Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Mã đề 116 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hoàng Lê Kha

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 548Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Mã đề 116 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hoàng Lê Kha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Mã đề 116 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hoàng Lê Kha
SỞ GD & ĐT THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HOÀNG LỆ KHA
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KỲ 1 
Môn: Vật lý 11
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(25 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 116
Câu 1: Một điện tích điểm dương Q trong chân không gây ra tại điểm M cách điện tích một khoảng r = 30 (cm), một điện trường có cường độ E = 30000 (V/m). Độ lớn điện tích Q là:
A. Q = 3.10-5 (C).	B. Q = 3.10-7 (C).	C. Q = 3.10-8 (C).	D. Q = 3.10-6 (C).
Câu 2: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.
B. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.
C. Các đường sức là các đường cong không kín.
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 3: Một mạch điện kín gồm hai nguồn điện E1, r1 và E2, r2 mắc nối tiếp với nhau, mạch ngoài chỉ có điện trở R. Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 4: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).	B. R = 3 (Ω).	C. R = 2 (Ω).	D. R = 4 (Ω).
Câu 5: Cho ba tụ điện C1 = 1µF, C2 = 3µF, C3 = 6µF cả ba tụ đều được tích điện đến hiệu điện thế U = 90V. Nối các cực trái dấu với nhau theo đúng thứ tự các tụ như trên để tạo thành mạch kín. Hiệu điện thế của các tụ sau khi nối lần lượt là:
A. 30V, 40V, 50V	B. 40V, 30V, 50V	C. 30V, 60V, 90V	D. 90V, 30V, 60V
Câu 6: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. q1. q2 > 0.	B. q1 0.	C. q1> 0 và q2 < 0.	D. q1. q2 < 0.
Câu 7: Suất điện động của nguồn điện đặc trưng cho khả năng
A. tích điện cho hai cực của nguồn điện
B. thực hiện công của lực lạ bên trong nguồn điện
C. tác dụng lực của nguồn điện
D. dự trữ điện tích của nguồn điện
Câu 8: Gọi U là hiệu điện thế giữa hai đầu một đoạn mạch có điện trở R, I là cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. Nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch này trong thời gian t là:
A. 	B. 	C. .	D. 
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
Câu 10: Vật nào sau đây không có điện tích tự do?
A. Thanh chì	B. Thanh gỗ khô	C. Khối thủy ngân	D. Thanh niken
Câu 11: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (μC) và q2 = - 2.10-2 (μC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là:
A. EM = 0,2 (V/m).	B. EM = 1732 (V/m).	C. EM = 2000 (V/m).	D. EM = 3464 (V/m).
Câu 12: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 30 (phút).	B. t = 25 (phút).	C. t = 4 (phút).	D. t = 8 (phút).
Câu 13: Giá trị điện dung 1 nF có giá trị bằng
A. 10-6 F	B. 10-12 F	C. 10-9 F	D. 10-3 F
Câu 14: Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ dòng điện đó là
A. 0,2(A)	B. 12(A)	C. 48(A)	D. 0,083(A)
Câu 15: Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây?
A. I = 	B. I = 	C. I = q.t	D. I = 
Câu 16: Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 và U2. Nếu công suất định mức của hai bóng đó bằng nhau thì tỷ số hai điện trở R1/R2 là
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 17: Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích
A. phụ thuộc hình dạng đường đi
B. phụ thuộc vào hình dạng đường đi và vị trí điểm đầu điểm cuối của đường đi
C. phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi
D. không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi
Câu 18: Khi được nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng
A. hóa năng	B. cơ năng
C. năng lượng điện trường	D. nhiệt năng
Câu 19: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là
A. q = 5.10-4 (μC).	B. q = 2.10-4 (μC).	C. q = 2.10-4 (C).	D. q = 5.10-4 (C).
Câu 20: Biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 21: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo cường độ điện trường?
A. J	B. C	C. N	D. V/m
Câu 22: Một ấm nước điện khi sử dụng ở hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua ấm có cường độ 2( A). Tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm nước này trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút là bao nhiêu? Biết rằng giá tiền điện là 1350đồng/kWh.
A. 23760 đồng	B. 17600 đồng	C. 8910 đồng	D. 42760 đồng
Câu 23: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích
A. luôn thay đổi	B. phụ thuộc vào dấu của các điện tích
C. không đổi	D. không xác định được
Câu 24: Người ta mắc nối tiếp một số bóng đèn loại 6V- 9W vào mạch điện có hiệu điện thế U= 120V. Để đèn sáng bình thường số bóng đèn cần dùng là:
A. 20	B. 50	C. 30	D. 40
Câu 25: Hai điện tích đặt gần nhau, nếu giảm khoảng cách giữa chúng đi 2 lần thì lực tương tác giữa 2 vật sẽ
A. tăng lên 4 lần	B. giảm đi 4 lần	C. giảm đi 2 lần	D. tăng lên 2 lần
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI HK I(2016_2017)_VL11(M2)_116.doc