Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Hòa Hưng 3 (Có đáp án)

doc 11 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Hòa Hưng 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2014-2015 - Trường Tiểu học Hòa Hưng 3 (Có đáp án)
PHÒNG GD & ĐT H. GIỒNG RIỀNG
ĐỀ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2014 – 2015
TRƯỜNG TH HÒA HƯNG 3
Môn: Tiếng Việt - Lớp 5
Họ và tên học sinh
................................................
Số báo danh: ........; Lớp 5...
Ngày thi: 25/12/2014.
Giám thị
(ký, ghi họ tên)
Giám sát
(ký, ghi họ tên)
Mã số
phách
Đề bài 
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
A. I. Đọc thành tiếng (1 điểm): Đọc 01 trong 03 đoạn văn của văn bản Ngu Công xã Trịnh Tường (có phiếu bóc thăm). 
A. II. Đọc hiểu và làm bài tập (4 điểm) khoảng 20 phút
Ngu Công xã Trịnh Tường
Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay đổi dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.
Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.
Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
 Theo TRƯỜNG GIANG – NGỌC MINH
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
1. Ông Lìn đã làm gì để có nước trồng lúa ở ngay thôn mình? (0,5 điểm)
A. Lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước.
B. Trong gần một năm, cùng vợ con đào gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
C. Cả A và B.
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
2. Chi tiết nào cho thấy tập quán canh tác của bà con Phìn Ngan đã thay đổi từ khi có nước về thôn? (0,5 điểm)
A. Những nương lúa cạn được thay dần bằng những thửa ruộng bậc thang.
B. Mọi người mở rộng con mương.
C. Mọi người vỡ thêm đất hoang để trồng lúa.
3. Ông Lìn đã tìm cách gì để giữ rừng và nguồn nước? (0,5 điểm)
A. Đào mương dẫn nước từ rừng về.
B. Hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
C. Vận động bà con mở rộng mương nước. 
4. Cụm từ: “nương lúa” và “ruộng bậc thang” có quan hệ như thế nào với nhau? (0,5 điểm)
A. Là từ đồng nghĩa.
B. Là từ nhiều nghĩa.
C. Là từ trái nghĩa.
5. Trong câu: “Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói” có mấy cặp quan hệ từ? Em hãy viết cặp quan hệ từ vào chỗ chấm dưới đây: (0,5 điểm)
..................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
6. Câu: “Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.” là câu có cặp từ loại: (0,5 điểm)
A. Quan hệ từ.
B. Đồng nghĩa.
C. Trái nghĩa.
7. Câu chuyện này muốn nói lên điều gì? (0,5 điểm)
A. Cần học cách làm giàu của ông Lìn.
B. Cần biết cách bảo vệ rừng và nguồn nước để trồng trọt.
C. Con người phải dám nghĩ dám làm mới thoát khỏi cảnh nghèo đói để vươn lên.
8. Viết cảm nghĩ của em về ông Phàn Phù Lìn vào chỗ chấm dưới đây: (0,5 điểm)
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả (nghe viết): 2 điểm, khoảng 15 phút.
 Nghe viết bài: Thầy thuốc như mẹ hiền (trang 153 ). Viết từ: Hải Thượng Lãn Ông... cho thêm gạo củi.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
B. II. Viết bài văn miêu tả (3 điểm), khoảng 30 phút.
Đề bài: Tả một cảnh đẹp của quê em hoặc một nơi mà em biết.
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Năm học 2014 – 2015
A. Kiểm tra kĩ năng đọc 
A. I. Đọc thành tiếng (1 điểm): 
Cho học sinh bốc thăm và đọc 01 trong 03 đoạn văn của văn bản Ngu Công xã Trịnh Tường và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngu Công xã Trịnh Tường
Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
Câu hỏi: Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngu Công xã Trịnh Tường
Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay đổi dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.
Câu hỏi: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngu Công xã Trịnh Tường
Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.
Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
Câu hỏi: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD & ĐT H. GIỒNG RIỀNG
ĐỀ KIỂM TRA HK I NĂM HỌC 2014 – 2015
TRƯỜNG TH HÒA HƯNG 3
Môn: Toán - Lớp 5
Họ và tên học sinh
................................................
Số báo danh: ........; Lớp 5...
Ngày thi: 26/12/2014.
Giám thị
(ký, ghi họ tên)
Giám sát
(ký, ghi họ tên)
Mã số
phách
Đề bài 
Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
1. Số mười hai đơn vị sáu phần mười được viết là: (1 điểm)
A. 12,6 B. 1,26 C. 12,06 D. 126
2. Chữ số 2 trong số thập phân 8,326 có giá trị là: (1 điểm)
A. B. C. 20 D. 2
3. Tính nhẩm: (1 điểm)
 0,372 x 100 = ........................
4. Đặt tính rồi tính: (2 điểm)
a) 9.23 x 2,6 b) 21,84 : 2,6
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
 ................................... ....................................
5. Tính: (1 điểm)
 15, 1 + (2,5 x 2) = 	.....................................................................
 = 	.....................................................................
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
6. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: (1 điểm)
12 km2 = ......................... hm2
7. Tìm 15% của số 120: (1 điểm)
A. 8 B. 1,8 C. 18 D. 800
8. Một thửa ruộng hình tam giác có độ dài cạnh đáy là 102,5 m, chiều cao thửa ruộng hình tam giác là 68 m. Tính diện tích thửa ruộng hình tam giác đó? (2 điểm)
Bài giải
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
..............................................................................
HƯỚNG DẪN 
CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
A. I. Đọc thành tiếng (1 điểm)
* Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Đọc lưu loát không quá 1 phút, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ (0,75 điểm).
- Trả lời đúng câu hỏi (0,25 điểm).
* Học sinh bị trừ điểm khi:
- Đọc sai tiếng (do phát âm không chuẩn, sai phụ âm đầu, bỏ chữ, ...), đọc chậm, còn đánh vần, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
- Trả lời câu hỏi không đúng hoặc không trả lời được (trừ 0,25 điểm).
- Tùy trường hợp, giáo viên có thể cho các mức điểm như sau: 0,75; 0,5; 0,25.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG 
1. Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn
2. Về tập quán canh tác, đồng bào không làm nương như trước mà trồng lúa nước; không còn nạn phá rừng. Về đời sống, nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
3. Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
ĐÁP ÁN
ĐỌC HIỂU VÀ LÀM BÀI TẬP
A. II. Đọc hiểu và làm bài tập (4 điểm) 
Câu 1: C (0,5 điểm)
Câu 2: A (0,5 điểm)
Câu 3: B (0,5 điểm)
Câu 4: A (0,5 điểm)
Câu 5: (0,5 điểm) _ Có 01 cặp quan hệ từ (Nhờ - mà)
Câu 6: C (0,5 điểm)
Câu 7: C (0,5 điểm)
Câu 8: (0,5 điểm) 
(Học sinh có thể viết: Ông Phàn Phù Lìn là người dám nghĩ dám làm. Em rất ngưỡng mộ., ...)
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả (2 điểm)
* Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, cho 2 điểm.
- Sai mỗi lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, âm cuối), không viết hoa hoặc viết hoa tuỳ tiện trừ 0,2 điểm.
- Viết sai 3 dấu thanh, tính 1 lỗi, trừ 0,2 điểm.
- Sai những tiếng giống nhau (lặp lại) tính 1 lỗi, trừ 0,2 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, viết không thẳng hàng, trình bày bẩn, sai về độ cao trừ 0,2 điểm toàn bài.
- Sai từ 10 lỗi trở lên, cho 0,5 điểm toàn bài.
B. II. Viết văn (3 điểm), khoảng 30 phút
* Đảm bảo đủ 2 yêu cầu sau được 3 điểm:
- Viết được một bài văn (đủ ba phần: mở, thân và kết bài) theo nội dung yêu cầu của đề bài. 
- Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hợp lí.
- Chữ viết rõ ràng, dùng từ hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 2,75; 2,5; 2,25; 2; 1,75; 1,5; 1,25; 1.
* Lạc đề (1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2014_2015.doc