TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2014-2015 Khối: 12 Môn: Vật lý Thời gian: 60 phút Ngày kiểm tra: 23 /04/2015 M· ®Ò 126 C©u 1 : Trong thí nghiện Y-âng, vân tối thứ nhất xuất hiện ở trên màn tại vị trí cách vân trung tâm là: A. i/2 B. l/2 C. l D. i/4 C©u 2 : Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại ? A. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều không nhìn thấy bằng mắt thường. B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh. D. Có cùng bản chất là sóng điện từ. C©u 3 : Khi ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì A. bước sóng ánh sáng tăng B. vận tốc và bước sóng ánh sáng giảm C. vận tốc và tần số ánh sáng tăng D. vận tốc ánh sáng giảm C©u 4 : Tác dụng của tia Rơn-ghen A. Có khả năng đâm xuyên rất mạnh, bước sóng càng lớn thì khả năng đâm xuyên càng lớn B. Có tác dụng nhiệt mạnh, có thể dùng để sấy khô hoặc sưởi ấm. C. Có khả năng đâm xuyên rất mạnh, tần số càng lớn thì khả năng đâm xuyên càng lớn D. Dể dàng đi qua được lớp chì dày vài cm. C©u 5 : Một sóng điện từ trong chân không có tần số từ 4,0.1014 Hz Biết vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. sóng trên thuộc vùng nào trong thang sóng điện từ? A. Vùng tia tử ngoại. B. Vùng ánh sáng nhìn thấy C. Vùng tia hồng ngoại. D. Vùng tia Rơnghen C©u 6 : Phát biểu nào sau đây là SAI: A. Ánh sáng có tính chất hạt, mỗi hạt ánh sáng được gọi là 1 phôtôn. B. Trong cùng môi trường ánh sáng truyền với vận tốc bằng vận tốc của sóng điện từ. C. Thuyết lượng tử ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng. D. Giả thuyết sóng ánh sáng không giải thích được hiện tượng quang điện. C©u 7 : Trong thí nghiệm Iâng: Hai khe cách nhau 2mm, 2 khe cách màn 4 m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,6µm thì khoảng vân trên màn sẽ là: A. i = 1,2mm. B. i = 0,3m. C. i = 1,2m. D. i = 0,3mm. C©u 8 : Dãy Lai-man nằm trong vùng: A. ánh sáng nhìn thấy B. hồng ngoại C. ánh sáng nhìn thấy và một phần trong vòng tử ngoại. D. tử ngoại C©u 9 : Bức xạ có bước sóng l = 3.10-10 m thuộc vùng ánh sáng nào? A. thuộc vùng tử ngoại. B. thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy C. thuộc tia X D. thuộc vùng hồng ngoại C©u 10 : Tìm công thức ĐÚNG liên hệ giữa giới hạn quang điện λ0, công thoát A của kim loại, vận tốc ánh sáng c và hằng số Plank h. A. B. C. D. C©u 11 : Kim loại công thoát electron là 2,2 eV. Cho hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, tốc độ của ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s Giới hạn quang điện của kim loại đó là A. 0,52 µm B. 0,48 µm C. 0,56 µm D. 0,43 µm C©u 12 : Quang phổ vạch phát xạ được phát ra khi A. nung nóng một chất khí ở áp suất cao. B. nung nóng một chất khí ở áp suất thấp. C. nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí.ở áp suất cao. D. nung nóng một chất rắn, lỏng hoặc khí. C©u 13 : Hiện tượng giao thoa chứng tỏ rằng: A. ánh sáng có bản chất sóng B. ánh sáng có thể bị tán sắc C. ánh sáng là sóng điện từ D. ánh sáng là sóng ngang C©u 14 : Điều nào sau đây là đúng với quang phổ liên tục: A. Có tính đặc trưng cho mỗi nguyên tố. B. Căn cứ vào quang phổ liên tục không thể biết bản chất của vật. C. Không phụ thuộc nhiệt độ của vật phát sáng. D. Do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra. C©u 15 : Một biển báo giao thông được sơn bằng loại sơn phát quang màu vàng. Biển báo sẽ phát quang khi ánh sáng chiếu vào có màu: A. đỏ cam. B. cam C. đỏ D. lam C©u 16 : Cho bước sóng l1 = 0,1216 mm của vạch quang phổ ứng với sự dịch chuyển của electron từ quỹ đạo L về quỹ đạo K. Hiệu mức năng lượng giữa quỹ đạo L với quỹ đạo K là: A. 1,634.10-17J. B. 16,34.1018 J C. 16,34.1017J. D. 1,634.10-18 J. C©u 17 : Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là ro = 5,3.10 -11 m. Bán kính quỹ đạo dừng M là A. 84,8.10 – 11 m. B. 132,5.10 – 11 m. C. 21,2.10 – 11 m. D. 47,7.10 – 11 m. C©u 18 : Ánh sáng nhìn thấy có thể gây ra hiện tượng quang điện ngoài với A. kim loại đồng. B. kim loại xesi. C. kim loại bạc. D. kim loại kẽm. C©u 19 : Với e1, e2, e3 lần lượt là năng lượng của phôtôn ứng với các bức xạ màu vàng, bức xạ tử ngoại và bức xạ hồng ngoại thì A. e1 > e2 > e3. B. e3 > e1 > e2. C. e2 > e3 > e1. D. e2 > e1> e3. C©u 20 : Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4µm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng: A. 4,97.10-31J. B. 2,49.10-31J. C. 2,49.10-19J. D. 4,97.10-19J. C©u 21 : Máy quang phổ là dụng cụ quang học dùng để A. Tạo quang phổ của các nguồn sáng. B. Phân tích một chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc. C. Nghiên cứu quang phổ của các nguồn sáng. D. Tạo vạch quang phổ cho các bức xạ đơn sắc. C©u 22 : Một nguồn sáng đơn sắc có l = 0,6mm chiếu vào hai khe S1, S2 hẹp song song cách nhau 1mm và cách đều nguồn sáng. Đặt một màn ảnh song song và cách hai khe 1m. Vị trí vân tối thứ ba được xác định: A. 0,9mm. B. 1,5mm. C. 1,25mm. D. 0,75mm. C©u 23 : Giới hạn quang điện phụ thuộc vào A. tần số của ánh sáng chiếu vào catốt. B. khoảng cách giữa anốt và catốt. C. bản chất của kim loại. D. hiệu điện thế UAK giữa anốt và catốt C©u 24 : Ứng dụng của tia tử ngoại A. Có thể dùng để sấy khô hoặc sưởi ấm B. Có thể dùng để kiểm tra các vết nức trên bề mặt các sản phẩm đúc. C. Có thể dùng để trị bệnh còi xương D. Có thể dùng để trị bệnh ung thư nông C©u 25 : Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là A. ánh sáng đỏ. B. ánh sáng lục. C. ánh sáng vàng. D. ánh sáng tím. C©u 26 : Ở nguyên tử Hidro, bán kính quỹ đạo có giá trị bằng 16 bán kính Bohr là quỹ đạo A. M B. L C. K D. N C©u 27 : Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, khoảng vân i được tính bằng công thức: A. B. C. D. C©u 28 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, biết D = 2m; a = 1mm, =0,6. Vân sáng bậc ba cách vân trung tâm một khoảng: A. 3,6mm B. 4,2mm C. 4mm D. 6,6mm C©u 29 : Trong các công thức sau đây công thức nào xác định vị trí vân sáng trên màn? A. B. C. D. C©u 30 : Giới hạn quang điện của đồng là 0,3µm. Biết hằng số Plăng là 6,625.10-34J.s, tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108m/s. Công thoát êlectrôn khỏi đồng là: A. 6,62eV. B. 4,14J. C. 4,14eV. D. 6,625.10-20J. C©u 31 : Chọn phát biểu SAI: Khi nói về pin quang điện: A. Chỉ hoạt động khi có ánh sáng khả kiến chiếu vào. B. Là thiết bị biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng. C. Có suất điện động nhỏ hơn pin hóa học. D. Lớp bán dẫn loại p luôn là cực dương. C©u 32 : Cho hai nguồn sáng kết hợp cách nhau S1S2= 5mm, khoảng cách D = 2m. Quan sát vân giao thoa trên màn, người ta thấy khoảng cách từ vân sáng thứ năm đến vân trung tâm là 1,5mm. Bước sóng λ của nguồn sáng bằng A. 0,75mm B. 0,45mm C. 0,55mm D. 0,65mm C©u 33 : Chọn câu đúng: Hiện tượng quang điện bên trong là hiện tượng A. Bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng B. Giải phóng electron khỏi kim loại bằng cách đốt nóng C. Giải phóng electron khỏi một chất bằng cách bắn phá ion D. Giải phóng electron khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi bị chiếu sáng C©u 34 : Tìm phát biểu ĐÚNG. Dựa vào thuyết sóng ánh sáng, ta không thể giải thích được: A. Hiện tượng giao thoa ánh sáng. B. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng. C. Hiện tượng quang điện. D. Hiện tượng tán xạ ánh sáng. C©u 35 : Phát biểu nào sau đây là đúng A. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch. B. quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy. C. quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy. D. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên tục. C©u 36 : Hiện tượng quang điện là hiện tượng khi chiếu sáng bước sóng thích hợp vào kim loại, thì sẽ làm bật ra A. Các nơtrôn B. Các phôtôn. C. Các êlectrôn D. Các hạt phôtôn. C©u 37 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe sáng là 1mm. Chiếu vào hai khe một bức xạ điện từ có bước sóng 0,5mm thì tại điểm M cách vân trung tâm 3mm có vân sáng bậc 3. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là: A. 2m B. 1,5m C. 1,8m D. 2,4m C©u 38 : Trong máy quang phổ lăng kính, chức năng của ống chuẩn trực là: A. Phân tích chùm sáng phức tạp thành các thành phần đơn sắc. B. Tạo chùm tia song song chiếu đến hệ tán sắc C. Thu ảnh quang phổ. D. Làm tăng độ sáng của chùm sáng cần phân tích. C©u 39 : Chọn phát biểu SAI: Khi nói về hiện tượng tán sắc ánh sáng: A. Để quan sát được hiện tượng tán sắc thì ánh sáng truyền qua lăng kính phải là ánh sáng trắng. B. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi truyền qua lăng kính. C. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc có màu từ đỏ đến tím. D. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định. C©u 40 : Chọn câu trả lời sai: Tia tử ngoại. A. Bị thủy tinh và nước hấp thụ mạnh B. Là các bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng tím. C. Có cùng bản chất với ánh sáng thấy được. D. Tất cả các vật khi bị nung nóng trên đều phát ra tia tử ngoại
Tài liệu đính kèm: