Đề kiểm tra học kì I Vật lí khối THCS - Năm học 2008-2009

doc 12 trang Người đăng dothuong Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí khối THCS - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí khối THCS - Năm học 2008-2009
	KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 -2009
	 MÔN THI: VẤT LÝ 9
	 THỜI GIAN: 45 PHT
ĐỀ BÀI:
Câu 1: Qui tắc bàn tay trái dùng để làm gì?Em hãy phát biểu quy tắc bàn tay trái ?(1,5đ)
Câu 2: Phát biểu nội dung, viết công thức và lý giải các đại lượng của định luật Jun-lenxơ ?(1,5đ)
Câu 3:Viết công thức tính điện trở tương đương, hiệu điện thế, cường độ dịng điện đối với. Đoạn mạch gồm hai điện trở R1 v R2 mắc nối tiếp? (1,5 đ).
Cu 4:Từ trường l gì? (0,5đ)
Câu 5: Xác định lực điện từ trong các hình sau đây: (1đ) 
a. 	 b. 
Câu 6 : ( 2,5đ ) Một ấm điện loại 360W – 120V 
Tính điện trở của ấm điện.
Dùng ấm điện để đun sôi 1,5lít nước ở 20 0 C thì sau bao lâu nước sôi? Biết hiệu suất của ấm là 72 % và ấm nước mắc vào mạng điện 120V ( Nhiệt dung riêng của nước là 
4200 J/ Kg .K )
c. Tính chiều dài dây điện trở của ấm biết tiết diện của dây điện trở là 0,15 mm2 và làm bằng chất có điện trở suất 30. 10-8 Wm
Cu 7: ( 1,5 đ)Có 3 điện trở là R1 = 6 ; R2 = 12 v R3 = 16 được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4 V.
	a/ Tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song này?
	b/ Tính cường độ I của dịng điện chạy qua mạch chính?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN VẬT LÝ 9
I.LÝ THUYẾT (5đ)
Câu 1:- Qui tắc bàn tay trái dùng để xác định lực điện từ. (0,5đ)
- Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ ( 1đ)
Câu 2:- Nội dung định luật : Nhiệt lượng toã ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. (0,5 đ)
Công thức : Q = I2.R.t (0,5đ)
Trong đó: I : cường độ dòng điện (A)
R: điện trở () (0,5đ)
t : thời gian (s)
Q: Nhiệt lượng toã ra (J)
Câu 3: - I = I1 = I2 (0,5đ)
	 -U = U1 + U2 (0,5đ)
	- Rtđ = R1 + R2 (0,5đ)
Câu 4:Từ trường là môi trường bao quanh nam châm hay xung quanh dòng điện gây ra lực tác dụng lên nam châm đặt gần nó.(0,5đ)
II. TỰ LUẬN: (5đ)
Câu 5: a. b. 
( 0,5 đ)	 ( 0,5 đ)
Câu 6: 
 	 a. = = 40 () ( 0,5 đ)
 b. 504000 ( J ) ( 0,5đ)
 700000 (J) (0,5đ)
 phút ) (0,5 đ)
 c. ( 0,5 đ). 
Câu 7:1/ p dụng cơng thức: 	a/ . (1đ)
	 b/ I =( 0,5 đ)
Trường THCS Hàm Phú KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009
Họ và tên:..............	 Mơn thi: Vật lý 8
Lớp: ...........................................	 Thời gian: 45 pht
ĐỀ BÀI:
 Câu 1: Phát biểu nội dung định luật lực đẩy Acsimet? Trình bày công thức tính lực đẩy Acsimet?(2đ )
 Câu 2: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Hãy phát biểu định luật về công? (2đ )
 Câu 3: Nêu cách biểu diễn và cách xác định một lực? ( 1đ )
Áp dụng: Hãy biểu diễn vectơ trọng lượng của một vật có khối lượng m = 2kg? ( 1đ )
 Câu 4: Một ống nhỏ hình trụ có chiều cao là 100cm. Người ta đổ thủy ngân vào ống sao cho mặt thủy ngân cách miệng ống 94cm.
	a/ Tính chiều cao cột thủy ngân trong ống ra đơn vị là mét? ( 0,25đ )
b/ Tính áp suất của thủy ngân lên đáy ống. Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136 000N/m3. ( 0,75đ ).
 Câu 5: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài, trong 25m đầu người đó đi hết 10s; trong 75m còn lại người đó đi mất 15s.
	a/ Tính vận tốc trung bình của người đó trên từng đoạn dốc? ( 2đ )
	b/ Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn dốc ra đơn vị m/s và km/h? (1đ )
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LÝ 8
Câu 1: 
- Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy thẳng đứng từ dưới lên, có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chổ. Lực này gọi là lực đẩy Acsimét. ( 1đ )
	- Độ lớn của lực đẩy Acsimét: FA = d.V. ( 1đ )
 	Trong đó: + d: Trọng lượng riêng của chất lỏng ( N / m3 )
	 + V: Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ ( m3 )
Câu 2: - Công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời. ( 0,5đ )
	 - Công thức tính công cơ học: A = F . s. ( 0,5đ )
 Trong đó: + F: Lực tác dụng vào vật ( N ).
	 + s: Quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực ( m ).
 + A: Công cơ học. Đơn vị công là Jun ( kí hiệu J ); 1J = 1 N. m.
 - Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. ( 1đ )
	Câu 3: - Lực là đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có: ( 1đ )
	+ Gốc là điểm đặt của lực.
	+ Phương, chiều là phương chiều của lực.
	+ Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho trước.
	 - Biểu diễn vectơ lực có trọng lượng là: P = 10.m = 10.2 = 20N
F = 20N
10N
	 ( 1đ )
	Câu 4: ( 3đ )
 Tóm tắt:
 Giải:
h1 = 100cm 
h2 = 94cm
dThủy ngân = 136000N/m3
a/ h =?m
b/ p =?N/m2
a/ Chiều cao cột thủy ngân trong ống là:
 h = h1 – h2 = 100cm – 94cm = 6cm = 0,06m
b/ Áp suất của thủy ngân tác dụng lên đáy ống là:
 p = d.h = 136000N/m3. 0,06m = 8160N/m2
	Câu 5: ( 1đ )
 Tóm tắt:
 Giải:
s1 = 25m
t1 = 10s
s2 = 75m
t1 = 15s
a/ 
b/ 
a/ Vận tốc trung bình trong 25m đầu là:
 Vận tốc trung bình trong 75m còn lại là:
b/ Vận tốc trung bình của người đó trên cả đoạn dốc:
Trường THCS Hàm Phú KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009
Họ v tn:....	 Mơn thi: Vật lý 7
Lớp: ...........................................	 Thời gian: 45 pht
ĐỀ BÀI:
 Câu 1: Hãy phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng? ( 1đ )
Áp dụng: Khi chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với đường pháp tuyến một góc 350. Hãy tìm giá trị của góc tới? ( 1đ )
 Câu 2: Hãy cho biết âm có thể truyền qua những môi trường nào và không thể truyền qua môi trường nào? Hãy phân biệt độ to của âm và độ cao của âm? ( 2đ )
 Câu 3: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước? ( 2đ )
S
	 Câu 4: Có một điểm sáng S đặt trước gương phẳng như hình vẽ:
	a/ Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng bằng cách 
	vận dụng tính chất của ảnh? ( 0,25đ )
	b/ Vẽ hai tia tới SI và SK xuất phát từ S và hai tia phản
	 xạ ứng với hai tia tới SI, SK trên gương? ( 1đ )
	c/ Đánh dấu một vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’
	trong gương? ( 0,25đ )
 Câu 5: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu? ( 0,5đ ) 
 Câu 6: Nếu em hát ở trong phòng rộng và trong phòng hẹp thì nơi nào sẽ nghe rõ hơn? Hãy giải thích tại sao? ( 2đ ) 
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM LÝ 7
	Câu 1: 
	¶ Nội dung định luật truyền thẳng ánh sáng: ( 1đ )
	- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
	- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
	¶ Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc phản xạ bằng góc tới nên góc tới cũng bằng 350. ( 1đ )
	Câu 2: 
	¶ Môi trường truyền âm: ( 1đ )
	- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
	¶ Phân biệt độ to của âm và độ cao của âm: ( 1đ )
	- Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động. Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.
- Tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao và ngược lại. Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to và ngược lại.
	Câu 3: 
	¶ Anh của một vật tạo bởi gương phẳng: ( 1đ )
	- Anh ảo không hứng được trên màn chắn.
	- Anh ảo lớn bằng vật.
	- Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
	¶ So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước: ( 1đ )
- Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
	Câu 4: ( 1,5đ )
S
R2
R1
S’
K
I
M
Câu 5: Tần số dao động của lá thép: ( 0,5đ )
Câu 6: ( 2đ )
- Trong phòng rộng, âm dội lại từ tường đến tai sau âm phát ra nên ta nghe thấy tiếng vang vì vậy âm nghe được không rõ. 
- Trong phòng hẹp, âm dội lại từ tường đến tai cùng một lúc với âm phát ra nên âm nghe được to và rõ hơn
	KỲ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2008 - 2009
	 Mơn thi: Vật lý 6
	 Thời gian: 45 pht
ĐỀ BÀI:
 Câu 1: Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là gì ? Dụng cụ để đo độ dài là gì? (1điểm)
 Câu 2 : Hãy cho biết cách xác định giới hạn đo(GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của dụng cụ đo thể tích ?(1điểm)
 Câu 3: Lực là gì? Nêu ví dụ ?(1điểm)
 Câu 4: Trọng lực có phương và chiều như thế nào ?(1điểm)
 Câu 5: Nêu khái niệm khối lượng riêng của một vật ? Viết công thức tính khối lượng riêng?(1điểm)
 Câu 6: Nêu kết luận về lực khi kéo vật lên trên mặt phăng nghiêng ?(1điểm)
 Câu 7: Nêu cấu tạo của đòn bẩy?(1điểm)
 Câu 8 : Tính khối lượng riêng của một chất biết : thể tích là 10 m3 (V), khối lượng là 78000kg(m).Chất đó là gì? (1.5điểm).
 Câu 9: Tính trọng lượng riêng của nước, biết trọng lượng là 100 N và thể tích là 0.01 m3 (1.5điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM VẬT LÝ 6
I Lý thuyết (7đ)
Câu 1:- Đơn vị chính để đo độ dài là mét ký hiệu: m (0,5đ)
	- Dụng cụ thường dùng để đo độ dài : thước mét, thước kẻ, thước cuộn....(0,5đ)
Câu 2: Đối với bình chia độ : GHĐ là giá trị lớn nhất ghi trên dụng cụ. (0,5đ)
ĐCNN là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo. (0,5đ)
Câu 3:- Tác dụng đẩy , kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.(0,5đ)
	- Ví dụ :(0,5đ)
Câu 4 – Trọng lực có :- Phương thẳng đứng (0,5đ)
 - Chiều hướng về phía trái đất.(0,5đ)
Câu 5:- Khối lượng riêng của một chất được xác định bằng khối lượng của 1 đơn vị thể tích (1m3) chất đó..(0,5đ)
- Công thức tính khối lượng riêng D = .(0,5đ)
Câu 6: - Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật trên mặt phẳng đó với lực nhỏ.(0,5đ)
- Mặt phẳng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng nhỏ(0,5đ).
Câu 7:- Cấu tạo: Mỗi đòn bẩy đều có 1 điểm tựa là , điểm tác dụng của lực F1 là O1 và điểm tác dụng của lực F2 là O2. (1đ).
II Tự luận :(3đ)
Câu 8:
Tóm tắt
m = 78000 kg 
V = 10 m3 Khối lượng riêng của chất đó là
 D = ? 	
	 0,5đ	 0,5đ	
 Chất đó là : Sắt 0,5đ
Câu 9 : 
 V = = 0.01 m3
 Trọng lượng riêng của nước là
 P = 100 N d = = = 10000 (N/m3))
 d = ? 0,5 đ	0,5 đ	 0,5 đ
Trường PTDTNT Hàm Thuận 	Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2008-2009
Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . 	Môn: Lý 9
Lớp: . . . . . . . . . . . . 	Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề )
Điểm
ĐỀ:
Phần 1: Lý thuyết (7đ)
Câu 1: Phát biểu định luật ôm? Viết hệ thức của định luật ôm? (1đ )
Câu 2: Viết công thức tính điện trở tương đương, hiệu điện thế, cường độ dòng điện đối với đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp. (1,5đ )
Câu 3: Viết công thức tính công suất điện. Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện có ý nghĩa gì? (1,5đ )
Câu 4: Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Lenxơ. (1,5đ )
Câu 5: Lực điện từ là gì? Phát biểu quy tắc bàn tay trái? (1,5đ )
Phần 2: Bài Tập (3đ)	
Bài tập 1:( 3đ) 
Một khu dân cư có 400 hộ gia đình, trung bình mỗi hộ sử dụng điện 4 giờ một ngày với công suất điện là 120 W.
a/ Tính công suất sử dụng điện trung bình của cả khu dân cư.
b/ Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày.
c/ Tính tiền điện phải trả của cả khu dân cư và của từng hộ gia đình trong 30 ngày với giá 700 đồng/ KW.h
Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2008-2009
Môn: Vật lý 8
Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề )
Điểm
ĐỀ
LÝ THUYẾT : (6đ)
Câu 1: Thế nào là chuyển động cơ học ? (1đ)
Câu 2: Thế nào là chuyển động đều ?(1đ)
Câu 3: Thế nào là hai lực cân bằng ?(1đ)
Câu 4: Thế nào là lực ma sát lăn ?(1đ)
Câu 5: Hãy cho biết phương và chiều của lực đẩy Ac _ si _ met ?(1đ)
Câu 6: Viết công thức tính công ? Ghi rõ tên và đơn vị của từng đại lượng ?(1đ)
B. BÀI TẬP: (4đ)
Câu 1: Tác dụng một lực 600Nlên pittông nhỏ của máy ép dùng chất lỏng.Như hình vẽ bên dưới. Biết diện tích của pittông nhỏ là 3cm2 ,của pittông lớn là 126m2 Tính :
a) Áp suất tác dụng lên pittông nhỏ .(1đ)
b) Lực tác dụng lên pittông lớn .(1đ)
 Câu 2: Một ô tô khởi hành từ thành phố A lúc 7h và đến thành phố B lúc 10h . Trong hai giờ đầu ôtô chạy với vận tốc 55km/h.Trong 1h sau ôtô chạy với vận tốc 70km/h . Xác định vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường AB?(2đ)
Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2008-2009
Môn: Vật lý 7
Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề )
Điểm
ĐỀ 
I. Lý thuyết : (7đ)
Câu 1: Âm phát ra càng cao khi nào ?(1đ)
Câu 2: Âm phát ra càng nhỏ khi nào ?(1đ)
Câu 3: Âm có thể truyền qua những môi trường nào và không truyền qua môi trường nào ?(1đ)
Câu 4: Có tiếng vang khi nào?(1đ) 
Câu 5: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng ?(1đ)
Câu 6: Nguồn sáng là gì ? Vật sáng là gì ?(1đ)
Câu 7: So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng ?(1đ)
II. Bài tập : (3đ)
Câu 1: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, ta thường thấy tường làm sần sùi và treo rèm nhung nhằm mục đích gì? Vì sao ?(1đ)
Câu 2: Em hãy vẽ ảnh của mũi tên AB bằng hai cách :
Vận dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng?(1đ)
Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng(1đ)
Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2008-2009
Môn: Lý 6
Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề )
Điểm
ĐỀ
Phần 1: Lý thuyết (7 điểm )
Câu 1: Dụng cụ nào dùng để đo thể tích ? Đơn vị đo thể tích là đơn vị nào? (1đ )
Câu 2: Khối lượng của một vật cho biết gì? Đơn vị đo khối lượng là đơn vị nào?(1đ )
Câu 3: Lực là gì? Trọng lực là gì? Đơn vị của Lực là đơn vị nào?. (1đ )
Câu 4: Khối lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính khối lượng riêng. (2đ )
Câu 5: Trọng lượng riêng của một chất là gì? Viết công thức tính trọng lượng riêng.
( 2đ )
Phần 2: Bài tập (3 điểm )
Bài 1: Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm lực gì? Có phương như thế nào ? ( 2đ )
Bài 2: So sánh lực hút của Trái Đất tác dụng lên một hòn gạch có khối lượng 3kg với lực hút của Trái Đất tác dụng lên một quả tạ có khối lượng 5kg. ( 1đ )
Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2008-2009
Môn: Lý 8
Thời gian: 45’ ( không kể thời gian phát đề )
Lý thuyết : ( 5 đ)
Câu 1: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của chuyển động ? Viết công thức tính vận tốc . Đơn vị của vận tốc . Vận tốc của một ô tô là 54 km/h con số này cho biết gì ?
Câu 2: Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ thế nào khi :
Vật đang đứng yên ?
Vật đang chuyển động ?
Câu 3: Áp lực là gì ? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Viết công thức tính áp suất. Đơn vị tính áp suất .
Câu 4: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào ? Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên trong chất lỏng .
Câu 5: Phát biểu định luật về công .
Bài tập : ( 5 đ)
Bài 1: Một chiếc xe chuyển động trong 2 giờ . Trong nửa giờ đầu xe có vận tốc trung bình là 20km/h; trong 1 giờ 30 phút sau xe có vận tốc trung bình là 36 km/h . Tính vận tốc trung bình trong suốt thời gian chuyển động của xe .
Bài 2: Người ta dùng mặt phẳng nghiêng kéo một vật có khối lượng 40 kg lên cao 2 m 
Tính công phải dùng để kéo vật lên cao ?
Nếu không có ma sát thì lực kéo là 160N . Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng ?
Thực tế có ma sát nên lực kéo là 190N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng ?
TRƯỜNG THCS HÀM HIỆP	ĐỀ THI KIỂM TRA HKI - Năm học 2008-2009
 ĐIỂM
Lớp : 7	MÔN : VẬT LÍ 7
Họ và tên :  ( Thời gian 45 phút không kể phát đề)	
	ĐỀ 
Câu 1: Khi nào mắt ta nhận biết có ánh sáng ? Khi nào ta nhận thấy một vật ? ( 1 đ )
Câu 2 : Âm có thể truyền qua môi trường nào và không thể truyền qua môi trường nào ? Ô nhiễm tiếng ồn là gì ? ( 1 đ )
Câu 3 : Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng và định luật phản xạ ánh sáng. Nếu chiếu tia tới vuông góc với gương thì tia phản xạ có phương và chiếu như thế nào ? ( 1,5 đ )
Câu 4 : Khi gảy đàn, đại lượng nào đặc trưng cho sự cao, thấp, to, nhỏ của tiếng đàn ? Tại sao có vật dao động với biên độ lớn nhưng ta lại không nghe âm phát ra ? ( 1,5 đ )
Câu 5: Một người đứng cách một vách đá 10 m và la to . Hỏi người ấy có nghe tiếng vang không ? Vì sao ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m / s . ( 2 đ )
Câu 6 : Cho vật AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ .
Vẽ tia tới AI cho tia phản xạ IR . ( 1 đ )
Vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương . ( 1 đ )
Gạch chéo vùng đặt mắt nhìn thấy đồng thời ảnh của cả vật AB . ( 1 đ )	

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_li_cac_lop_6789.doc