Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 6 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 559Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 6 - Năm học 2016-2017
ĐỀ SỐ 6
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn 9
I. Phần trắc nghiệm: (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.(mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Tác giả của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là ai?
A. Nguyễn Duy
C. Thanh Hải
B. Hữu Thỉnh
D. Chế Lan Viên
Đáp án C
Câu 2: Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được sáng tác năm nào?
A. Năm 1975.
C. Năm 1978
B. Năm 1976.
D. Năm 1980.
Đáp án B 
Câu 3: Những hình ảnh nào thể hiện ước nguyện của nhà thơ trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”?
A. Cành hoa, con chim hót.
B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh.
C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến. 
D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai.
Đáp án C 
Câu 4: Hình ảnh đặc sắc nhất trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là?
A. Hình ảnh cành hoa.
C. Hình ảnh nốt nhạc trầm.
B. Hình ảnh con chim hót.
D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ.
Đáp án D 
Câu 5: Giọng điệu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?
A. Hoành tráng
C. Trang nghiêm, sâu lắng.
B. Buồn bã, đau khổ.
D. Thiết tha, đau xót, tự hào.
Đáp án C, D (mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) 
Câu 6: Thủ pháp nghệ thuật nào được Viễn Phương sử dụng thành công nhất trong bài thơ “Viếng lăng Bác”?
A. Ẩn dụ, so sánh.
C. Cặp hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi.
B. Hoán dụ, biểu tượng.
D. Hình ảnh biểu tượng.
Đáp án C 
II. Phần tự luận: (7,0 điểm).
 Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải có câu: 
Ta làm con chim hót.
Câu 1: (1,0 điểm) Hãy chép chính xác bảy câu thơ tiếp nối câu thơ trên và cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
Đáp án:
- Chép đúng đoạn thơ đạt 0,5 điểm – chép sai hai từ trừ 0,25 điểm.
 “ Ta làm con chim hót 
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
 Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc »
- Hoàn cảnh ra đời: (0,5 điểm) Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.
Câu 2: (1,0 điểm) Nêu và nhận xét về mạch cảm xúc của bài thơ?
Đáp án:
+ Bài thơ bắt đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. (0,5 điểm)
+ Từ cảm xúc trước trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước. (0,5 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”?
Đáp án:
Ý nghĩa nhan đề: 
+ Mùa xuân nho nhỏ: gắn với mùa xuân của thiên nhiên, đất nước (0,5 điểm)
+ Mùa xuân nho nhỏ: ẩn dụ cho khát vọng sống, lí tưởng sống đẹp đẽ, cao quý của nhà thơ muốn hiến dâng những gì cao đẹp nhất của đời mình để góp phần làm nên mùa xuân lớn của cuộc đời. (1,0 điểm)
Câu 4: (3,5 điểm) Mở đầu đoạn văn phân tích tám câu thơ trên một bạn học sinh viết: “Từ cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước, Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời.”
 Coi đây là câu mở đoạn, em hãy hoàn chỉnh đoạn văn trên với độ dài khoảng từ 10 đến 12 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ. (gạch chân lời dẫn trực tiếp và câu hỏi tu từ)
Đáp án:
- Hình thức: Viết đúng đoạn văn có câu đã cho đứng đầu đoạn văn, đảm bảo đủ số câu. (0,5 điểm)
- Nội dung: (2,0 điểm)
 Cần đảm bảo các ý sau:
+ Khát vọng cao đẹp được dâng cuộc đời mình là mùa xuân nho nhỏ vào hòa nhập với mùa xuân lớn của đất nước, của thiên nhiên. (0,5 điểm)
+ Ước nguyện khiêm nhường được là “nốt trầm xao xuyến” trong dàn nhạc bất tận của cuộc đời chung tươi đẹp, không phô trương, không ồn ào mà sâu lắng, mà mãnh liệt. Ước muốn dâng hiến cao đẹp bất chấp thời gian và tuổi tác. (0,75 điểm)
+ Ước mong tha thiết của một con người từng trải được sống đẹp, sống có ích. Đó là vấn đề nhân sinh quan – vấn đề ý nghĩa của đời sống cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. (0,75 điểm)
- Có lời dẫn trực tiếp gạch chân. (0,5 điểm)
- Câu hỏi tu từ cuối đoạn gạch chân. (0,5 điểm)
 Đoạn văn quá dài (quá ngắn) hoặc nhiều đoạn (sai kiểu đoạn) trừ 0,5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe so 6_nguvan9_TD.doc