Đề kiểm tra học kỳ 1 năm 2014-2015 mã đề 406 môn vật lý – Khối 12 – Trắc nghiệm 40 câu

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1055Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ 1 năm 2014-2015 mã đề 406 môn vật lý – Khối 12 – Trắc nghiệm 40 câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm 2014-2015 mã đề 406 môn vật lý – Khối 12 – Trắc nghiệm 40 câu
Trường THPT MẠC ĐĨNH CHI
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM 2014-2015
	MÃ ĐỀ 406	Môn VẬT LÝ – Khối 12 – Trắc nghiệm 40 câu
Thời gian 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề có 4 trang
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Con lắc đơn chiều dài 4m treo tại nơi có gia tốc g = π2m/s2. Chu kỳ dao động bé là
2 s 	B. 4 s 	C. 2π s 	D. 4π s 
Vật dao dộng trên trục Ox với biểu thức ly độ: x = 10cos(20t) (x tính cm; t tính s). Ly độ của vật tại thời diểm t = 0 là 
-10cm 	B. 0	C. 10cm 	D. 5cm 
Con lắc lò xo nằm ngang, vật nặng khối lượng m = 2kg dao dộng diều hòa trên đoạn thẳng MN. Tốc dộ của vật khi di qua vị trí trung diểm O của đoạn MN là 1m/s. Gốc thế năng tại vị trí O, thế năng đàn hồi lò xo khi vật ở vị trí M là
1 mJ 	B. 10mJ 	C. 100mJ 	D. 1000mJ 
Chất điểm dao động trên trục Ox với biểu thức ly độ: x = 20cos(5t + π/2) (x tính cm; t tính s). Tốc độ của chất diểm tại thời diểm t = 0 là 
1cm/s 	B. 10cm/s 	C. 1m/s 	D. 100m/s 
Chất điểm dao động diều hòa với tần số góc 8(rad/s). Thời diểm t1 chất diểm đi qua vị trí có ly độ x1 = 12cm. Thời diểm t2 = t1 + 21π/16 (s) tốc độ của chất diểm là
1,5cm/s 	B. 96cm/s 	C. 48cm/s 	D. 72cm/s 
Một lò xo nhẹ, độ cứng 20N/m nằm ngang trên sàn không ma sát, một đầu cố dịnh, đầu còn lại gắn vật nặng khối lượng m = 200g. Kéo vật dọc theo trục lò xo một doạn nhỏ rồi thả, chu kỳ dao động của vật là 
2π/5 (s)	B. π/10 (s)	C. π/5 (s)	D. π/2 (s) 
Gia tốc trong dao động điều hòa biến đổi
cùng pha với li độ. 	C. ngược pha với li độ.
vuông pha so với li độ. 	D. lệch pha π/4 so với li độ.
Một sóng ngang lan truyền trên đường thẳng đi từ điểm O đến M (với OM = 15cm) trên đường thẳng đó với bước sóng λ = 1,9cm. Số diểm dao động ngược pha với O trên đoạn OM là 
6	B. 7	C. 8	D. 9
Cường độ âm tại một vị trí đo được là I = 10-5W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là Io = 10-12W/m2. Mức cường độ âm tại vị trí đó là
7 dB	B. 70 dB	C. 50 dB	D. 5 dB 
Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng diện tức thời chạy qua đoạn mạch đó có các biểu thức lần lượt là: u = 1002cos(100πt) (V) và i = 22cos(100πt + π/3) (A). Công suất tiêu thụ trung bình của đoạn mạch bằng
200W	B. 150W	C. 120W	D. 100W 
Một điện áp xoay chiều u = 100cos(200πt) (u tính V, t tính s). Giá trị điện áp tại thời diểm t = 1s bằng 
1V	B. 10V	C. 50V	D. 100V
Biểu thức cường dộ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch có dạng: i = 32cos(120πt) (A). Tần số dòng điện chạy qua mạch bằng
50Hz 	B. 60Hz 	C. 100Hz 	D. 120Hz 
Sóng ngang là sóng có phương dao động
	A. nằm ngang. 	B. vuông góc với phương truyền sóng.
	C. trùng với phương truyền sóng. 	D. thẳng đứng.
Đặt vào hai đầu điện trở thuần R = 100Ω một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 200V. Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện chạy qua điện trở R là
1A	B. 2A	C. 3A	D. 4A 
Khi mức cường độ âm tại một điểm gây bởi một nguồn tăng thêm 30 dB thì tại điểm đó cường dộ âm đã tăng 
30 lần	B. 300 lần	C. 100 lần	D. 1000 lần
Mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 100Ω và một tụ điện có diện dung C = 100µF. Điện áp giữa hai đầu mạch có biểu thức u = 200cos(100t) (V). Biểu thức cường dộ dòng diện tức thời qua mạch là
i = 2cos(100t – π/3) (A)	C. i = 22cos(100t + π/4) (A)
i = 2cos(100t – π/2) (A)	D. i = 2cos(100t + π/4) (A)
Biểu thức cường dộ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch có dạng: i = 22cos(100πt + π/4) (A). Giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện bằng
2A	B. 2 A	C. 4A	D. 42 A
Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi điều hòa 
cùng pha so với gia tốc. 	C. ngược pha so với gia tốc. 
sớm pha π/2 so với gia tốc.	D. chậm pha π/2 so với gia tốc.
Đặt một diện áp xoay chiều vào hai đầu mạch AB gồm một diện trở thuần R và một tụ điện C mắc nối tiếp thì tỷ số điện áp hiệu dụng giữa hai đầu diện trở thuần R và điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ C là 0,7. Hệ số công suất của đoạn mạch AB xấp xỉ là 
0,753. 	B. 0,357. 	C. 0,573. 	D. 0,375. 
Chất điểm dao động trên trục Ox với biểu thức ly độ: x = 8cos(πt – π/3) (x tính bằng cm; t tính bằng s). Tốc độ trung bình của chất diểm trong một chu kỳ dao động là
32cm/s 	B. 16cm/s 	C. 8cm/s 	D. 4cm/s 
Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên 28cm treo thẳng đứng tại nơi có g = π2m/s2. Gắn vật nặng vào đầu dưới, khi cân bằng lò xo có chiều dài 32cm. Chu kỳ dao dộng của hệ bằng
0,2s 	B. 0,3s 	C. 0,4s 	D. 0,5s 
Mạch điện xoay chiều gồm một điện trở thuần R = 60Ω và một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,8H. Tần số góc dòng điện chạy qua mạch là ω = 100rad/s. Tổng trở đoạn mạch có giá trị
20Ω	B. 140Ω	C. 100Ω	D. 80Ω
Tạo sóng dừng tần số 20Hz trên sợi dây đàn hồi căng ngang. Biết khoảng cách giữa hai nút cạnh nhau bằng 15cm. Tốc độ truyền sóng trên dây bằng
3 m/s 	B. 2/3 m/s 	C. 6 m/s 	D. 1,5 m/s 
Một sóng cơ học lan truyền dọc theo trục Ox với biểu thức ly dộ sóng: u = 5cos(20t – 8x) (u và x tính bằng cm; t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên trục Ox là 
2,5m/s 	B. 25m/s 	C. 2,5cm/s 	D. 25cm/s 
Mạch điện gồm một điện trở thuần R mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần L, một tụ diện C và một ampe kế lý tưởng. Đặt vào hai đầu mạch một diện áp xoay chiều thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là 50V và số chỉ ampe kế là 2A Công suất trung bình của doạn mạch là 
50W	B. 80W	C. 100W 	D. 125W
Chất điểm dao động diều hòa. Tốc dộ khi qua vị trí cân bằng là π (m/s). Tốc độ trung bình khi chất diểm đi từ vị trí cân bằng đến vị trí biên là 
1 m/s	B. 3 m/s	C. 4 m/s	D. 2 m/s
Đoạn mạch gồm một điện trở thuần R = 50Ω và một cuộn cảm thuần độ tự cảm L ghép nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều tần số 60Hz thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm bằng nhau. Giá trị L bằng 
1/2π (H). 	B. 5/π (H). 	C. 2/15π (H). 	D. 5/12π (H).
Mạch điện xoay chiều gồm hai trong ba phần tử (điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có diện dung C) ghép nối tiếp. Điện áp hai đầu mạch và cường độ dòng diện chạy qua mạch có dạng: u = 200cos(200t – π/3) (u tính V, t tính s) và i = 2cos(200t – π/12) (i tính A, t tính s). Giá trị mỗi phần tử trong mạch là
R = 100Ω, C = 100µF	B. R = 100Ω, C = 50µF	C. R = 50Ω, L = 100µH	D. R = 10Ω, C = 50µF
Một sóng cơ tần số 100Hz lan truyền trong môi trường với vận tốc 10m/s. Bước sóng có giá trị
10cm 	B. 1cm 	C. 0,1cm 	D. 0,01cm 
Tại thời điểm t, điện áp xoay chiều u = 200cos(100πt - π/5)(u tính V, t tính s) có giá trị 100V và đang giảm. Sau thời điểm đó 1/300 (s), điện áp này có giá trị là
 - 100 V. 	B. –100 V. 	C. 100 V. 	D. 200 V.
Đoạn mạch gồm một diện trở thuần R, một cuộn cảm thuần L và một tụ điện C ghép nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch điện áp u = 4052cos(ωt) (V) thì điện áp hiệu dụng hai đầu mỗi phần tử L, C theo thứ tự là 444V, 120V. Hệ số công suất đoạn mạch là	
0,6	B. 0,8	C. 0,4	D. 0,5
Hai nguồn kết hợp cùng phương thẳng đứng, cùng pha A và B tạo thành sóng kết hợp lan truyền trên mặt nước với bước sóng là 2,4cm. Xét phần tử nước tại điểm M trên mặt thoáng có các khoảng cách AM = 25cm và BM = 11,8cm. Coi biên độ sóng truyền đi không đổi. Trạng thái dao dộng của phần tử nước tại M là
dao động với biên độ cực đại	C. đứng yên
dao động với biên độ bằng một nửa biên dộ cực đại	D. dao động với biên độ bằng biên độ của nguồn 
PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
Phần A. Theo chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Vật khối lượng 200g dao động điều hòa với biên độ 10cm và tần số góc 10 (rad/s). Trong quá trình dao dộng, động năng của vật có thể nhận giá trị nào sau đây
90 mJ	B. 100 J	C. 1J	D. 120 mJ
Đặt tại O trong môi trường đồng nhất đẳng hướng một nguồn âm nhỏ. Nếu đặt thêm tại O một nguồn nữa giống hệt nguồn ban đầu thì mức cường độ âm tại một điểm M nào đó cách O một khoảng xác định sẽ tăng thêm một lượng xấp xỉ 
3dB 	B. 2dB 	C. 1dB 	D. 4dB 
Hai dao dộng trên cùng trục Ox có các biểu thức ly dộ x1 = 6cos(10t + π/6) (cm) và x2 = 12cos(10t - π/2) (cm). Biểu thức ly độ dao động tổng hợp có dạng 
x = 6cos(10t - π/6) (cm) 	C. x = 12cos(10t + 2π/3) (cm)
x = 63cos(10t + π/3) (cm)	D. x = 63cos(10t - π/3) (cm)
Điện áp xoay chiều có biểu thức u = 220cos(100πt) (V) có giá trị hiệu dụng xấp xỉ
155,56V	B. 220V	C. 311,12V	D. 127,01V
Hai chất diểm (1) và (2) cùng dao động điều hòa, với cùng biên độ trên cùng trục Ox quanh vị trí cân bằng chung O với các chu kỳ dao động tương ứng T1 = nT2 . Khi hai chất diểm gặp nhau thì tỷ số các tốc độ của chúng tương ứng bằng 
v1/v2 = n	B. v1/v2 = 1/n	C. v1/v2 = n2 	D. v1/v2 = n 
Chất điểm dao dộng trên trục tọa độ Ox với biểu thức tọa độ x = 10cos2(20t) (x tính cm; t tính s). Tốc độ cực đại của chất điểm bằng 
100m/s 	B. 2m/s 	C. 200m/s 	D. 1m/s 
Mạch điện RLC, trong đó cuộn dây thuần cảm và R là biến trở. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều ổn định. Khi chỉnh R, công suất tiêu thụ cực đại của mạch là Pmax. Nếu chỉnh R sao cho công suất tiêu thụ bằng 0,9Pmax thì khi đó hệ số công suất của đoạn mạch xấp xỉ bằng 
0,948	B. 0,847	C. 0,810	D. 0,900 
Con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa với chu kỳ 0,4s tại nơi có g = π2 m/s2. Giữ vật tại vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ, khi vật nặng ở vị trí thấp nhất thì một phần của vật bị rời ra khỏi vật, phần còn lại vẫn dính vào lò xo tiếp tục dao động với biên dộ có thể nhận giá trị nào sau đây
1,9 cm 	B. 2,8 cm 	C. 3,7 cm 	D. 4,3cm 
Phần B. Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Điện tích trên một bản tụ của mạch dao dộng LC biến thiên theo quy luật: q = 100cos(4000t) (q tính nC, t tính s). Giá trị cực đại của cường độ dòng điện chạy qua mạch bằng
40µA	B. 4µA	C. 400µA	D. 4000µA
Kim phút của một đồng hồ tròn lớn là một thanh mảnh, thẳng, dồng chất, khối lượng 2kg dài 1,2m quay đều quanh trục đi qua một đầu thanh và vuông góc với thanh. Động năng của kim phút xấp xỉ bằng
1,462.10-6(J)	B. 2,924.10-6(J)	C. 3,655.10-7(J)	D. 7,310.10-7(J)
Giả sử trái đất là khối cầu đồng chất. Xét chuyển động tự quay của trái đất quanh trục Bắc Nam. Khi có doàn người di chuyển dọc theo một kinh tuyến từ vĩ độ 20o đến vĩ độ 10o (đều thuộc bắc bán cầu) thì tốc dộ góc của trái đất
tăng 	B. không dổi	C. giảm 	D. tăng rồi giảm
Hai xe (1) và (2) cùng chuyển động trên một đường thẳng với các tốc độ tương ứng v1 = 20m/s và v2 = 25m/s. Xe (1) phát ra âm có tần số riêng fo = 200Hz. Cho tốc dộ truyền âm bằng 330m/s. Tần số mà tài xế xe (2) ghi nhận được khi xe (1) đuổi theo xe (2) có giá trị xấp xỉ là
196,77Hz	B. 202,85Hz 	C. 174,28Hz	D. 229,03Hz 
Điện áp xoay chiều có biểu thức u = 220cos(100πt) (V) có giá trị hiệu dụng xấp xỉ
155,56V	B. 220V	C. 311,12V	D. 127,01V
Chất điểm dao dộng trên trục tọa độ Ox với biểu thức tọa độ x = 10cos2(20t) (x tính cm; t tính s). Tốc độ cực đại của chất điểm bằng 
100m/s 	B. 2m/s 	C. 200m/s 	D. 1m/s 
Một vật răn quay quanh trục cố định Δ với tốc dộ góc 15(rad/s). Biết momen động lượng của vật rắn đối với trục Δ là 0,8(kgm2/s). Động năng của vật rắn bằng
12J	B. 6J	C. 3J	D. 1,5J
Mạch điện RLC, trong đó cuộn dây thuần cảm và R là biến trở. Đặt vào hai đầu mạch điện áp xoay chiều ổn định. Khi chỉnh R, công suất tiêu thụ cực đại của mạch là Pmax. Nếu chỉnh R sao cho công suất tiêu thụ bằng 0,9Pmax thì khi đó hệ số công suất của đoạn mạch xấp xỉ bằng 
0,948	B. 0,847	C. 0,810	D. 0,900 

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐề Kiểm tra Học Kỳ 1 - Khối 12 (2014-2015)- 406.docx