Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 19 - Năm học 2016-2017

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 19 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 19 - Năm học 2016-2017
ĐỀ SỐ 19
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017	
Môn: Ngữ văn 9 
PHẦN I .TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm).
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất.
 “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Bởi vì học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại. Mỗi loại học vấn đến giai đoạn hôm nay đều là thành quả của nhân loại nhờ biết phân công, cố gắng tích lũy ngày đêm mà có. Các thành quả đó sở dĩ không bị vùi lấp đi, đều là do sách vở ghi chép lại”
1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
A. Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi
B. Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm
C. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan
D. Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của la Phông-ten – H.Ten
Đáp án : B
2. Đoạn văn trên chủ yếu sử dụng thao tác nghị luận nào?
A. Giải thích 
B. Chứng minh 
C. Phân tích 
D. Tổng hợp
Đáp án : A
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
A. Bàn về việc đọc sách của mọi người.
B. Bàn về các thành tựu khoa học của nhân loại.
C. Bàn về ý nghĩa to lớn của sách.
D. Bàn về con đường học vấn.
Đáp án : C
4. Theo em, học vấn là gì?
A. Những kiến thức về văn học.
B. Những kiến thức về khoa học – kĩ thuật.
C. Tài năng bẩm sinh của con người.
D. Những kiến thức tích luỹ được qua học tập
Đáp án : D
5. Từ “Bởi vì” đầu câu văn thứ hai thuộc phép liên kết nào?
A. Phép lặp 
B. Phép thế 
C. Phép nối 
D. Phép trái nghĩa
Đáp án : C
6. Câu văn “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo?
A. Câu đơn 
B. Câu ghép 
C. Câu rút gọn 
D. Câu đặc biệt.
Đáp án : B
PHẦN II . TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi?
Điểm
Yêu cầu kiến thức
Điểm
1 điểm
Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi được viết năm 1948.
Đó là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại chiên khu Việt Bắc và được in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học”.
0,5
0,5
Câu 2: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” tác giả Vũ Khoan cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Điều đó có đúng không? Vì sao?
Điểm
Yêu cầu kiến thức
Điểm
1điểm
 Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
0.5
Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội.
0,5
Câu 3: Nêu một số thành ngữ, tục ngữ được tác giả Vũ Khoan sử dụng trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng?
Điểm
Yêu cầu kiến thức
Điểm
1,5 điểm
Những thành ngữ, tục ngữ được dùng trong văn bản: Nước đến chân mới nhảy; Liệu cơm gắp mắm; Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Trâu buộc ghét trâu ăn; Bóc ngắn cắn dài(HS nêu được 3 đáp án được 0,5đ)
0,5
Tác dụng: 
+ Những thành ngữ, tục ngữ trong văn bản tạo được sự dung dị, dễ hiểu và gần gũi của bài viết, người viết với người đọc.
 + Tạo sự đậm đà, ý vị cho một vấn đề quan trọng có tính chất chính trị , xã hội của đất nước trong một thời điểm lịch sử. 
0,5
0,5
Câu 4: Trong văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten” tác giả Hi-pô-lít Ten viết: “Ông (La Phông-ten) để cho Buy-phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc”. Em hãy viết một đoạn văn từ 10-12 câu theo cách lập luận Tổng – Phân - Hợp để làm sáng tỏ nhận xét trên của tác giả. Trong đoạn văn có sử dụng câu có thành phần cảm thán và phép liên kết phép thế.( Gạch chân dưới thành phần cảm thán và phép thế).
Đáp án: 
Điểm
Yêu cầu kiến thức
Điểm
 3,5 điểm
Đoạn văn:
*Yêu cầu hình thức:
 + Viết đúng hình thức một đoạn Tổng- Phân – Hợp có câu chủ đề đầu đoạn nêu vấn đề và câu kết đoạn khái quát vấn đề. 
+ Có một câu có thành phần cảm thán và có phép liên kết phép thế( gạch dưới thành phần cảm thán và phép thế) 
0,5
0,5
 *Yêu cầu về nội dung: 
Thân đoạn học sinh trình bày theo mạch cảm xúc của mình nhưng có thể đảm bảo các ý sau:
 * Buy-phông “dựng một vở bi kịch về sự độc ác” vì:
 - Sự độc ác của loài sói khiến chúng rơi vào bi kịch phải sống cô độc, không tin tưởng, không đoàn kết lâu dài với đồng loại.
- Vì độc ác nên chúng rơi vào bi kịch diện mạo: “lấm lét”, “tiếng hú rung rợn”, “mùi hôi gớm ghiếc” nên chúng được nhận xét là “hư hỏng, thật đáng ghét, sống thì có hại, chết thì vô dụng”
* La Phông-ten “dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc” vì:
- Sói tưởng mình thông minh hơn cừu non nên đã đấu trí, dồn cừu vào thế đuối lí để có lí do ăn thịt cừu non (sói kết tội cừu non làm đục nước nó uống và nói xấu nó năm ngoái) nhưng thực chất qua đoạn đối thoại, sói bộc lộ sự ngu ngốc của mình và chính sự ngu ngốc đó đã mang lại tiếng cười cho tác phẩm.
- Qua đó,H. Ten kết luận: “ Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo và vì đói nên nó hoá rồ”. Tự bản thân sói biến mình thành một trò hề thảm hại. 
+ Đoạn văn đảm bảo độ dài 10 -12 câu trình bày mạch lạc 
 ( Đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0,5 điểm)
0,5
0,5
0,75
0,75

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe so 19_nguvan9_TD.docx