Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn

doc 2 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1341Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 năm học 2014 - 2015 môn: Ngữ Văn
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề
Đề chính thức
 Đề có 01 trang
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Dòng nào sắp xếp đúng trình tự diễn biến của các sự việc trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du?
 A. Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ- Gia biến và lưu lạc.
 B. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ.
 C. Gặp gỡ và đính ước - Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ.
 D. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ- Gặp gỡ và đính ước.
Câu 2: Chi tiết nào sau đây không chứa yếu tố truyền kỳ?
Phan Lang một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng.
Được người phường chài biếu một con rùa mai xanh, Phan Lang sực nghĩ đến chuyện nằm mộng thả rùa.
Thây Phan Lang dạt vào một cái động rùa ở hải đảo, được người đàn bà là Linh Phi cứu sống.
Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói.
Câu 3: Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp tu từ nào trong câu thơ “Ngày xuân con én đưa thoi ”?
Nhân hóa	 B. So sánh	 C. Nói quá D. Liệt kê
Câu 4: Từ ngữ nào sau đây không phải là từ vay mượn tiếng nước ngoài?
xà phòng	 B. hiểm nguy	 C. lô gic D. xôn xao
Câu 5: Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. C. Phương châm quan hệ.
B. Phương châm lịch sự. D. Phương châm về chất 
Câu 6: Dòng nào sau đây nói đúng nhất nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt)?
Chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ, giọng điệu tự nhiên khỏe khoắn.
Xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú; âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.
Bài thơ như một câu chuyện riêng, có sự kết hợp hài hòa giữa tự sự và trữ tình. Giọng tâm tình, tự nhiên.
Hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng; kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận.
Câu 7: Đoạn văn sau đây được viết theo phương thức biểu đạt nào?
 “ Trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ dạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợi lên, oi ả.”(Kim Lân)
A. Tự sự	 B. Miêu tả	 C. Biểu cảm D. Nghị luận
Câu 8: Chủ đề chính của truyện “ Lặng lẽ Sa Pa ”- Nguyễn Thành Long- là gì? 
A. Ca ngợi những con người lao động bình thường và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
B. Trân trọng những khát khao sáng tạo trong nghệ thuật.
C. Ca ngợi anh thanh niên dũng cảm một mình dám sống và làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn.
D. Đề cao bản lĩnh của mỗi người trong việc lựa chọn con đường đi của mình trong cuộc sống.
II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Trong bài thơ Đồng chí (Văn 9, T1), vì sao nhà thơ Chính Hữu tách hai từ “Đồng chí” ra thành một dòng thơ riêng kèm theo dấu chấm than?
Câu 2: (6 điểm) 
Câu chuyện cảm động về một người thân của em.
. . . Hết . . .
Họ và tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Cán bộ coi kiểm tra không cần giải thích gì thêm!
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 9 NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: NGỮ VĂN
I. Phần trắc nghiệm: 2 điểm (Mỗi phương án trả lời đúng cho 0,25 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
A
D
B
C
B
A
II. Phần tự luận: 8 điểm
Câu 1: (2 điểm)Học sinh trình bày, lý giải được việc Chính Hữu tách hai từ “Đồng chí ”
ra thành một câu thơ riêng kèm theo dấu chấm than:
- Nhấn mạnh tình cảm mới do cách mạng mang đến, đó là tình đồng chí đồng đội gắn bó, keo sơn
(1 điểm).
- Thể hiện sự trân trọng của nhà thơ đối với tình cảm thiêng liêng ấy. (0,5 điểm)
- Câu thơ có tác dụng liên kết, nó khép lại ý thơ trước (những cơ sở của tình đồng chí) và mở ra ý thơ ở đoạn sau (những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí) (0,5 điểm)
Câu 2:
* Yêu cầu chung 
+ Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm 
+ Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết 
+ Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng.
+ Bố cục rõ ràng, mạch lạc 
* Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: (0.5 điểm )
Dẫn dắt và giới thiệu được tình huống gợi nhớ về người thân và câu chuyện ( cần chỉ rõ người thân đó là ai? câu chuyện đó là gì?) 
Thân bài: (5 điểm)
+ Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí: 2 điểm 
- Nêu được sự việc mở đầu, 
- Nêu được sự việc phát triển- cao trào 
- Nêu được  sự việc kết thúc 
+ Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân, kỷ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ: 1 điểm 
+ Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, yếu tố nghị luận  để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với người thân: 2 điểm 
Kết  bài: (0.5 điểm) Bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện, cảm xúc và suy nghĩ của em. 
(Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản, giáo viên khi chấm cần vận dụng linh hoạt vào thực tế bài làm của học sinh)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_HOC_KY_I_LOP_9_NAM_HOC_20142015_THANH_THUY.doc