Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 514 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 559Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 514 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 514 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 514
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: VẬT LÝ – LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút (35 câu trắc nghiệm)
 Họ và tên thí sinh:.................................................................... Số báo danh:.....................................
Câu 1: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ Ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng x0. Phương trình chuyển động của vật là:
A. x = v0t + at2	B. x = x0 + v0t - at2	C. x = x0 + vt	D. x = x0 + v0t + at2
Câu 2: Câu nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trời và do Mặt Trời tác dụng lên Trái Đất?
A. Phương của hai lực này luôn thay đổi và không trùng nhau.
B. Hai lực này cùng chiều, cùng độ lớn.
C. Hai lực này cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.
D. Hai lực này cùng phương, cùng chiều.
Câu 3: Chuyển động tròn đều có đặc điểm nào sau đây?
A. Tốc độ góc thay đổi.	B. Vec tơ gia tốc không đổi.
C. Vec tơ vận tốc không đổi.	D. Quỹ đạo là đường tròn.
Câu 4: Theo định luật II Niu Tơn, độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật được xác định bằng biểu thức:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 5: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Gia tốc của vật ngược hướng với vận tốc trong chuyển động chậm dần đều.
B. Gia tốc của vật có độ lớn không đổi nhưng hướng liên tục thay đổi.
C. Gia tốc của vật không thay đổi cả hướng và độ lớn.
D. Gia tốc cùng hướng với vận tốc của vật trong chuyển động nhanh dần đều.
Câu 6: Gọi M, m tương ứng là khối lượng Trái Đất và vật nặng, R là bán kính Trái Đất, h là độ cao của vật so với bề mặt Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn, g là gia tốc rơi tự do. Biểu thức nào dưới đây không cho phép xác định trọng lực tác dụng lên vật?
A. P = 	B. 
C. P = mg	D. (với h = 0)
Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. vận tốc.	B. lực.	C. khối lượng.	D. gia tốc.
Câu 8: Gia tốc rơi tự do của một vật trên Trái Đất phụ thuộc vào
A. vĩ độ địa lí nơi thả vật.	B. lực cản môi trường.
C. khối lượng của vật.	D. vận tốc của vật.
Câu 9: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị của gia tốc hướng tâm?
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 10: Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là lực nào?
A. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.	B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.	D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Câu 11: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì hợp lực tác dụng vào vật
A. cùng chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
B. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn không đổi.
C. ngược chiều với chuyển động và có độ lớn giảm dần.
D. cùng chiều với chuyển động.
Câu 12: Đơn vị của gia tốc là
A. mét trên giây bình phương (m/s2).	B. mét (m).
C. giây (s).	D. mét trên giây (m/s).
Câu 13: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều trên trục Ox với vận tốc đầu 0 cùng hướng Ox, gia tốc bằng a. Gốc thời gian được chọn lúc vật có tọa độ x0. Công thức nào dưới đây cho phép xác định quãng đường vật đi được sau thời gian t (coi rằng trong thời gian t, vật chuyển động không đổi chiều)?
A. S = v0.t	B. S = x0 + v0t + at2	C. S = v0t + at	D. S = v0t + at2
Câu 14: Chuyển động của một vật bị ném ngang bao gồm
A. chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương ngang và chuyển động đều theo phương thẳng đứng.
B. chuyển động rơi tự do theo phương thẳng đứng và chuyển động chậm dần theo phương ngang.
C. chuyển động đều theo phương ngang và chuyển động rơi tự do theo phương thẳng đứng.
D. chuyển động thẳng đều theo phương ngang và thẳng đều theo phương thẳng đứng.
Câu 15: Trong chuyển động tròn đều tâm O, bán kính R, tốc độ dài của vật là v, tốc độ góc là ω, gia tốc của vật là a, chu kì của vật là T. Biểu thức nào dưới đây không đúng?
A. T = 	B. v = ωR	C. v = 2πf	D. a = 
Câu 16: Chọn phát biểu sai về cặp lực trực đối (trong định luật III của Niu tơn).
A. Hai lực cùng đặt vào một vật.	B. Hai lực cùng độ lớn.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều.	D. Hai lực cùng loại.
Câu 17: Phương trình chuyển động của một chất điểm chuyển động thẳng trên trục Ox có dạng: x = 5+ 60t (x đo bằng km, t đo bằng h). Tại thời điểm ban đầu, chất điểm ở vị trí nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. Tại O, vận tốc 60 km/h.
B. Tại điểm cách O là 5 km, vận tốc 60 km/h.
C. Tại điểm cách O là 5 km, vận tốc 5 km/h.
D. Tại O, vận tốc 5 km/h.
Câu 18: Định luật I Niu tơn xác nhận rằng:
A. Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không thì vật không thể chuyển động được.
B. Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.
C. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.
D. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của lực nào hoặc khi các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau.
Câu 19: Trường hợp nào sau đây không thể coi vật là chất điểm?
A. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
B. Mặt Trăng trong chuyển động quay quanh Trái Đất.
C. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
D. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ ba của một toà nhà xuống mặt đất.
Câu 20: Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng biến đổi đều dọc trục Ox như sau: x = 5 - 2t + 0,25t2 (với x tính bằng mét và t tính bằng giây). Trong khoảng thời gian 2 s kể từ thời điểm ban đầu
A. vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,25 m/s2.
B. vật chuyển động theo chiều dương.
C. vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc 0,5 m/s2.
D. vật chuyển động chậm dần đều với gia tốc bằng 0,25 m/s2.
x(m)
t(s)
 0 3 6 8 10
4
-2
Câu 21: Cho đồ thị tọa độ - thời gian của một chuyển động thẳng như hình vẽ bên. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khoảng thời gian từ 6 s đến 10 s vật chuyển động nhanh dần đều.
B. Khoảng thời gian từ 6 s đến 8 s vật chuyển động chậm dần đều.
C. Khoảng thời gian từ 0 đến 3 s vật chuyển động chậm dần đều.
D. Khoảng thời gian từ 3 s đến 6 s vật đứng yên.
Câu 22: Một ô tô đi từ bến xe Vĩnh Yên, ô tô chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng 60 km/h. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn chiều chuyển động của ô tô làm chiều dương, mốc thời gian là lúc ô tô cách bến xe 3 km (x đo bằng km; t tính bằng giờ). Phương trình chuyển động của xe ô tô trên đoạn đường thẳng này là
A. x = 60t	B. x = 3 - 60t	C. x = (60 -3)t	D. x = 3 + 60t
Câu 23: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ V0 = 5 m/s từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục toạ độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều , Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném (x, y đo bằng m; t tính bằng s). Lấy g = 10 m/s2. Phương trình quỹ đạo của vật là:
A. y = 0,2x2	B. y = 10t + 5t2	C. y = 10t +10t2	D. y = 0,1x2
Câu 24: Một ô tô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,5 m/s2 đúng lúc tàu điện vượt qua nó với vận tốc 18 km/h, tàu điện chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,3 m/s2. Khi ô tô đuổi kịp tàu điện thì vận tốc của ô tô là
A. 15 m/s.	B. 25 m/s.	C. 50 m/s.	D. 20 m/s.
Câu 25: Nếu lấy gia tốc rơi tự do là g = 10 m/s2 thì tốc độ trung bình của một vật trong chuyển động rơi tự do từ độ cao 80 m xuống tới đất sẽ là
A. vtb = 15 m/s.	B. vtb = 40 m/s.	C. vtb = 20 m/s.	D. vtb =10 m/s.
Câu 26: Một vật có khối lượng 2 kg, chuyển động với gia tốc 2 m/s2. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là
A. 4 N.	B. 6 N.	C. 3 N.	D. 1 N.
Câu 27: Một vật nặng được thả rơi tự do từ độ cao 80 m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của vật là
A. 4 s.	B. 2 s.	C. 16 s.	D. 8 s.
Câu 28: Một vật ở trên mặt đất có trọng lượng 9N. Khi ở một điểm cách tâm Trái Đất 3R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 27 N.	B. 1 N	C. 81 N	D. 3 N
Câu 29: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, độ cứng k = 100 N/m, đầu dưới của lò xo treo vật có khối lượng m = 1 kg. Người ta kéo đầu trên của lò xo sao cho hệ chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng lên trên với gia tốc bằng 2 m/s2. Biết rằng lực tác dụng vào lò xo chưa vượt quá giới hạn đàn hồi. Lấy g = 10 m/s2. Lò xo biến dạng một đoạn là
A. 8 cm.	B. 12 cm.	C. 10 cm.	D. 12 m.
α 
O
A
B
m1
m2
Câu 30: Cơ hệ như hình vẽ bên. Các vật có khối lượng m1 = m2 = 2 kg, các dây treo nhẹ, không dãn. Cho α = 300, lấy g = 10 m/s2. Đốt dây AB. Lực căng của dây OA ngay sau khi dây AB vừa đứt có giá trị là
A. 20 N.	 B. 20 N.	
C. 16 N.	 D. 16N.
Câu 31: Một ô tô khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h thì hãm phanh, đi thêm được 500 m rồi dừng lại. Chọn chiều dương là chiều chuyển động. Lực hãm tác dụng lên xe là
A. 800 N.	B. 400 N.	C. - 400 N.	D. - 800 N.
Câu 32: Một vận động viên môn hockey (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một vận tốc đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa bóng và mặt băng là 0,2. Lấy g = 9,8 m/s2. Hỏi quả bóng đi được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại?
A. 25,5 m	B. 45,5 m	C. 39,1 m	D. 51,1 m
Câu 33: Trong thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, người ta tiến hành đo độ cao thả vật h và thời gian chuyển động t. Kết quả như sau: h = 20,00 m ± 0,15% ; t = 2,02 s ± 0,25% . Chọn đáp án đúng về kết quả của gia tốc rơi tự do g.
A. 9,80 m/s2 ± 0,65%	B. 10,00 m/s2 ± 0,40%	C. 9,80 m/s2 ± 0,40%	D. 9,78 m/s2 ± 0,35%
Câu 34: Một xe lửa bắt đầu rời khỏi ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,4 m/s2. Khoảng thời gian để xe đạt được vận tốc 72 km/h là
A. t = 300 s.	B. t = 100 s.	C. t = 360 s.	D. t = 50 s.
Câu 35: Một đoàn tàu hãm phanh chuyển động chậm dần đều vào ga với vận tốc ban đầu 14,4 m/s. Trong 10 s đầu tiên kể từ lúc hãm phanh nó đi được đoạn đường dài hơn đoạn đường trong 10 s tiếp theo là 5 m. Trong thời gian bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu dừng hẳn?
A. 100 s	B. 160 s	C. 288 s	D. 40 s
HẾT
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!)

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LI 10_MA 514.doc