KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: Địa lí 9 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Đông Nam Bộ - Biết được hàng xuất khẩu quan trọng nhất của của vùng Đông Nam Bộ. - Loại cây trồng chiếm ưu thế của vùng Đông Nam Bộ. Trình bày được đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ Phân biệt được loại tài nguyên nào có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 0.5 5 1 1.5 15 1 0.25 2.5 4 2.25 22.5 Đồng bằng sông Cửu Long Chứng minh được Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của nước ta Phân biệt được biện pháp quan trọng có thể khai thác những lợi thế do lũ đem lại ở đồng bằng sông Cửu Long Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 3 30 1 0.25 2.5 2 3.25 32.5 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, đảo Biết và điền vào chổ chấm từ ngữ thích hợp Kể được tên các ngành kinh tế biển của nước ta hiện nay Giải thích được tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta Vận dụng kiến thức và nối được các ý cho phù hợp Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 1 10 ½ 1 10 ½ 1.5 15 1 1 10 3 4.5 45 Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 3 1.5 15 1.5 2.5 25 1 3 30 2 0.5 5 ½ 1.5 15 1 1 10 9 10 100 PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY TRƯỜNG PTDTBT- TH THCS LONG TÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Địa lí 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: .................................................................................... Lớp:.............................................................................................................. Điểm Nhận xét của giáo viên A. Trắc nghiệm. (3.0 điểm) I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (1.0 điểm) Câu 1. Hàng xuất khẩu quan trọng nhất của của vùng Đông Nam Bộ là a. hàng dệt may b. dầu thô c. thuỷ sản d. gạo Câu 2. Loại tài nguyên có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là a. nguồn nước dồi dào b. khí hậu cận xích đạo c. nguồn dầu khí dồi dào d. đất badan rộng lớn, màu mỡ Câu 3. Loại cây trồng nào chiếm ưu thế của vùng Đông Nam Bộ? a. Cao su b. Cà phê c. Hồ tiêu d. Lúa gạo Câu 4. Biện pháp quan trọng có thể khai thác những lợi thế do lũ đem lại ở đồng bằng sông Cửu Long là a. đắp đê bao b. xây dựng hồ chứa nước c. sống chung với lũ d. trồng thêm rừng ngập mặn II. Ghép các đặc điểm ở các cột bên phải vào các địa danh ở bên trái sao cho phù hợp (1.0 điểm) Địa danh Ghép Nội dung 1. Sa Huỳnh 1 - a. Là đảo ven bờ có nghề trồng tỏi phát triển 2. Phú Quốc 2 - ... b. Nơi có mỏ khí đốt đang được khai thác 3. Tiền Hải 3 - .. c. Là huyện đảo có diện tích lớn nhất trong các huyện đảo 4. Lí Sơn 4 - .. d. Là nơi có nghề làm muối nổi tiếng e. Điểm tận cùng của bờ biển nước ta III. Điền vào chỗ trống () những kiến thức phù hợp. (1.0 điểm) - Bờ biển nước ta dài.(A) chạy từ ..(B) ở phía bắc cho đến tận .(C) ở phía nam. Trong số hơn 3000 đảo ở nước ta, phần lớn là các(D) A: B: C: D:. II. Tự luận. (7.0 điểm) Câu 1. Chứng minh rằng: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của nước ta? (3.0 điểm) Câu 2. Kể tên các ngành kinh tế biển của nước ta hiện nay? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta? (2.5 điểm) Câu 3. Em hãy trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ? (1.5 điểm) KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 Hướng dẫn chấm môn Địa lí 9 A. Trắc nghiệm. (3.0 điểm) I. Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Đúng mỗi câu đạt 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 Đáp án b c a c II. Ghép các đặc điểm ở các cột bên phải vào các địa danh ở bên trái sao cho phù hợp. Đúng mỗi câu đạt 0.25 điểm 1 – d 2 – c 3 – b 4 - a III. Điền vào chỗ trống ().Đúng mỗi từ đạt 0.25 điểm A: 3260 km B: Móng Cái C: Hà Tiên D: đảo nhỏ B. Tự luận. (7.0 điểm) Câu Nội dung cần nêu Điểm Câu 1 (3.0đ) - Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. Diện tích và sản lượng lúa năm 2002 là 3 834,8 nghìn ha và 17,7 triệu tấn, chiếm 51,1% diện tích trồng lúa và 51.5% sản lượng lúa của cả nước. - Bình quân lương thực trên đầu người toàn vùng đạt 1 066,3kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002) - Hàng năm, Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp hàng triệu tấn lương thực cho các vùng khác trong nước và đóng góp trên 80% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. 1.0đ 1.0đ 1.0đ Câu 2 (2.5đ) * Các ngành kinh tế biển của nước ta hiện nay gồm: - Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản - Du lịch biển - Khai thác và chế biến khoáng sản - Phát triển giao thông vận tải biển * Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta vì: - Nước ta có nhiều nguồn tài nguyên biển: thuỷ sản, dầu khí, tài nguyên du lịch biển...Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, khai thác tốt tiềm năng tài nguyên thiên nhiên nước ta, đồng thời tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, hỗ trợ nhau cùng phát triển. - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, vì vậy chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Phát triển tổng hợp kinh tế biển làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế của nước ta. 1.0đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ Câu 3 (1.5đ) * Đặc điểm phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ: - Khu vực công nghiệp hiện chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu GDP, phát triển nhanh, cơ cấu khá cân đối, đã hình thành một số ngành công nghiệp hiện đại. - Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hoà là các trung tâm kinh tế lớn của vùng. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng. 0.75đ 0.75đ
Tài liệu đính kèm: