinh có thể viết: Em rất thích nhà rông vì nó rất đẹp và lạ... (0,5 điểm).
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả (2 điểm)
* Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, cho 2 điểm.
- Sai mỗi lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, âm cuối), không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện trừ 0,2 điểm.
- Viết sai 3 dấu thanh, tính 1 lỗi, trừ 0,2 điểm.
- Sai những tiếng giống nhau (lặp lại) tính 1 lỗi, trừ 0,2 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, viết không thẳng hàng, trình bày bẩn, sai về độ cao trừ 0,2 điểm toàn bài.
- Sai từ 10 lỗi trở lên, cho 0,5 điểm toàn bài.
B. II. Viết đoạn văn ngắn (3 điểm), khoảng 30 phút
* Đảm bảo đủ 2 yêu cầu sau được 3 điểm:
- Viết được một đoạn văn (đúng cấu trúc) từ 7 đến 10 câu theo nội dung yêu cầu của đề bài. Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hợp lí.
- Chữ viết rõ ràng, dùng từ hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
* Lạc đề (0,5 điểm).
HƯỚNG DẪN 
CHẤM ĐIỂM MÔN TOÁN LỚP 3
Câu 1: B (1 điểm)
Câu 2: A (1 điểm)
Câu 3: (1 điểm) 212 + 63 : 3 = 212 + 21
 = 233 
 Câu 4: (2 điểm) a) 182 7 b) 104 
 42 26 x 6 
 0 624 
Câu 5: B (1 điểm)
Câu 6: C (1 điểm)
Câu 7: D (1 điểm)
Câu 8: (2 điểm)
 Bài giải
 Số trang sách An đã đọc là: (0,25 điểm)
 116 : 4 = 29 (trang) (0,5 điểm)
 Số trang sách An còn phải đọc là: (0,25 điểm)
 116 - 29 = 87 (trang) (0,5 điểm) 
 Đáp số: 87 trang (0,5 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Năm học 2014 – 2015
A/- Kiểm tra đọc (10 điểm):
I/. Đọc thành tiếng (6 điểm):
Cho học sinh bốc thăm và đọc 1 đoạn, trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc của các bài tập đọc sau:
01. Người lính dũng cảm (trang 38, Đọc từ: Bắn thêm một loạt đạn... thằng hèn mới chui).
- Câu hỏi: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì? ở đâu?
" --------------------------------------------------------------------------------------
02. Nhớ lại buổi đầu đi học (trang 51, Đọc từ: Hằng năm, cứ vào... bầu trời quang đãng).
- Câu hỏi: Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường?
" --------------------------------------------------------------------------------------
03. Trận bóng dưới lòng đường (trang 54, Đọc từ: Nhưng chỉ được một lát... hoảng sợ bỏ chạy).
- Câu hỏi: Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn?
" --------------------------------------------------------------------------------------
04. Các em nhỏ và cụ già (trang 62, Đọc từ: Cụ ngừng lại... thấy lòng nhẹ hơn).
- Câu hỏi: Ông cụ gặp chuyện gì buồn?
" --------------------------------------------------------------------------------------
05. Giọng quê hương (trang 76. Đọc từ: Thuyên và Đông... vẻ lạ thường).
- Câu hỏi: Thuyên và Đông cùng ăn trong quán với những ai?
" --------------------------------------------------------------------------------------
06. Đất quý, đất yêu (trang 84. Đọc từ: Ngày xưa... khách xuống tàu).
- Câu hỏi: Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào?
" --------------------------------------------------------------------------------------
07. Nắng phương Nam (trang 94. Đọc từ: Hôm nay... gửi ra Hà Nội cho Vân)
- Câu hỏi: Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
" --------------------------------------------------------------------------------------
08. Cửa Tùng (trang 109. Đọc từ: Thuyền chúng tôi... biển khơi ấy chính là Cửa Tùng).
- Câu hỏi: Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?
" --------------------------------------------------------------------------------------
09. Người liên lạc nhỏ (trang 112. Đọc từ: Sáng hôm ấy... vào ven đường).
- Câu hỏi: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
" --------------------------------------------------------------------------------------
10. Hũ bạc của người cha (trang 121. Đọc từ: Hôm đó, ông lão... hai bàn tay con).
- Câu hỏi: Khi ông lão vứt tiền vào bếp lửa, người con làm gì? Vì sao?.
" --------------------------------------------------------------------------------------
11. Đôi bạn (trang 130. Đọc từ: Thành và Mến... nhiều phố quá).
- Câu hỏi: Thành và Mến kết bạn vào dịp nào?
" --------------------------------------------------------------------------------------
12. Mồ côi xử kiện (trang 139. Đọc từ: Ngày xưa... Ngài xét cho).
- Câu hỏi: Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì?
" --------------------------------------------------------------------------------------
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG 
1. Các bạn chơi trò đánh trận giả trong vườn trường.
2. Lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu làm tác giả nao nức nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường.
3. Quang suýt bóng chệch lên vỉa hè, đập vào đầu một cụ già qua đường, làm cụ lảo đảo, ôm đầu, khuỵu xuống.
4. Cụ bà bị ốm nặng, đang nằm trong bệnh viện, rất khó qua khỏi.
5. Thuyên và Đông cùng ăn trong quán với ba thanh niên.
6. Vua mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều vật quý – tỏ ý trân trọng và mến khách.
7. Uyên cùng các bạn đi giữa rừng hoa, vào dịp gần Tết.
8. Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
9. Gặp điều gì đáng ngờ thì làm hiệu cho người phía sau tránh, núp.
10. Người con vội thọc tay vào bếp lửa lấy tiền ra. Vì đó chính là đồng tiền do người con làm ra.
11.Thành và Mến kết bạn từ ngày còn nhỏ, khi giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình Thành phải rời thành phố, sơ tán về quê Mến ở nông thôn.
12. Kiện bác nông dân hít hết mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_toan_lop_3_nam_hoc_2014.doc