Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017- Trường THCS Thanh Sơn

docx 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017- Trường THCS Thanh Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017- Trường THCS Thanh Sơn
PHÒNG GD&ĐT ĐỊNH QUÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
TRƯỜNG THCS THANH SƠN 	NĂM HỌC: 2016-2017
 MÔN: NGỮ VĂN 7
 Thời gian : 90 phút 	
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Tập trung đánh giá các kiến thức, kỹ năng cơ bản của 3 mạch nội dung (Tiếng Việt - Đọc văn - Tập làm văn) trong chương trình HK II- lớp 7 theo chuẩn KTKN.
- Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào những câu hỏi và bài tập cụ thể.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 7, học kì II
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên)
- Xác định khung ma trận
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN HỌC KÌ II
KHỐI LỚP 7
Năm học: 2016 - 2017
Thời gian: 90 phút 
Mức độ
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1: 
 Tiếng việt
Tìm biện pháp liệt kê trong đoạn trích.
Tìm câu rút gọn trong đoạn trích
- Nhận biết biện pháp liệt kê dụng phổ biến trong đoạn văn.
-Nhận biết được câu rút gọn trong đoạn văn.
- Hiểu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn.
-Hiểu tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn văn.
Số câu 4
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 2
Số điểm: 
Tỉ lệ: 20 %
Số câu: 4
 Số điểm= 4 đ
Tỉ lệ: 40% 
Chủ đề 2. Văn học
- Nghị luận hiện đại Việt Nam
- Nhận biết được tác giả
- Nhận biết đươc phương thức biểu đạt. 
Số câu 2
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 5 %
Số câu: 1
Số điểm: 
Tỉ lệ: 5%
Số câu1
 điểm=1
 Tỉ lệ: 10%
Chủ đề 3
 Tập làm văn
- Văn nghị luận
Viết bài văn giải thích ve câu ca dao
Số câu 1
Số điểm 5
 Tỉ lệ 50%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu 1
 điểm = 5
Tỉ lệ: 50% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ 
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
 Tỉ lệ : 25 %
Số câu: 3
Số điểm: 2,5
 Tỉ lệ : 25 %
 Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ : 50 %
Số câu: 7
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
TRƯỜNG THCS THANH SƠN	Trường THCS Thanh Sơn
Họ và tên: 
Lớp: 7A  Số ký danh:.
 Thứngàytháng năm 2017
THI HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút
GT 1:
...................
GT 2:
...................
Số của
mỗi bài
Số mật mã
Số tờ:
.....................
Điểm bài thi
GK 1:
Số của
mỗi bài
Số mật mã
Viết số:
Viết chữ:
GK 2:
ĐỀ BÀI
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài 90 phút
I) ĐỌC HIỂU ( 5,0 điểm )
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi(2.0 điểm)
 Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
(Ca Huế trên sông Hương / Hà Ánh Minh)
Câu1. Xác định biện pháp liệt kê trong đoạn trích trên?
Câu2. Phân tích tác dụng của phép liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau:
 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi(2.0 điểm)
 Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta / Hồ Chí Minh)
Câu 3. Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau? 
Câu 4. Nói rõ tác giả sử dụng câu rút gọn nhằm mục đích gì?
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (1.0 điểm)
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”...
                                            (SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24)
Câu 5. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? 
Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
II/ TẬP LÀM VĂN
Câu 7 (5.0 điểm)
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Em hiểu như thế nào về lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao trên?
---------------------------------- Hết ----------------------------------
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
HƯỚNG DẪN CHẤM 
BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II 
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: Ngữ Văn 7
I. Hướng dẫn chung
1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Tuyệt đối tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, khuyến khích những bài viết có tính sáng tạo. Tùy theo mức độ sai phạm mà trừ điểm từng phần cho hợp lí.
2. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. Làm tròn điểm số sau khi cộng điểm toàn bài (lẻ 0.25 làm tròn thành 0.5; lẻ 0.75 làm tròn thành 1.0).
II. Đáp án và thang điểm
CÂU
YÊU CẦU
ĐIỂM
1.
2
Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
2.0
- Phép liệt kê: sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán; thong thả, trang trọng, trong sáng; tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
1.0
- Tác dụng: diễn tả được sự phong phú của các thể điệu, các cung bậc tình cảm, cảm xúc của ca Huế.
1.0
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 
2.0
- Câu rút gọn: Mỗi y đúng đươc 0,5đ
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
1.0
- Mục đích: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
1.0
3.
– Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận
1.0
– Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
0,5
- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận
0,5
4
Lời khuyên của cha ông ta qua câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
6.0
a. Về kỹ năng
- Biết cách viết văn nghị luận giải thích.
- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dùng từ đặt câu chính xác, văn phong sáng rõ.
b. Về kiến thức
Thí sinh có thể cấu trúc bài làm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
* Mở bài: giới thiệu ngắn gọn được vấn đề nghị luận.
* Thân bài:
- Nghĩa đen: bầu và bí là loại cây rau ăn quả, dây leo, tuy khác giống nhưng có chung điều kiện, hoàn cảnh sống.
- Nghĩa bóng: là lời khuyên nhủ về một thái độ sống; người sống trong cùng cộng đồng phải yêu thương đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
- Tại sao phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau?
+ Vì mỗi cá nhân không thể sống tách biệt khỏi những mối quan hệ trong cộng đồng.
+ Vì nếu mỗi cá nhân biết yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần tạo ra môi trường sống tốt đẹp. 
+ Vì tình yêu thương, giúp đỡ nhau giữa những con người trong cùng cộng đồng sẽ là nhân tố tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp con người có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc.
* Kết bài: Khái quát lại vấn đề hoặc rút ra bài học về đạo lí rút ra từ câu ca dao.
0.5
1.0
1.0
2.0
0.5
0.5
1.0
0.5
Tổng điểm
10.0
--------------------------------- Hết ------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_2_van_7_nang_luong_viet_sdt_zalo_01685053680.docx