Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 12 - Cơ bản

ppt 14 trang Người đăng haibmt Lượt xem 2391Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 12 - Cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II môn: Ngữ văn 12 - Cơ bản
TỔ NGỮ VĂN-TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNGĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ IIMÔN: NGỮ VĂN 12 - CƠ BẢNThời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)A. Mục tiêu kiểm tra1. Mục tiêu chung:- Thu thập và nắm bắt kịp thời, chính xác thông tin về mức độ đạt yêu cầu của học sinh theo mục tiêu kiểm tra học kì II- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức kĩ năng của học sinh trong việc xử lí các kiến thức về tác phẩm văn học và các vấn đề trong đời sống.- Rút được các bài học bổ ích để thi tốt nghiệp THPT.2. Cụ thể:* Về kiến thức: - Kiến thức xã hội: về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.- Kiến thức văn học: + Một chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn "Số phận con người" (Sô-lô-khốp).+ Tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt"(Kim Lân).* Về kĩ năng: - Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội- Kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học về một hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi.A. Mục tiêu kiểm tra2. Cụ thể:* Về kiến thức: - Kiến thức xã hội: về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.- Kiến thức văn học: + Một chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn "Số phận con người" (Sô-lô-khốp).+ Tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt” (Kim Lân).* Về kĩ năng: - Kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội- Kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học về một hình tượng nhân vật trong tác phẩm văn xuôi.B. Hình thức: Tự luậnC. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độTênChủ đềNhận biếtThông hiểu Vận dụngCộngCấp độ thấpCấp độ caoChủ đề 1:Tác phẩm văn học Tái hiện chi tiết về quyết định nhận bé Va-ni-a làm con của nhân vật Xô-cô-lốp.Lí giải nguyên nhân dẫn đến quyết định của Xô-cô-lốp và nêu ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật này. Số câuSố điểm % 1 0,5 1,5 1 220% Cấp độTênChủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộngCấp độ thấpCấp độ caoChủ đề 2:Nghị luận xã hội Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống: Việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. Số câuSố điểm % 1 3 1 330% Cấp độTênChủ đềNhận biếtThông hiểuVận dụngCộngCấp độ thấpCấp độ caoChủ đề 3:Nghị luận văn học Nghị luận văn học về tâm trạng của nhân vật Tràng trong truyện ngắn "Vợ nhặt" Số câuSố điểm % 1 5 1 550% Tổng số câuTổng số điểm (%)12 (20%)28 (80 %)310 D. Đề:Câu 1 (2 điểm):	Trong đoạn trích Số phận con người (Sô-lô-khốp), khi chiến tranh kết thúc, nhân vật Xô-cô-lốp đã đến ở nhờ nhà một người bạn và xin làm lái xe cho một đội vận tải. Trong thời gian ở đây, anh đã có một quyết định bất ngờ nhưng rất tốt đẹp. Đó là quyết định gì? Xuất phát từ lí do nào anh quyết định như vậy? Qua đoạn trích này, nhà văn nghĩ gì về số phận con người Nga sau chiến tranh?Câu 2 (3 điểm):	Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay.Câu 3 (5 điểm):	Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.E.H­íng dÉn chÊm vµ thang ®iÓmCâuNội dungĐiểmCâu 1Trong đoạn trích Số phận con người (Sô-lô-khốp), khi chiến tranh kết thúc, nhân vật Xô-cô-lốp đã đến ở nhờ nhà một người bạn và xin làm lái xe cho một đội vận tải. Trong thời gian ở đây, anh đã có một quyết định bất ngờ nhưng rất tốt đẹp. Đó là quyết định gì? Xuất phát từ lí do nào anh quyết định như vậy? Qua đoạn trích này, nhà văn nghĩ gì về số phận con người Nga sau chiến tranh? 2,0- Quyết định nhận bé Va-ni-a - một đứa trẻ không nơi nương tựa - làm con. 0,5- Quyết định ấy xuất phát từ nỗi xúc động nghẹn ngào, lớn lao; từ sự đồng cảm và tình thương bộc trực, mộc mạc của Xô-cô-lốp. 0,5- Số phận con người đầy trắc trở, éo le nhưng con người có thể vượt lên số phận bằng tất cả sức mạnh của nghị lực, sức mạnh của tình yêu thương và lòng bao dung, nhân hậu. 1,0CâuNội dungĐiểmCâu 2Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay. * Yêu cầu về kĩ năng: HS biết làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.* Yêu cầu về kiến thức: HS có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cơ bản cần nêu được các ý chính sau: - Vai trò quan trọng của việc chọn nghề đối với thanh niên, học sinh: + Thế giới nghề nghiệp là hết sức phong phú. Vì thế, việc lựa chọn nghề nghiệp là rất cần thiết.+ Nó góp phần quyết định tương lai, hạnh phúc của mỗi người.+ Nó còn thể hiện quan điểm sống, lý tưởng sống của tuổi trẻ. 0,5CâuNội dungĐiểmCâu 2- Một số quan niệm chọn nghề của thanh niên hiện nay:+ Chọn nghề làm ra nhiều tiền (mặt tích cực và hạn chế).+ Chọn nghề mà mình yêu thích (mặt tích cực, hạn chế).+ Chọn nghề dễ xin việc làm (mặt tích cực, hạn chế). 1,0- Bày tỏ ý kiến: Cả ba quan niệm trên đều đúng nhưng còn phiến diện, mới chỉ xuất phát từ ý thức chủ quan, chưa thực sự là cách lựa chọn tích cực, tối ưu. 0,5- Quan niệm chọn nghề của bản thân:+ Vừa quan tâm đến sở thích cá nhân, vừa chú ý đến khả năng xin việc làm lại vừa đáp ứng được vấn đề thu nhập.+ Việc chọn nghề cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau: điều kiện kinh tế gia đình, năng lực, năng khiếu của bản thân, nhu cầu của xã hội, đất nước,  0,5Bài viết đạt được các yêu cầu về kĩ năng 0,5CâuNội dungĐiểmCâu 3Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân * Yêu cầu về kĩ năng: HS biết làm bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.* Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về tác phẩm Vợ nhặt và nhân vật Tràng, HS có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý: - Giới thiệu tác giả Kim Lân, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật Tràng0,5- Hạnh phúc đến với Tràng quá tình cờ (). Tâm trạng của anh không phải không có chút do dự, phân vân khi quyết định đưa người đàn bà xa lạ về nhà “ thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi”. Nhưng ngay sau đó Tràng lại “tặc lưỡi một cái : Chậc, kệ !” 0,75CâuNội dungĐiểmCâu 3- Tâm trạng vui mừng, hạnh phúc của Tràng thể hiện rõ qua nét mặt và cử chỉ của anh khi “đưa dâu” qua xóm ngụ cư về nhà. “Mặt hắn có một vẻ gì phớn phở. hắn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng lên lấp lánh.” 0,75- Niềm vui sướng, hạnh phúc còn được thể hiện khi Tràng giới thiệu người “vợ nhặt” với mẹ: “Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ  lại chạy vào sân”; “Tràng reo lên như một đứa trẻ”; “Tràng tươi cười” 0,75- Cho đến sáng hôm sau, khi 2 người đã thành vợ thành chồng, Tràng vẫn không thôi ngỡ ngàng. Tràng hạnh phúc, thấy mình thay đổi và trưởng thành, “nên người”: có ý thức về trách nhiệm đối với gia đình; biết nghĩ đến tương lai, 0,75- Sự thay đổi lớn lao trong suy nghĩ, tâm trạng của Tràng qua hình ảnh cuối tác phẩm “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” 0,5CâuNội dungĐiểmCâu 3- Việc miêu tả tâm trạng nhân vật Tràng cho thấy ngòi bút sắc sảo, tinh tế của Kim Lân, đồng thời làm nên giá trị nhân đạo đặc sắc của tác phẩm0,5Bài viết đạt được các yêu cầu về kĩ năng 0,5

Tài liệu đính kèm:

  • pptDe_kiem_tra_ki_II-To_Ngu_van_THPT_Doan_Thuong.ppt