Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 15 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 15 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 9 - Đề số 15 - Năm học 2016-2017
ĐỀ SỐ 15
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn 9
I. Phần 1 : Trắc nghiệm(3 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng.
 Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bon chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”
 1.Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào, tác giả là ai? 
A. Chiếc lược ngà-Nguyễn Quang Sáng
B. Làng - Kim Lân
C. Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê
D. Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
ĐÁP ÁN: C
2.“Chúng tôi” được nhắc đến trong đoạn truyện trên là những ai? 
A. Thao – Nho – Phương Định
B. Thao – Nho - Phương
C. Thao – Hoa – Phương
D. Thao – Phương Định – Hoa
ĐÁP ÁN : A
3. “ Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng” được nói đến trong đoạn trích là ai ? 
A. Những cô thanh niên xung phong
B. Tổ trinh sát mặt đường
C. Những cô gái dũng cảm
D. Ba cô gái trinh sát
 ĐÁP ÁN : B
4. Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
A. Một
B. Hai 
C. Ba
D. Bốn
ĐÁP ÁN : C
5.Câu : Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “ những con quỷ mắt đen” thuộc loại câu nào ?
A. Câu trần thuật 
B. Câu cầu khiến 
C. Câu cảm thán
D. Câu nghi vấn
ĐÁP ÁN: A
Phần in nghiêng trong câu “ Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng.” là cụm từ gì? 
A. Cụm động từ
B. Cụm danh từ
C. Cụm tính từ
D. Không là cụm gì
ĐÁP ÁN : A
II. Phần 2 : Tự luận (7đ)
Câu 1(1,đ)
Nêu hoàn cảnh sáng tác và chủ đề của tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê?
ĐÁP ÁN : HS nêu được: - Hoàn cảnh sáng tác: Truyện được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt, tác giả cũng từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.(0.5đ)
- Chủ đề: Khẳng định ngợi ca vẻ đẹp giản dị trong tâm hồn, tính cách và phẩm chất anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam nói chung, của những thanh niên xung phong nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.(0.5đ)
Câu2(1,đ)
Nhận xét về ngôi kể và nêu tác dụng của ngôi kể trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” ? 
ĐÁP ÁN : HS nêu được
- Truyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật Phương Định- nhân vật chính trong tác phẩm. (0.5đ)
-Tác dụng: (0.5đ) 
 +Tạo điều kiện thuận lợi để miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật một cách chân thực và sinh động.
 + Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
 + Cách trần thuật được linh hoạt, tự nhiên.
Câu3 (1.5 đ) 
Cho đoạn văn sau:
“ Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi.”
Có bạn cho rằng đoạn văn trên có thể viết như sau: “Chỉ có Nho, chị Thao với ngoài kia còn tôi ngồi đây và cao xạ đặt bên kia quả đồi.”
Theo em viết như vậy có ảnh hưởng gì đến hiệu quả diễn đạt?
ĐÁP ÁN : HS nêu được: Theo em viết như vậy có ảnh hưởng đến hiệu quả diễn đạt vì:
Đoạn văn của tác giả Lê Minh Khuê sử dụng những câu ngắn, câu đặc biệt, câu tỉnh lược, nhịp nhanh nhằm tạo được không khí khẩn trương vốn có trong hoàn cảnh chiến trường, đồng thời làm nổi bật từng hình ảnh mà Phương Định đang quan tâm. Điều đó thể hiện rõ sự quan tâm của cô với đồng đội và làm nổi bật sự ác liệt, hiểm nguy luôn cận kề bên họ.
Câu4: (3.5điểm):Viết đoạn văn (khoảng 10 câu), theo phép lập luận diễn dịch, nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi ” của Lê Minh Khuê. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và thành phần khởi ngữ ( gạch chân phép thế và thành phần khởi ngữ đã sử dụng).
ĐÁP ÁN : 
* Về nội dung (2.5đ):
Nêu cảm nhận về nhân vật Phương Định- hình ảnh đẹp tiêu biểu cho những cô gái thanh niên xung phong ở Trường Sơn, cho thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ.
Hoàn cảnh và công việc (0,5 điểm)
Vẻ đẹp ngoại hình(0,5 điểm)
Vẻ đẹp của phẩm chất, tâm hồn: (1,5 điểm)
 + Lí tưởng, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm
 + Dũng cảm, kiên cường, không sợ hi sinh
 + Tình đồng đội thắm thiết
 + Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng, lạc quan
* Về hình thức(1đ) :(Là đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu: 0.5đ; có sử dụng phép thế và thành phần khởi ngữ ( gạch chân phép thế và thành phần khởi ngữ đã sử dụng): 0.5đ
- Nếu vi phạm các yêu cầu trên thì mỗi lỗi sai và lỗi chính tả, ngữ pháp đều trừ 0.5đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe so 15_nguvan9_TD.doc