TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. (Năm học: 2016-2017) TRẦN CAO VÂN MÔN: VẬT LÝ. LỚP 11. Thời gian: 45 phút. ĐỀ A I. LÝ THUYẾT: (5 điểm) Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức định luật Cu – lông. Giới thiệu và nêu đơn vị các đại lượng trong công thức. (2 điểm) Câu 2: Định nghĩa cường độ điện trường? Nêu tính chất cơ bản của điện trường. (2 điểm) Câu 3: Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại.Vì sao kim loại là môi trường dẫn điện tốt? (1 điểm) II. BÀI TOÁN: (5 điểm) Bài 1: (2 điểm) Hai điện tích điểm q1 = 4.10-7C; q2 = 5.10-7C đặt trong chân không cách nhau một đoạn 3cm. a) Xác định lực tương tác giữa hai điện tích. b) Để lực tương tác giữa hai điện tích là 1,125N thì hai điện tích đặt cách nhau một khoảng bao nhiêu? Bài 2: (3 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: bR4 E3, r3 E2, r2 E 1, r1 R1 R2 R3 P Q ộ nguồn gồm 3 pin mắc nối tiếp, trong đó các pin có suất điện động E1 = E2 = E3 = 3V và có điện trở trong r1 = r2 = r3 = 1 W; các điện trở mạch ngoài R1 = R2 = R3 = 5 W; bình điện phân có điện trở R4 = 10 W, đựng dung dịch AgNO3, cực dương làm bằng Ag. Biết AAg = 108 g/mol, hóa trị n = 1. a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn, b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và hiệu điện thế UPQ. c) Biết khối lượng bạc giải phóng ở cực âm trong thời gian điện phân là 1,296 g. Tính điện năng tiêu thụ bởi bình điện phân trong thời gian này. ----------------------HẾT---------------------- TRƯỜNG THPT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I. (Năm học: 2016-2017) TRẦN CAO VÂN MÔN: VẬT LÝ. LỚP 11. Thời gian: 45 phút. ĐỀ B I. LÝ THUYẾT: (5 điểm) Câu 1: Phát biểu và viết hệ thức định luật Jun – Len-xơ. Giới thiệu và nêu đơn vị các đại lượng trong công thức.(2 điểm) Câu 2: Điện trường đều là gì? Nêu các đặc điểm của đường sức điện.(2 điểm) Câu 3: Nêu bản chất của dòng điện trong chất khí. Vì sao chất khí là môi trường cách điện?(1 điểm) II. BÀI TOÁN: (5 điểm) Bài 1: (2 điểm) Hai điện tích điểm q1 = 2.10-7C; q2 = 8.10-7C đặt trong chân không cách nhau một đoạn 4cm. a) Xác định lực tương tác giữa hai điện tích. b) Để lực tương tác giữa hai điện tích là 0,576N thì hai điện tích đặt cách nhau một khoảng bao nhiêu? Bài 2: (3 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: bộ nguồn gồm 3 pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 4 V, điện R4 E3, r3 E2, r2 E 1, r1 R1 R2 R3 P Q trở trong 0,4 W; R1 = 2W; R2 = 4 W; R3 = 12 W; bình điện phân có điện trở R4 = 12 W, đựng dung dịch CuSO4, cực dương làm bằng Cu. Biết ACu = 64 g/mol, hóa trị n = 2.Bỏ qua điện trở của các dây nối a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn, b) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và hiệu điện thế UPQ. c) Biết khối lượng đồng giải phóng ở cực âm trong thời gian điện phân là 0,955 g. Tính điện năng tiêu thụ bởi bình điện phân trong thời gian này. ----------------------HẾT---------------------- ĐÁP ÁN: ĐỀ VẬT LÝ 11 (2012 – 2013) ĐỀ A. Câu 1: Phát biểu: 0,75 điểm Biểu thức: 0,5 điểm Giới thiệu, đơn vị: 0,75 điểm Câu 2: Cường độ điện trường: 1,0 điểm Đặc điểm: 1,0 điểm Câu 3: Bản chất dòng điện trong kim loại: 0,5 điểm Giải thích: 0,5 điểm Bài toán 1: Tính đúng lực điện: 1,0 điểm Tính đúng khoảng cách: 1,0 điểm Bài toán 2: Suất điện động bộ nguồn: 0,5 điểm; điện trở trong bộ nguồn: 0,5 điểm Điện trở mạch ngoài: 0,25 điểm. Dòng điện mạch chính: 0,25 điểm UPQ: 0,5 điểm Thời gian điện phân: 0,5 điểm Điện năng trên R4: 0,5 điểm ĐỀ B. Câu 1: Phát biểu: 0,75 điểm Biểu thức: 0,5 điểm Giới thiệu, đơn vị: 0,75 điểm Câu 2: Điện trường đều: 1,0 điểm Đặc điểm: 1,0 điểm Câu 3: Bản chất dòng điện trong chất khí: 0,5 điểm Giải thích: 0,5 điểm Bài toán 1: a. Tính đúng lực điện: 1,0 điểm b. Tính đúng khoảng cách: 1,0 điểm Bài toán 2: a. Suất điện động bộ nguồn: 0,5 điểm; điện trở trong bộ nguồn: 0,5 điểm b. Điện trở mạch ngoài: 0,25 điểm. Dòng điện mạch chính: 0,25 điểm UPQ: 0,5 điểm c. Thời gian điện phân: 0,5 điểm Điện năng trên R4: 0,5 điểm
Tài liệu đính kèm: