Đề kiểm tra học kỳ I môn: Công nghệ 8 năm học: 2015 - 2016, thời gian: 45 phút

doc 5 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1445Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Công nghệ 8 năm học: 2015 - 2016, thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn: Công nghệ 8 năm học: 2015 - 2016, thời gian: 45 phút
PHÒNG GD & ĐT TP. 
TRƯỜNG THCS 
Đề đề xuất
®Ò KIÓm TRA häc kú I
m«n: C«ng nghÖ 8
N¨m häc: 2015 - 2016
Thời gian: 45- lµm bµi
(Không kể thời gian phát đề) 
Họ tên hs:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp 8/ . . . . . 
Chữ ký giám thị:
Mã phách:
Mã phách:
Điểm:
I. Trắc nghiệm: ( 4 điểm ) Hãy khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu lựa chọn:
Câu 1: Khi quay . . . một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ.
A. một hình chữ nhật	B. một hình tam giác vuông
C. một hình tròn	D. nửa hình tròn
Câu 2: Công dụng của hình cắt là dùng để biểu diễn rỏ hơn hình dạng . . . 
A. Phía trước của vật thể	B. Chính giữa của vật thể
C. Bên trong của vật thể	D. Phía sau của vật thể
Câu 3: Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt,. . . là thể hiện cho tính chất:
A. Cơ học	B. Vật lý	C. Hóa học	D. Công nghệ
Câu 4: Cho các dụng cụ sau, dụng cụ nào không thuộc nhóm dụng cụ gia công:
A. Búa 	B. Ke vuông	C. Dũa	D. Cưa
Câu 5: Tại sao người ta không hàn chiếc quai vào nồi nhôm mà phải tán đinh ?
A. Vì khi đun nấu nồi phải làm việc ở nhiệt độ cao.
B. Vì nhôm là vật liệu rất khó hàn.
C. Khi nhấc nồi lên xuống, chiếc quai phải chịu lực lớn.
D. Vì chiếc quai phải làm việc ở nhiệt độ cao, chịu lực lớn khi nhấc và vì nhôm rất khó hàn
Câu 6: Khi mắc dây đai chéo nhau thì bánh dẫn và bánh bị dẫn sẽ:
A. Quay cùng chiều nhau	B. Quay ngược chiều nhau
C. Quay cùng chiều kim đồng hồ	D. Quay ngược chiều kim đồng hồ
Câu 7: Chi tiết nào sau đây, không thuộc nhóm chi tiết có công dụng riêng:
A. Trục khuỷu	B. Kim máy khâu	C. Khung xe đạp	D. Lò xo
Câu 8: Công thức tính tỉ số truyền i của bộ truyền động ăn khớp là:
A. 	B. 	C. 	D. 
II. Tự luận: ( 6 điểm )
Câu 1: Cho vật thể với các hướng chiếu A, B, C và bản vẽ hình chiếu của vật thể đó. Hãy chỉ ra sự tương quan giữa hình chiếu và hướng chiếu bằng cách đánh dấu (X) vào bảng bên cạnh. (1,5đ)
HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC LÀM VÀO PHẦN NÀY, VÌ PHẦN NÀY SẼ BỊ CẮT LÀM PHÁCH
"
Câu 2: Hãy vẽ các hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể A hình bên cạnh (2 đ)
 Vẽ hình chiếu:
Câu 3: Đĩa xích của xe đạp 63 có răng, đĩa líp 18 có răng. Tính tỉ số truyền I và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn. ( 2,5 đ )
phßng gd - ®t TP. B¹C LI£U
TRƯỜNG THCS NTMK
 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
 KIÓm TRA häc kú I
m«n: C«ng nghÖ 8
N¨m häc: 2015 – 2016
I. Trắc nghiệm: 4 điểm ( mỗi câu đúng 0,5 điểm )
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
B
D
B
D
C
II. Tự luận:
Câu 1: 1,5 điểm ( đánh dấu đúng mỗi ý 0,5 điểm )
X
X
X
Câu 2: 2 điểm ( vẽ đúng và đẹp mỗi hình chiếu học sinh được 1 điểm )
Câu 3: 2,5 điểm
 - (1 đ)
	 ( 1 đ )
 - Đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích 3,5 lần.(0.5 đ)
PHÒNG GD & ĐT T. BẠC LIÊU
TRƯỜNG THCS NTMK
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
 m«n: C«ng nghÖ 8
N¨m häc: 2015 - 2016
CHƯƠNG I. BẢN VẼ CÁC KHỐI HÌNH HỌC
1. Khi quay một hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình trụ.
2. Khi quay một tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố định, ta được hình nón.
3. Khi quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định, ta được hình cầu.
CHƯƠNG II. BẢN VẼ KĨ THUẬT
Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt ( khi giả sử cắt vật thể ).
Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt qua được kẻ gạch gạch.
CHƯƠNG III. GIA CÔNG CƠ KHÍ
1. Tính chất cơ học: Biểu thị khả năng của vật liệu chịu được tác dụng của các lực bên ngoài. Tính chất cơ học bao gồm: tính cứng, tính dẻo, tính mềm.
2. Tính chất vật lí: Là những tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lý khi thành phần hóa học của nó không đổi như: nhiệt độ nóng chả, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng . . .
3. Tính chất hóa học: Cho biết khả năng của vật liệu chịu được tác dụng của hóa học trong các môi trường, như tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn . . .
4. Tính chất công nghệ: Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt. . . 
5. Các dụng cụ cơ khí gồm: 
a. Thước đo chiều dài: thước cặp, thước lá
b. Thước đo góc: eke, ke vuông, thước đo góc vạn năng
c. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt: mỏ lết, cờ lê, tua vít, ê tô, kìm
d. Dụng cụ gia công: búa, cưa, đục, dũa.
CHƯƠNG IV: CHI TIẾT MÁY VÀ LẮP GHÉP
1. Đặc điểm của mối ghép bằng đinh tán:
- Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn.
- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao
- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh
2. Đặc điểm của mối ghép bằng hàn: Hình thành trong thời gian rất ngắn, tiết kiệm được vật liệu và giảm giá thành ( vì thời gian chuẩn bị ít hơn ).
3. Đặc điểm của mối ghép bằng ren: 
- Mối ghép bằng ren có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp, nên được sử dụng rộng rãi trong các mối ghép cần tháo lắp.
- Mối ghép bu lông thường dùng để ghép các chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp.
- Đối với những chi tiết có chiều dày quá lớn, người ta dùng mối ghép vít cấy.
- Mối ghép đinh vít dùng cho những chi tiết bị ghép chịu lực nhỏ.
4. Đặc điểm của mối ghép của then và chốt: có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế nhưng khả năng chịu lực kém.
6. Chi tiết máy: là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
a. Chi tiết máy có công dụng chung: là các chi tiết được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau ( bu lông, đai ốc, bánh răng, lò xo, . . . )
b. Chi tiết máy có công dụng riêng: là các chi tiết chỉ được dùng trong một loại máy nhất định ( trục khuỷu, kim máy khâu, khung xe đạp, . . . )
CHƯƠNG V: TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG
1. Công thức tính tỉ số truyền i của bộ truyền động ma sát – truyền động đai:
n1: vận tốc bánh dẫn ( vòng/ phút )
n2: vận tốc bánh bị dẫn ( vòng/ phút )
D1: đường kính bánh dẫn ( cm )
D2: đường kính bánh bị dẫn ( cm )
Z1: số răng của bánh dẫn ( răng )
Z2: số răng của bánh dẫn ( răng )
2. Công thức tính tỉ số truyền i của bộ truyền động ăn khớp:
*) Xem các bài tập sau:
- Bài tập trang SGK trang 19
- Vẽ các hình chiếu của các vật thể A, B, C, D trong SGK trang 21 ( Hình 5.1 và hình 5.2 )
- Bài tập 4 SGK trang 101

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_CN_8_HKI_20152016_co_dap_an.doc