Trường TH Tân Phước Tây Họ và tên: Lớp: 2/ Lớp: 2/ Thứ , ngày..tháng 7 năm 2016 KIỂM TRA LẠI LẦN II (2015-2016) MÔN: TIẾNG VIỆT - Lớp 2 Điểm Giám thị 1 Giám thị 2 Giám khảo I Giám khảo II Lời nhận xét Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt: Cho văn bản sau: BÁC HỒ RÈN LUYỆN THÂN THỂ Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc: - Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. - Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. Theo tập sách Đầu nguồn I. Đọc thành tiếng: Đọc một đoạn văn của bài “Bác Hồ rèn luyện thân thể” II. Đọc thầm và làm bài tập: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây: 1.Câu chuyện này kể về việc gì ? a. Bác Hồ rèn luyện thân thể. b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. c. Bác Hồ tập leo núi với đôi bàn chân không. 2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào ? a. Dậy sớm, luyện tập. b. Chạy, leo núi, tập thể dục. c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh 3.Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì?” a. Sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. b. Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét. c. Bác tập leo chân không cho quen. 4. Bộ phận in đậm trong câu “Bác tập chạy ở bờ suối.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Làm gì ? b. Là gì ? c. Như thế nào ? 5. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau ? a. Leo - chạy. b. Chịu đựng - rèn luyện. c. Luyện tập - rèn luyện. 6. Bộ phận in đậm trong câu: Bác Hồ rèn luyện thân thể. trả lời cho câu hỏi nào? a. Cái gì ? b. Ai ? c. Con gì ? 7. Khi luyện tập, có đồng chí nhắc “Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.”, Bác trả lời thế nào? B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết đoạn văn: 1. Chính tả: (nghe – viết) Bài “Chiếc rễ đa tròn” Chiếc rễ đa tròn Buổi sớm hôm ấy, như thường lệ, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió hôm qua đã làm nó rơi xuống. 2. Tập làm văn: Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4, 5 câu) nói về một con vật mà em thích. Gợi ý: 1. Đó là con gì? ở đâu ? 2. Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ? 3. Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ? HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA LẠI LẦN 2 (2015-2016) Môn : Tiếng Việt (Lớp 2) I. Bài kiểm tra đọc: 1. Đọc thành tiếng: (2.5 điểm); GV cho học sinh bốc thăm đọc một trong 1đoạn của bài “Bác rèn luyện thân thể.” * Chú ý: Tránh trường hợp 2 học sinh được kiểm tra liên tiếp đọc 1 đoạn giống nhau. - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do GV nêu. - GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ, ngắt nghỉ hơi đúng, tốc độ đọc đạt yêu cầu (1.5 điểm) ( Đọc sai dưới 3 tiếng: 1.25 điểm; đọc sai 3 hoặc 4 tiếng: 1 điểm; đọc sai 5 hoặc 6 tiếng: 0.75 điểm; đọc sai 7 hoặc 8 tiếng: 0.5 điểm. + Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm. ( Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai ý hoặc không trả lời được: 0 điểm. 2. Đọc thầm: (3.5 điểm) Đúng mỗi câu được 0,5 điểm. Câu 1: a Câu 2: c Câu 3: b Câu 4: a Câu 5: c Câu 6: b Câu 7: Viết đúng câu: Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. II. Bài kiểm tra viết: 1. Chính tả: (2 điểm) Viết sai mỗi từ trừ 0.25 điểm( thiếu chữ, thiếu dấu thanh, viết hoa không đúng) Lưu ý: Học sinh viết không đúng độ cao, khoảng cách, bài viết không sạch sẽ bị trừ 0.5 điểm toàn bài. Tập làm văn: ( 2 điểm) Học sinh viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu theo gợi ý đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (2đ). (Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, có thể cho các mức điểm: 1.75, 1.5, 1.25, 1, 0.75, 0.5).
Tài liệu đính kèm: