Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Thuận An

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Thuận An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Giáo dục công dân lớp 12 - Trường THPT Thuận An
SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRƯỜNG THPT THUẬN AN
ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN GDCD LỚP 12. HKII.
60 CÂU
Câu I.8.1.a. Đâu là nội dung của quyền học tập của công dân?
A. Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào.
B. Mọi người có quyền học tập mà không phải qua kiểm tra, thi cử.
C. Có thể học bất cứ trường Đại học, Cao đẳng nào mà mình thích.
D. Có thể học trong nước hoặc nước ngoài.
Câu I.8.2.a. Việc công dân có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình, là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Tự do lựa chọn ngành nghề.
D. Được phát triển.
Câu I.8.3.a. Quyền sáng tạo của công dân là quyền của công dân được
A. tự do tìm tòi, nghiên cứu khoa học.
B. tự do làm những gì mình đam mê.
C. tự do khám phá các danh lam thắng cảnh.
D. tự do thực hiện các ‎ý tưởng của mình.
Câu I.8.4.a. Quyền được phát triển của công dân có nghĩa là công dân có quyền được
A. hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ.
B. hưởng thụ về mặt vật chất và tinh thần theo nhu cầu của mỗi người.
C. Nhà nước đáp ứng mọi yêu cầu của bản thân.
D. xã hội tạo mọi điều kiện tối ưu nhất để phát triển các năng lực của bản thân.
Câu I.8.5.b. Viêc Bộ GD và ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia thể hiện nội dung nào của quyền học tập của công dân dưới đây?
A. Quyền học tập không hạn chế.
B. Có thể lựa chọn bất cứ ngành nghề nào.
C. Bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Học thường xuyên, học suốt đời.
Câu I.8.6.b. Việc miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, nhằm đảm bảo quyền nào của công dân dưới đây?
A. Học tập.
B. Giải trí.
C. Sáng tạo.
D. Bình đẳng.
Câu I.8.7.c. Bạn A là học sinh lớp 12 sau khi tham gia kỳ thi THPT quốc gia, bạn A đã sử dụng kết quả trong kỳ thi của mình để nộp hồ sơ vào trường Đại học mà bạn ấy yêu thích. Bạn A đã sử dụng quyền nào của công dân dưới đây?
A. Học tập.
B. Tự do lựa chọn ngành nghề
C. Sáng tạo.
D. Được phát triển.
Câu I.8.8.c. Anh T mới tốt nghiệp phổ thông nhưng anh đã tìm tòi và chế tạo ra máy bóc vỏ lạc góp phần nâng cao năng suất lao động cho nông dân. Trong trường hợp này anh T đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Sáng chế.
B. Sở hữu trí tuệ.
C. Sáng tạo.
D. Nghiên cứu khoa học.
Câu I.8.9.d. Bạn H muốn thi vào học viện âm nhạc nhưng bố mẹ bạn H không cho phép, vì cho rằng con đường nghệ thuật không phù hợp với truyền thống gia đình. H cần phải chọn cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp?
A. Nghe lời bố mẹ chọn ngành phù hợp với truyền thống gia đình.
B. Nói với bố mẹ về nguyện vọng và sở thích của mình, đồng thời lựa chọn ngành mà mình yêu thích.
C. Giả vờ làm theo ‎ của bố mẹ nhưng vẫn âm thầm chọn ngành mà mình yêu thích để thi.
D. Tức giận để thể hiện chứng kiến của mình và bắt bố mẹ phải chiều theo ‎ mình.
Câu I.8.10.d. T là con gái trong gia đình nên bố mẹ T bắt buộc bạn ấy phải nghỉ học để giúp đỡ kinh tế cho gia đình. T cần lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ quyền học tập của mình?
A . Nghỉ học theo yêu cầu của bố mẹ.
B. Tiếp tục đi học bằng mọi cách.
C. Phân tích cho bố mẹ hiểu về nguyện vọng học tập của mình.
D. Phản đối ý kiến của bố mẹ và nhờ pháp luật can thiệp.
Câu I.9.11.a. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là
A. công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.
B. mội công dân khi có vốn đều có quyền thành lập công ty.
C. công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có quyền kinh doanh.
D. công dân được kinh doanh mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ điều kiện gì.
Câu I.9.12.a. Người sản xuất, kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào dưới đây đối với Nhà nước?
A. Bảo vệ Tổ quốc.
B. Đảm bảo an toàn thực phẩm.
C. Giữ gìn trật tự.
D. Đóng thuế cho Nhà nước.
Câu I.9.13.a.Trường hợp nào dưới đây không được thành lập và quản lí doanh nghiệp?
A. Hiệu trưởng
B. Giáo viên.
C. Bác sĩ.
D. Nông dân.
Câu I.9.14.a. Người sản xuất, kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
B. Mở rộng sản xuất, kinh doanh.
C. Bảo vệ môi trường.
D. Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
Câu I.9.15.a. Củng cố quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ của
A. cán bộ, chiến sĩ quân đội. 	B. cán bộ, chiến sĩ công an.
C. công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.	D. mọi công dân Việt Nam
Câu I.9.16.a. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của
A. quân đội nhân dân Việt Nam.	B. mọi công dân Việt Nam.
C. mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.	D. những người có lòng yêu nước.
Câu I.9.17.b. Pháp luật về bảo vệ rừng nghiêm cấm hành vi nào dưới đây?
A. Khai thác rừng theo kế hoạch.
B. Khai thác trái phép rừng đầu nguồn.
C. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên trong rừng.
D. Tổ chức các hoạt dã ngoại trong rừng.
Câu I.9.18.b.Mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh?
A. Các hóa chất phục vụ trong phòng thí nghiệm.
B. Vũ khí, chất gây nổ.
C. Môi giới hôn nhân.
D. Dược phẩm.
Câu I.9.19.b. Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Chế biến chất thải thành phân bón.
B. Chôn lấp chất độc hại xuống lòng đất.
C. Phân loại rác thải.
D. Chôn các loại rác hữu cơ bằng hố rác di động.
Câu I.9.20.b. Trong bảo vệ môi trường thì việc làm nào dưới đây có tầm quan trọng đặc biệt?
A. Bảo vệ động vật.	B. Bảo vệ môi trường đất.
C. Bảo vệ rừng.	D. Bảo vệ không khí.
Câu I.9.21.b. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của ai?
A. Cảnh sát.	B. Nhà nước.	C. Mọi công dân.	D. Cảnh sát 113.
Câu I.9.22.b. Bảo vê Tổ quốc là nghĩa vụ của đối tượng nào dưới đây?
A. Mọi công dân Việt Nam.	B. Công dân đủ từ 17 tuổi trở lên.
C. Công dân nam từ đủ 18 tuổi trở lên. 	D. Công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.
Câu I.9.23.c. Sau khi tốt nghiệp THPT, D dự định mở quán cà phê. D cần phải thực hiện nghĩa vụ cơ bản nào dưới đây?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Đóng thuế.
C. Xây dựng quán.
D. Đăng kí kinh doanh.
Câu I.9.24.c. Ông T là chủ một trang trại lợn đã trộn chất Clenbuterol và Salbutamol cho vào thức ăn của lợn. Tác dụng phụ của hai chất này làm cho lợn nở nang, tăng trọng nhanh, nhất là tăng lượng nạc. Em có nhận xét gì về việc làm của ông T?
A. Không vi phạm pháp luật.
B. Không ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
C. Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi của pháp luật.
D. Không vi phạm pháp luật, chỉ vi phạm đạo đức kinh doanh.
Câu I.9.25.c. Sau khi tốt nghiệp THPT, H quyết định mớ cửa hàng bán điện dân dụng. T đã sử dụng quyền nào dưới đây của công dân? 
A. Tự do kinh doanh.
B. Tự do lựa chọn ngành nghề.
C. Bình đẳng trong kinh tế.
D. Phát triển kinh tế.
Câu I.9.26.c. Ở thôn X họp dân để bàn về kế hoạch thu gom rác và mỗi hộ dân phải đóng lệ phí 12.000 đồng/ tháng. Ông A không tán thành. Điều đó chứng tỏ ông A không thực hiện nghĩa vụ pháp lí nào dưới đây?
A. Giữ gìn vệ sinh chung. 
B. Bảo vệ môi trường.
C. Đóng thuế môi trường.
D. Xây dựng quê hương.
Câu I.9.27.c. Bạn A và ban B tranh luận với nhau về trách nhiệm đối với việc giữ vững quốc phòng và an ninh của đất nước, có nhiều ý kiến khác nhau. Theo em ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về trách nhiệm đối với việc giữ gìn quốc phòng, an ninh?
A. Công an nhân dân.
B. Quân đội nhân dân.
C. Mọi công dân Việt Nam.
D. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên.
Câu I.9.28.d. Sự cố ô nhiêm môi trường do công ti Thành An gây ra đã làm thiệt hại kinh tế cho một số họ dân và ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như không khí của khu dân cư xung quanh công ti. Trong trường hợp này công ti Thành An cần phải làm gì theo đúng quy định của pháp luật?
A. Xử lí ô nhiễm, bồi thường thiệt hại cho số hộ dân bị ảnh hưởng.
B. Xử lí nguồn nước và bồi thường thiệt hại cho người dân .
C. Xử lí những nơi bị ô nhiễm, bồi thường thiệt hại cho người dân, khắc phục hệ thống xử lí chất thải.
D. Xử lí ô nhiễm môi trường, xin lỗi người dân và lắp đặt hệ thống xử lí chất thải mới.
Câu I.9.29.d. Thấy cửa hàng của gia đình ngày càng phát đạt, B bàn với bố mẹ thành lập công ty. Bố B cho rằng gia đình mình không có quyền được thành lập công ty. B cần lựa chọn phương án nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Đồng ý với ý kiến của bố mình.
B. Công dân được quyền kinh doanh không hạn chế.
C. Công dân có quyền mở rộng quy mô kinh doanh khi đảm bảo điều kiện do pháp luật quy định.
D. Có quyền lựa chọn bất cứ ngành nghề nào để kinh doanh.
Câu I.9.30.d. Ông A sử dụng thiết bị bằng điện để đánh bắt thủy sản ở các sông, hồ. Nếu em là cán bộ quản lí của địa phương, em cần lựa chọn phương án xử lí nào dưới đây cho phù hợp quy định của pháp luật?
A. Xử phạt hành chính và tuyên truyền giáo dục cho người dân về bảo vệ môi trường.
B. Bắt giam và tịch thu phương tiện khai thác của ông A.
C. Hành vi đó là hợp pháp vì nó giúp cho người dân có thể đánh bắt được nhiều hơn.
D. Cần nhân rộng vì nó có hiểu quả kinh tế, cải thiện được đời sống của người dân.
Câu II.6.31.a. Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là công dân có quyền
A. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước mà mình muốn.
B. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.
C. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trong các cuộc họp ở lớp.
D. phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về bất kỳ vấn đề trong xã hội mà mình muốn.
Câu II.6.32.a. Thư tín, điện thoại điện tín của cá nhân phải được bảo đảm an toàn và
A. công khai.
B. bí mật.
C. gián tiếp.
D. phát tán.
Câu II.6.33.a.
Chỗ ở của công dân được Nhà nước và mọi người
A. bảo hộ.
B. bảo vệ.
C. tôn tạo.
D. tôn trọng.
Câu II.6.34.b.Tự tiện vào nhà người khác là công dân đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân.
B. Quyền bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền tự do đi lại của công dân.
Câu II.6.35.b.
 Phê phán, đấu tranh, tố cáo những việc làm trái pháp luật là trách nhiệm của ai dưới đây ? 
A. Mọi công dân đủ 18 tuổi.	B. Mọi công dân.
C. Công chức Nhà nước.	D. Lãnh đạo nhà nước.
Câu II. 6.36.b.
Trường hợp nào dưới đây, công dân không sử dụng quyền tự do ngôn luận?
A. Có quyền trực tiếp phát biểu ý kiến để xây dựng tập thể lớp.
B. Phát biểu bất kỳ việc gì mà mình quan tâm ở bất kì đâu.
C. Viết bài, gửi đăng báo về phương pháp học tập của mình.
D. Kiến nghị với giáo viên chủ nhiệm trong các buổi sinh hoạt lớp.
Câu II.6.37.b. Tự tiện bóc, mở, tiêu hủy thư tín của người khác là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
B. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật điện tín.
C. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật điện thoại.
D. Quyền đảm bảo an toàn và bí mật đời tư.
Câu II.6.38.c. Với lí do là chủ nhà nên cô M thường xuyên vào phòng trọ của anh P kiểm tra dù anh không đồng ý. Cô P xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. Quyền đảm bảo bí mật đời tư của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tài sản của công dân.
Câu II. 6.39.c.
Chị H đã lấy điện thoại của chồng để kiểm tra tin nhắn và nhật ký cuộc gọi. Hành vi của chi H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A . Bí mật đời tư.	B. Bí mật điện thoại.
C. An toàn về thư tín.	D. Đời sống riêng tư.
Câu II.6.40.d.
 Một hôm H đi vắng, D nhận hộ thư cho chị mình và đã bóc thư ra xem trước. Hôm sau, D đã kể lại chuyện đó cho các bạn trong lớp cùng nghe về nội dung bức thư. Nếu là bạn thân của D, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp quyền đảm bảo bí mật về thư tín?
A. Không quan tâm vì đây không phải là việc của mình.
B. Im lặng, vì D là chị của H nên có quyền làm như vậy.
C. Mang chuyện này kể cho các bạn khác để cùng nhắc nhở H.
D. Khuyên H nên thành thật xin lỗi chị của mình.
Câu II.7.41.a.
Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây?
A. Trực tiếp, dân chủ, tự nguyện, bình đẳng.
B. Gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. Tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
Câu II.7.42.a.
Đối tượng nào dưới đây được thực hiện quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?
A. Mọi công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.
B. Những người mất năng lực hành vi dân sự.
C. Mọi công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Người đang bị tước quyền bầu cử. 
Câu II.7.43.a. Ở phạm vi cả nước, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội trong trường hợp nào dưới đây?
A. Phát biểu ý kiến ở các cuộc họp.
B. Đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn bản pháp luật.
C. Biểu quyết trong các cuộc họp ở thôn.
D. Tham gia bầu cử trưởng thôn.
Câu II.7. 44.a.Đối tượng nào dưới đây có quyền khiếu nại?
A. Công dân và tổ chức.
B. Cá nhân và tổ chức.
C. Mọi công dân đủ 18 tuổi.
D. Cơ quan, tổ chức.
Câu II.7.45.b. Đối tượng nào dưới đây có quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội?
A . Mọi công dân.
B. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên.
C. Mọi tổ chức.
D. Tất cả cử tri.
Câu II.7.46..b.
 Quy định mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị pháp lí như nhau, thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông	B. Bình đẳng	C. Trực tiếp	D. Bỏ phiếu kín.
Câu II.7.47.b.
Mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông.	B. Bình đẳng.	C. Trực tiếp.	D. Bỏ phiếu kín.
Câu II.7.48.a.Đối tượng nào dưới đây có quyền tố cáo?
A. Mọi tổ chức.	B. Mọi công dân.
C. Công chức.	D.Công dân đủ 18 tuổi trở lên.
Câu II.7.49.b.
 Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, khi quyết định đó xâm hại đến lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền nào dưới đây?
A. Khiếu nại	C. Tham gia quản lí Nhà nước, xã hội
B. Tố cáo 	D. Tự do ngôn luận.
Câu II.7.50.b.
Trường hợp nào dưới đây công dân có quyền khiếu nại?
A. Hành vi trái pháp luật.	
B. Hành vi xâm phạm tài sản của Nhà nước.
C. Hành vi gây hại cho tài sản của người khác. 
D. Quyết định hành chính xâm phạm quyền và lợi hợp pháp của mình.
Câu II.7.51.b. Đối tượng nào dưới đây có quyền ứng cử?
A. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
B. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.
C. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên không vi phạm pháp luật.
D.Mọi công dân Việt Nam không vi phạm pháp luật.
Câu II.7.52.b.
Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ thực hiện
A. dân chủ gián tiếp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
B. dân chủ trực tiếp để bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
C. dân chủ trực tiếp để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân.
D. công bằng xã hội cho mọi công dân.
Câu II.7.53.b.
Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là cơ sở để công dân
A. thực hiện các quyền tự do của mình.
B. tham gia vào hoạt động của Bộ máy nhà nước.
C. thực hiện quyền tự do kinh doanh.
D. tham gia các hoạt động xã hội.
Câu II.7.54.b.
Công dân quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
A. Bầu cử trưởng thôn.
B. Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh ở khu dân cư.
C. Tham gia hoạt động từ thiện ở địa phương.
D. Tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường.
Câu II.7.55.b.
Trường hợp nào sau đây được sử dụng quyền tố cáo?
A. Chị Hằng nhận được giấy thông báo về mức đền bù đất canh tác không thỏa đáng.
B. Nhà ông Thắng phải nộp tiền nước sinh hoạt tháng 1 gấp 3 lần các tháng trước đó.
C. Anh Hùng tình cơ bắt gặp một nhóm thanh niên đang mua bán ma túy trái phép.
D. Chị Hạnh nhận được giấy báo của công ty may mặc cho nghỉ việc sau khi sinh con.
Câu II.7.56.c.
Chị M sau thời gian nghỉ hộ sản và quay trở lại công ti để làm việc thì chị nhận được quyết định buộc thôi việc của giám đốc công ty A. Theo em, chị M cần sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. Khiếu nại.	B. Tố cáo.	C. Kiến nghị.	D. Lao động.
Câu II.7.57.c.
Sau ngày bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, H hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu mà còn được bố mẹ nhờ đi bầu cử thay. Hành vi của H vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp.
D. Bỏ phiếu kín.
Câu II.7.58.c.
 Học sinh tham gia phát biểu ý kiến về việc tổ chức Hội trại 26- 3. Điều đó chứng tỏ học sinh đã sử dụng quyền nào dưới đây?
A. Tự do ngôn luận.
B. Bình đẳng trong hội họp.
C. Tham gia quản lí Nhà nước.
D. Học tập của công dân.
Câu II.7.59.c.
Ở trường THPT X, có một giáo viên thường xuyên chèn ép học sinh đi học thêm. Trong trường này, học sinh có thể sử dụng quyền nào dưới đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
A .Tự do ngôn luận.
B. Khiếu nại.
C. Tố cáo.
D. Kiến nghị.
Câu II.7.60.d.
Chị của N năm nay đã 20 tuổi bị bệnh tâm thần nhưng chị thích đi bầu cử. N nên chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Đồng tình với ý kiến của chị.
B. Đi bầu cử hộ để đảm bảo quyền lợi cho chị của mình.
C. Lựa lời động viên chị ở nhà.
D. Chị của mình mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU_HOI_TRAC_NGHIEM.doc