Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 12

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 627Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Sinh học lớp 12
NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA
CÂU HỎI NHẬN BIẾT (12 CÂU, 4 điểm)
Câu 1: Cá rô phi Việt Nam sinh trưởng và phát triển trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C – 420C, khoảng giá trị
này được gọi là:
Nơi ở	B. Ổ sinh thái	C. Giới hạn sinh thái	D. Sinh cảnh
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
Rễ các cây thông gần nhau thường nối liền với nhau.
Bồ nông thường đi kiếm ăn theo bầy đàn.
Một số loài cá, có hiện tượng ăn thịt đồng loại khi thiếu thức ăn.
Đàn bò rừng sống tập trung.
Câu 3: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
dữ liệu nào sau đây?
A. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
B. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
C. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
D. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 4: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển
B. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
Câu 5: Trong các hình thức biến động số lượng cá thể quần thể sinh vật sau đây, dạng biến động
nào không theo chu kỳ:
Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
B. Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
C. Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
D. Số lượng ve sâu tăng vào mùa hè, giảm vào các mùa khác trong năm.
Câu 6: Trong quần xã sinh vật, loài nào sau đâycó tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối
lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã?
A. loài chủ chốt.	B. loài đặc trưng.	C. loài ngẫu nhiên.	D. loài ưu thế.
Câu 7: Trong quần xã sinh vật, kiểu quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi còn loài kia
không có lợi cũng không có hại là:
A. quan hệ hội sinh. 	B. quan hệ cộng sinh.
C. quan hệ vật chủ - vật kí sinh.	D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 8: Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây hình thành năng suất sơ cấp:
Động vật ăn cỏ	B. Động vật ăn thịt
C.Thực vật quang hợp	D. Sinh vật phân giải
Câu 9: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật nào sau đây là sinh vật tiêu thụ bậc 2:
chim chích và ếch xanh.
rắn hổ mang.
rắn hổ mang và chim chích.
châu chấu và sâu.
Câu 10: Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây?
A. Vi khuẩn cố định nitơ.
B. Vi khuẩn phản nitrat hóa.
C. Các cây họ đậu.
D. Động vật đa bào.
Câu 11: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm nào sau đây:
A. sinh vật phân giải.
B. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
C. sinh vật tiêu thụ bậc 1.
D. sinh vật sản xuất.
Câu 12: Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Đồng rêu hàn đới. 	 B.Rừng rụng lá ôn đới.
C.Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga). D.Rừng mưa nhiệt đới.
THÔNG HIỂU (12 CÂU, 4 điểm)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây về ổ sinh thái và nơi ở là đúng ?
Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.
Nơi ở của các loài khác nhau hoàn toàn khác nhau.
Ổ sinh thái hai loài khác nhau không trùng nhau.
Hai loài có ổ sinh thái khác nhau không cùng một nơi ở.
Câu 2: Trong các tập hợp cá thể sau đây, tập hợp nào là quần thể sinh vật?
Các con cá trong hồ.
Các con cá rô phi đơn tính trong ao.
Các cây ven hồ.
Các cây sim trên đồi.
Câu 3: Khi số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới kích thước tối thiểu,quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong, có bao nhiêu giải thích sau đây đúng:
Khả năng hỗ trợ trong quần thể giảm
Hiện tượng giao phối gần dễ xảy ra
Khả năng sinh sản giảm
Sự cạnh tranh diễn mạnh hơn
1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 4: : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A.Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
C.Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản.
D. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
Câu 5: Cho các quần xã sinh vật sau: 
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. 	(2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế. 
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. 	(4) Rừng lim nguyên sinh. 	(5) Trảng cỏ. 
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn là 
A. (5) → (3) → (1) → (2) → (4). 	B. (2) → (3) → (1) → (5) → (4). 
C.(4) → (1) → (3) → (2) → (5).	D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2). 
Câu 6: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật mà không có ở quần thể sinh vật?
Tính đa dạng 
Tỉ lệ giới tính
Cấu trúc tuổi
Mật độ cá thể
Câu 7: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ:
A. bậc 3. 	B. bậc 1. 	C.bậc 2.	D. bậc 4. 
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?
Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
Câu 9: Có bao nhiêu hoạt động sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?
(1)Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá.
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.
(4) Bảo vệ các loài thiên địch.
A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 10: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?
A.Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật.
B.Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp.
C.Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
D.Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A.Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C.Diễn thế nguyên sinh làm thay đổi thành phần loài ưu thế trong quần xã.
D. Diễn thế thứ sinh làm giảm sự đa dạng của quần xã.
Câu 12: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?
Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
Tránh đốt rừng làm nương rẫy
Xây dựng nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng
Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng nguyên sinh
1	B. 2	C. 3	D. 4
VẬN DỤNG THẤP (3 CÂU, 1 điểm)
Câu 1: Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể,kết luận nào sau đây không đúng?
A.Mức sinh sản của quần thể là số cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.
B.Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
C.Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một đơn vị thời gian.
D.Mức sinh sản và mức tử vong của quần thể có tính ổn định,không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
D. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
Câu 3: Cho chuỗi thức ăn:Câyngô→Sâuănlángô→Nhái→Rắnhổmang→Diềuhâu.Trong chuỗi thức ăn này, những mắt xích vừa là nguồn thức ăn của mắtxích phía sau,vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước là:
A.sâuănlángô,nhái,rắnhổ mang.	B. câyngô,sâuănlángô,nhái.
C.nhái,rắnhổ mang,diềuhâu.	D.câyngô,sâuănlángô,diềuhâu.
VẬN DỤNG CAO (3 CÂU, 1điểm)
Câu 1: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11180.	B. 11020.	C. 11220.	D. 11260.
Câu 2: Vào trung tuần tháng 7 năm 2002, người dân ở vùng biển Bình Thuận chắc hẳn không quên hiện tượng nước biển bỗng đỏ rực, sau chuyển sang xanh thẫm, rồi đen ngòm như nước cống. Cua, cá chết la liệt, san hô chết bạc trắng, rong biển, cỏ biển cũng chết. Hầu hết sinh vật biển bị tiêu diệt. Đó là chính là hiện tượng thủy triều đỏ, hiện tượng này là hệ quả của mối quan hệ nào trong quần xã?
Cộng sinh	B. Hội sinh 	C. Ức chế - cảm nhiễm D. Cạnh tranh
Câu 3: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: 
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 9% và 10%.	B. 12% và 10%.	C. 10% và 12%.	D. 10% và 9%.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_SINH_12_HOC_KI_2_THEO_MA_TRAN_NHAN_BIET_THONG_HIEU_VAN_DUNG_THAP_VAN_DUNG_CAO.doc