Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Ngô Gia Tự

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Ngô Gia Tự
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
TỔ: LÍ - KTCN
KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN VẬT LÍ 10 CB
Thời gian làm bài: 45 phút 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 
132
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:............................................................................... Điểm:.
(Học sinh chọn câu đúng điền vào ô trả lời ở bảng)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
Câu 21
Câu 22
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27
Câu 28
Câu 29
Câu 30
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:
A. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.
B. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá
C. Tác dụng vào hai vật khác nhau.
D. Tác dụng vào cùng một vật.
Câu 2: Một xe lăn thứ nhất đang chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến va chạm vào xe lăn thứ hai có khối lượng 200g đang đứng yên. Sau va chạm xe lăn thứ nhất dội lại với vận tốc 0,1m/s còn xe lăn thứ hai chạy với vận tốc 0,55m/s. Khối lượng của xe lăn thứ nhất là:
A. 100,0 g.	B. 327,3 g.	C. 400,0 g.	D. 122,2 g.
Câu 3: Từ một đỉnh tháp cao 80m, một vật nhỏ được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0. Khi vừa chạm đất vec tơ vận tốc của vật hợp với phương ngang góc 450. Bỏ qua lực cản không khí. 
Lấy g = 10m/s2. Vận tốc ban đầu v0 khi ném vật?
A. 20m/s.	B. 40m/s.	C. 30m/s.	D. 10m/s.
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng. Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào:
A. Bản chất của vật liệu mặt tiếp xúc.	B. Diện tích mặt tiếp xúc.
C. Áp lực tác dụng lên mặt tiếp xúc.	D. Tình trạng mặt tiếp xúc.
Câu 5: Một vật có khối lượng m=4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F=8N. Vận tốc của vật sau thời gian 5s đầu bằng:
A. 15 m/s	B. 10 m/s	C. 2,5 m/s	D. 5,0 m/s
Câu 6: Đặt hai quả cầu có khối lượng m1, m2 cùng một đường thẳng và giữ cho quả cầu 1 cố định. Khi đặt quả cầu 2 vào vị trí A thì lực hút giữa chúng là 36.104 N. Khi đặt quả cầu 2 vào vị trí B thì lực hút giữa chúng là 9.104 N. Lực hút giữa chúng khi đặt quả cầu 2 vào trung điểm của đoạn AB là
A. 16,0.104 N.	B. 22,5.104 N.	C. 27,0.104 N.	D. 13,5.104 N.
Câu 7: Vệ tinh Vinasat – 1 đầu tiên của Việt Nam có khối lượng khoảng 2,6 tấn. Nó được đưa vào vũ trụ lúc 22 giờ 16 phút, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (Giờ UTC) tại bãi phóng Kourou, Guyana thuộc Pháp. Hiện nó đang hoạt động ở độ cao 35880 km so với mặt đất; chuyển động theo chiều quay của Trái Đất và có chu kì quay bằng đúng chu kì quay của Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất ở xích đạo khoảng 6400 km. Lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh Vinasat – 1 có giá trị xấp xỉ bằng
A. 493,4 N.	B. 0,4934 N.	C. 0,8514 N.	D. 581,40 N.
Câu 8: Tại sao trạng thái đứng yên hay chuyển động của một vật có tính tương đối?
A. Vì trạng thái của vật được quan sát ở các thời điểm khác nhau.
B. Vì trạng thái của vật được xác định bởi những người quan sát khác nhau bên lề đường.
C. Vì trạng thái của vật không ổn định, lúc đứng yên, lúc chuyển động.
D. Vì trạng thái của vật được quan sát trong các hệ quy chiếu khác nhau.
Câu 9: Chuyển động nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do?
A. Một viên đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống mặt đất.
B. Một cái lông chim rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
D. Một viên bi chì rơi trong ống thuỷ tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không.
Câu 10: Kết luận nào sau đây là không chính xác:
A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau.
B. Vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.
C. Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau
D. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
Câu 11: Một vật có khối lượng 1kg được thả rơi tự do từ độ cao 180m xuống mặt đất. Lấy g =10m /s2. Quãng đường vật rơi được trong giây cuối cùng?
A. 5m.	B. 10m.	C. 125m .	D. 55m.
Câu 12: Chọn câu trả lời đúng?
A. Tốc độ dài của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bánh kính quỹ đạo.
B. Tốc độ góc của chuyển động tròn đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
C. Với v và w cho trước, gia tốc hướng tâm phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
D. Với v và w cho trước, gia tốc hướng tâm không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.
Câu 13: Chọn câu trả lời sai? Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì:
A. Gia tốc là đại lượng không đổi.
B. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
C. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
D. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?
A. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.
B. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo.
C. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của lò xo.
D. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.
Câu 15: Chọn câu trả lời đúng. Qũy đạo chuyển động của vật ném ngang là:
A. một đường parabol.	B. một đường thẳng.	C. một đường hybebol.	D. một nhánh parapol.
Câu 16: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng qui hợp với nhau góc α là:
A. cosα	B. cosα.
C. cosα	D. 
Câu 17: Chọn câu trả lời sai.
A. Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.
B. Trong chân không, các vật rơi như nhau.
C. Gia tốc rơi tự do có độ lớn như nhau ở mọi nơi trên Trái đất.
D. Vật rơi tự do theo phương thẳng đứng.
Câu 18: Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v0. Chọn trục toạ độ Ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng OA = x0. Phương trình chuyển động của vật là:
A. x = x0 + v0t	B. x = x0 - v0t - 	C. x = x0 + v0t + 	D. x = v0t + 
Câu 19: Bạn Nam có sở thích bám đuôi xe công nông. Hôm đó Nam ngồi trên một chiếc xe công nông chạy với vận tốc 36km/h, Nam nhảy xuống theo thế giật lùi về phía sau công nông với vận tốc đối với công nông là 6m/s. Hỏi vận tốc tiếp đất của Nam (đối với đất) là bao nhiêu?
A. 16m/s.	B. 30km/h.	C. 42km/h.	D. 4m/s.
Câu 20: Chọn câu trả lời đúng. Điều kiện nào là đủ để 3 lực tác dụng lên cùng một vật là cân bằng?
A. Ba lực bằng nhau và đồng quy.	B. Hợp lực của hai lực cân bằng với lực thứ ba.
C. Ba lực đồng quy và đồng phẳng.	D. Ba lực đồng phẳng và bằng nhau.
Câu 21: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.
A. Luôn là lực kéo.
B. Luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.
C. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
D. Tỉ lệ với độ biến dạng.
O
600
A
B
P
Câu 22: Một vật có trọng lượng 50N được giữ cân bằng nhờ hai dây không dãn, 
với dây OA làm với trần một góc 600 và dây OB nằm ngang như hình vẽ. 
Độ lớn lực căng T1 của dây OA bằng:
A. 50N	B. N	C. N	D. 100N
Câu 23: Biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn là:
A. Fhd = 	B. Fhd = G	C. Fhd = 	D. Fhd = G
Câu 24: Một vật khối lượng 2kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 20N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 4R (R: bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?
A. 1,25N	B. 5N	C. 20N	D. 2,5N
Câu 25: Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v. Chọn trục toạ độ Ox có phương trùng với phương chuyển động, chiều dương là chiều chuyển động, gốc toạ độ O cách vị trí vật xuất phát một khoảng 
OA = x0. Phương trình chuyển động của vật là:
A. x = x0 - vt.	B. x=x0 + v0t - .	C. x=x0 + v0t + .	D. x = x0 +vt.
Câu 26: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa 2 mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
A. Giảm đi	B. Tăng lên
C. Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi	D. Không thay đổi
Câu 27: Biểu thức tính độ lớn của lực hướng tâm là:
A. Fht= m.	B. Fht= m.	C. Fht= m.	D. Fht= m.
Câu 28: Một lò xo treo thẳng đứng, có độ dài tự nhiên là 40cm. Khi treo vào đầu dưới một quả cầu có khối lượng 50g thì chiều dài của nó là 44cm. Lấy g =10m/s2. Từ vị trí cân bằng đó, ta kéo thêm một lực có độ lớn bằng 0,5N thì chiều dài của lò xo là:
A. 46 cm.	B. 44 cm.	C. 48 cm.	D. 42 cm.
Câu 29: Chọn câu trả lời đúng. Hệ quy chiếu gồm:
A. một mốc thời gian và một đồng hồ.
B. vật làm mốc, hệ tọa độ, thước đo và đồng hồ.
C. một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ gắn với vật làm mốc đó và một thước đo.
D. một vật làm mốc, một hệ trục tọa độ.
Câu 30: Một vật có khối lương 1kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng có góc nghiêng α =300 so với mặt phẳng ngang, hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng bằng . 
Lấy g=10m/s2. Tính gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng.
A. 2,00 m/s2.	B. 1,73 m/s2.	C. 6,93 m/s2.	D. 1,54 m/s2.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN: Mã đề 132
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
C
A
B
B
B
A
D
D
C
A
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
Câu 17
Câu 18
Câu 19
Câu 20
D
C
C
B
D
A
C
C
D
B
Câu 21
Câu 22
Câu 23
Câu 24
Câu 25
Câu 26
Câu 27
Câu 28
Câu 29
Câu 30
A
B
B
A
D
D
B
C
B
A

Tài liệu đính kèm:

  • docdethihocki1vatli102016.doc