Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn 7

doc 4 trang Người đăng nguyenlan45 Lượt xem 1082Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2013 - 2014 môn: Ngữ văn 7
PHÒNG GD & ĐT TP. BIÊN HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS TÂN AN	 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2013 - 2014
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
SƠ ĐỒ MA TRẬN
 Cấp độ
Tên chủ đề
(nội dung, chương trình)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao 
TL
TL
TL
TL
Chủ đề 1: Văn học
Văn bản văn học hiện đại.
Nhận biết được giá trị nội dung và nghệ thuật của một văn bản.
Số câu
Số điểm
1
2
1
2
Chủ đề 2: Tiếng Việt
- Các loại câu.
- Biến đổi câu.
Nêu được khái niệm hay đặc điểm một loại câu hoặc biến đổi câu. Cho ví dụ.
Viết một đoạn văn ngắn( 5-10 câu) trong đó có sử dụng các loại câu, biến đổi câu.
Số câu
Số điểm
1
1
1
1
2
2
Chủ đề 3: Tập làm văn 
 Viết bài văn nghị luận.
Viết bài văn nghị luận xã hội.
Số câu
Số điểm
1
6
1
6
Tống số câu
Tổng số điểm
2
3
1
1
1
6
4
10
Tỉ lệ
30%
10%
60%
100%	
 ĐỀ :
 Câu 1: (2 điểm)
 Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của văn bản “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn ?
Câu 2: ( 2 điểm)
2.1: Thế nào là câu chủ động ? Cho ví dụ ? (1 điểm)
2.2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu (đề tài tự chọn) trong đó có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn . Gạch chân dưới câu văn có sử dụng trạng ngữ và câu rút gọn đó ? (1 điểm)
 Câu 3: Tập làm văn (6 điểm)
 Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2điểm)
 * Nội dung:
Phê phán, tố cáo thói bàng quan, vô trách nhiệm, vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu - đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảnh thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của nhà cầm quyền gây nên.(1 điểm)
 * Nghệ thuật: 
- Xây dựng tình huống tương phản- tăng cấp và kết thúc bất ngờ, ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, sinh động.(0.5 điểm)
- Lựa chọn ngôi kể khách quan.(0.25 điểm)
- Lụa chọn ngôn ngữ kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.(0.25 điểm)
Câu 2: (1điểm) 
 2.1: Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người ,vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).(0,5đ) 
 - Học sinh cho đúng ví dụ.(0,5đ)
2.2 :Học sinh viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 10 câu (đề tài tự chọn) có chủ đề thống nhất, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. 
 - Chỉ đúng thành phần trạng ngữ (0.5đ)
 - Chỉ đúng câu rút gọn (0.5đ)
* Lưu ý: Học sinh viết được đoạn văn nhưng không chỉ đúng thành phần trạng ngữ và câu rút gọn thì không cho điểm.
 Câu 3: Tập làm văn (6 điểm) 
 A / Yêu cầu về hình thức:
- Xác định đúng thể loại : Văn chứng minh.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc các phần.
- Các dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, toàn diện và có trình tự sát với luận điểm.
- Các lí lẽ phải chặt chẽ, mạch lạc,sát với luận điểm, xoay quanh vấn đề về lòng biết ơn.
- Hành văn trôi chảy,rõ ràng không sai từ, câu,có phần liên kết, chuyển đoạn chặt chẽ.
 B/ Yêu cầu về nội dung :
 Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, song cần đảm bảo được một số ý chính sau: 
 Ý
 Nội dung
Điểm
1.Mở bài:
Nêu luận điểm cần chứng minh.
- Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
 + dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa.
+ Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lý: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 0.5 
2.Thân bài:
Trình bày các nội dung chứng minh.
a. Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: 
+ Quả: trái cây. Khi ta ăn một trái cây chín mọng ngon,ngọt ta phải nhớ tới công lao vun trồng nên cây ấy. 
- Nghĩa bóng:
 + Quả là thành quả lao động. Mọi giá trị về vật chất và tinh thần đều phải từ lao động mà có. 
+ Được hưởng mọi thành quả lao động, ta phải nhớ ơn những người có công tạo dựng nên.
0.5
0.5
b. Chứng minh vấn đề:
* Trong gia đình: 
+Con cháu hiếu thảo với ông bà ,cha mẹ .Chăm học chăm làm sống tốt đẹp làm vẻ vang cho dòng họ .Cúng giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là tập tục cổ truyền tốt đẹp và thiêng liêng của người Việt Nam
+ Tổ chức lễ chúc thọ ông bà, cha mẹ, cầu mong ông, bà, cha, mẹ sống lâu
*Trong đời sống cộng đồng, xã hội.
+ Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ
+ Nhân dân nhớ ơn đến cội nguồn, các vua Hùng, ngày giỗ tổ Hùng Vương, các anh hùng có công dựng nước và giữ nước.
+ Biết ơn Đảng và Bác Hồ.
+ Biết ơn các anh hùng liệt sĩ ( xây đài tưởng niệm, xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng)
+ Học sinh biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Nhớ ngày thương binh liệt sĩ.
+ Bệnh nhân biết ơn bác sĩ.
-> Chốt lại: Lòng biết ơn và thuỷ chung với cội nguồn là đạo lý xuyên suốt trong đời sống của con người Việt Nam.
1.0
2.0
1.0
3. Kết bài:
Nêu ý nghĩa điều được chứng minh.
- Khẳng định đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”: Đã trở thành nếp sống quen thuộc, mang đậm nét bản sắc dân tộc.
- Người Việt Nam đều có quyền tự hào về truyền thống ấy phải biết sống xứng đáng với truyền thống .
0.5 
Lưu ý :
- Chỉ cho điểm tối đa từng phần và cả bài khi bài làm của học sinh đáp ứng đầy đủ yêu cầu về nội dung và kĩ năng làm bài.
- Bài làm diễn đạt kém, nặng về trình bày ý không cho tới điểm trung bình.
 Hóa An, ngày10 tháng 04 năm 2014 
 Giáo viên ra đề
 Ngô Thị Ngọc Trang
Duyệt của Tổ Trưởng Duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docgbchfg.doc