SỞ GD - ĐT KIÊN GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1:(7.0 điểm) Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX: a. Hoàn cảnh bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần vương? b. Hãy so sánh để thấy điểm khác biệt giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) theo bảng sau: Nội dung Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế Mục đích Lãnh đạo Thành phần tham gia Địa bàn Thời gian tồn tại Phương thức đấu tranh Câu 2:(3.0 điểm) Nêu những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 – 1918? Những hoạt động đó của Người nhằm mục đích gì? --------Hết-------- Học sinh không sử dụng tài liệu.Giám thị không giải thích gì thêm ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11 (Cơ bản) NĂM HỌC 2012 - 2013 Câu 1:(7.0 điểm) a. Hoàn cảnh bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần vương? (4.0 điểm) * Hoàn cảnh bùng nổ: (1.0 điểm) - Từ năm 1883 – 1885 phải chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu tích cực chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống Pháp. - 1885 sau vụ tấn công tòa Khám sứ Pháp thất bại Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến, được nhân dân các nơi hưởng ứng sôi nổi. * Ý nghĩa lịch sử: (1.0 điểm) - Có vị trí rất to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. - Để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báu. * Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa điển hình trong phong trào Cần Vương bởi vì: (2.0 điểm – mỗi ý đúng học sinh được 0,25 điểm) + Địa bàn hoạt động rộng lớn khắp 4 tỉnh Bắc, Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). + Thời gian tồn tại hơn 10 năm (1885 -1896). + Lực lượng tham gia: đông đảo nhân dân và các dân tộc người thiểu số. + Huy động được sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân. + Nghĩa quân chế tạo được súng trường theo mẫu Pháp. + Có tổ chức tương đối chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân. + Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt + Khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng là mốc đánh dấu kết thúc phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương. b. Hãy so sánh để thấy điểm khác biệt giữa các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) với khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) theo bảng sau: (3.0 điểm) Nội dung Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế Mục đích (0,5 điểm) Đánh đuổi giặc Pháp giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương đất nước. Lãnh đạo (0,5 điểm) Văn thân, sĩ phu yêu nước. Xuất thân từ nông dân Thành phần tham gia (0,5 điểm) Đông đảo các tầng lớp nhân dân Đông đảo nông dân Địa bàn (0,5 điểm) Rộng khắp Bắc Kì và Trung Kì Vùng núi rừng Yên Thế của Bắc Giang. Thời gian tồn tại (0,5 điểm) 11 năm (1885 – 1896) 30 năm (1884 – 1913) Phương thức đấu tranh (0,5 điểm) Khởi nghĩa vũ trang Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến Câu 2:(3.0 điểm) * Những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 – 1918: (2.0 điểm) - Tiểu sử: Nguyễn Ái Quốc hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19 – 5 – 1890, trong gia đình trí thức yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.(0,5 điểm) - Hoạt động: + Ngày 5 – 6 – 1911 Nguyễn Ái Quốc rời cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. (0,5 điểm) + Từ năm 1911 đến 1917 Người bôn ba qua nhiều nước, làm nhiều nghề để kiếm sống. Người thấy rõ ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu người lao động cũng bị áp bức bóc lột dã man (0,5 điểm) + Năm 1917 Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp, tích cực hoạt động tố cáo thực dân Pháp và tuyên truyền cách mạng Việt Nam, tham gia phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga 1917(0,5 điểm) * Những hoạt động chủ yếu của Người vừa nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Việt Nam, vừa tìm tòi để xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.(1.0 điểm) Lưu ý: Học sinh trình bày ý khác đáp án, nếu đúng và hợp lý, giáo viên vẫn chấm điểm
Tài liệu đính kèm: