Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 - Năm học 2010-2011

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 - Năm học 2010-2011
MA DE : 001 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: SINH HỌC LỚP 9
Năm học: 2010 - 2011
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4ĐIỂM) – Thời gian làm bài: 15 phút.
Câu 1: Theo nguyên tắc bổ sung, về số lượng thì trường hợp nào sau đây là đúng?
	A. A + G = T + X 
	B. A = X, G = T
	C. A+T = G + X 
	D. A + T + G = G + X + A 
Câu 3: Quá trình tự nhân đôi ADN dựa trên:
	A. Nguyên tắc giữ lại một nửa và nguyên tắc bổ sung. 
	B. Nguyên tắc giữ lại một nửa
	C. Nguyên tắc bổ sung.
	D. Nguyên tắc nhân đôi 
Câu 4: Biến dị tổ hợp là:
	A. Sự xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ
	B. Sự xuất hiện các kiểu hình giống mẹ
	C. Sự xuất hiện các kiểu hình giống bố mẹ 
	D. Sự xuất hiện các kiểu hình giống bố 
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể (NST)?
	A. Mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng
	B. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng 
	C. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng 
	D. Loài càng tiến hóa thì số lượng NST trong bộ NST càng lớn
Câu 6: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
	A. Bộ NST của tế bào mẹ được sao chép nguyên vẹn cho 2 tế bào con
	B. Sự phân li đồng đều của các NST từ tế bào mẹ đến tế bào con
	C. Sự nhân đôi của các NST trong quá trình phân bào 
	D. Sự phân li đồng đều chất nhân từ tế bào mẹ đến tế bào con
Câu 7: Trong quá trình phân bào, NST co ngắn cực đại ở :
	A. Kì sau 
	B. Kì trước 
	C. Kì giữa 
	D. Kì cuối 
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng với bộ NST của người bị bệnh Tớcnơ?
	A. NST giới tính có trong bộ NST là XXY
	B. Số lượng NST trong bộ NST là 47 
	C. Cặp NST số 23 chỉ còn lại 1 NST 
	D. Số lượng NST trong bộ NST là 44.
Câu 9: Bộ NST của người bị bạch tạng có
	A. 2n = 44 
	B. 2n = 45 
	C. 2n = 46 
	D. 2n = 47
Câu 10: Ở người, bệnh nào sau đây liên quan đến NST giới tính?
	A. Bệnh bạch tạng, bệnh đao.
	B. Bệnh đao, hồng cầu hình liềm. 
	C. Bệnh ung thư máu, hồng cầu hình liềm.
	D. Bệnh mù màu, máu khó đông. 
Câu 11: Ở ruồi giấm, trong tinh trùng hoặc trứng, bộ NST có số lượng NST là :
	A. 4 NST	
	B. 8 NST	
	C. 10 NST
	D. 6 NST	
Câu 12: Ở chó, lông ngắn (gen S), lông dài (gen s). Phép lai nào sau đây cho kết quả ở đời con với tỉ lệ 1 chó lông ngắn : 1 chó lông dài
	A. SS x SS
	B. SS x Ss
	C. Ss x Ss
	D. Ss x ss
Câu 13: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con họ như thế nào?
	A. 12,5% con trai bệnh
	B. 25% con trai bệnh 
	C. 50% con trai bệnh 
	D. 100% con trai bệnh 
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng với phép lai phân tích?
	A. Phép lai giữa cá thể mang tính trạng lặn cần xác định với cá thể khác
	B. Được dùng để xác định giống có thuần chủng hay không
	C. Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định với cá thể mang tính trạng lặn
	D. Nếu kết quả lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
Câu 15: Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào? 
	A. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 
	B. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
	C. Cấu trúc bậc 1 
	D. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
Câu 16: Đem lai 2 cây hạt vàng, trơn và xanh, nhăn với nhau, F1 thu được toàn cây hạt vàng, trơn. Giao phấn các cây F1 với nhau, ở F2 thu được các kiểu hình với tỉ lệ: 
	A. 3 : 3 : 1 : 1	
	B. 1 : 1 : 1 : 1	
	C. 1 : 2 : 1
	D. 9 : 3 : 3 : 1	
I/ PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) – thời gian: 30 phút
Câu 1 (1,5 điểm): Phát biểu nội dung quy luật phân li và trình bày cơ sở tế bào học của quy luật này?
Câu 2 (2,0 điểm): So sánh điểm giống và khác nhau giữa đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
Câu 3 (2,5 điểm): Một đoạn gen có chiều dài L = 3400 Ao , trong đó có phần trăm số nu loại Ađênin là 20% 
a/ Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó ?
b/ Số nuclêôtit từng loại trong đoạn gen là bao nhiêu?
MA DE : 002 
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN: SINH HỌC LỚP 9
Năm học: 2010 - 2011
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4ĐIỂM) – Thời gian làm bài: 15 phút.
Câu 1: Ở ruồi giấm, trong tinh trùng hoặc trứng, bộ NST có số lượng NST là :
	A. 10 NST
	B. 8NST	
	C. 4 NST	
	D. 6 NST	
Câu 2: Bộ NST của người bị bạch tạng có
	A. 2n = 46 
	B. 2n = 44 
	C. 2n = 47
	D. 2n = 45 
Câu 4: Theo nguyên tắc bổ sung, về số lượng thì trường hợp nào sau đây là đúng?
	A. A = X, G = T
	B. A + T + G = G + X + A 
	C. A + G = T + X 
	D. A+T = G + X 
Câu 5: Biến dị tổ hợp là:
	A. Sự xuất hiện các kiểu hình giống bố mẹ 
	B. Sự xuất hiện các kiểu hình giống bố 
	C. Sự xuất hiện các kiểu hình giống mẹ
	D. Sự xuất hiện các kiểu hình khác bố mẹ
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng với phép lai phân tích?
	A. Nếu kết quả lai là phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp
	B. Phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định với cá thể mang tính trạng lặn
	C. Được dùng để xác định giống có thuần chủng hay không
	D. Phép lai giữa cá thể mang tính trạng lặn cần xác định với cá thể khác
Câu 7: Ở người, bệnh nào sau đây liên quan đến NST giới tính?
	A. Bệnh đao, hồng cầu hình liềm. 
	B. Bệnh mù màu, máu khó đông. 
	C. Bệnh ung thư máu, hồng cầu hình liềm.
	D. Bệnh bạch tạng, bệnh đao.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng với bộ NST của người bị bệnh Tớcnơ?
	A. Cặp NST số 23 chỉ còn lại 1 NST 
	B. Số lượng NST trong bộ NST là 44.
	C. Số lượng NST trong bộ NST là 47 
	D. NST giới tính có trong bộ NST là XXY
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là không đúng với tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể (NST)?
	A. Bộ NST trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng 
	B. Loài càng tiến hóa thì số lượng NST trong bộ NST càng lớn
	C. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng 
	D. Mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng
Câu 11: Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn h nằm trên NST giới tính X. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khoẻ mạnh thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con họ như thế nào?
	A. 100% con trai bệnh 
	B. 50% con trai bệnh 
	C. 12,5% con trai bệnh
	D. 25% con trai bệnh 
Câu 12: Quá trình tự nhân đôi ADN dựa trên:
	A. Nguyên tắc nhân đôi 
	B. Nguyên tắc bổ sung.
	C. Nguyên tắc giữ lại một nửa
	D. Nguyên tắc giữ lại một nửa và nguyên tắc bổ sung. 
Câu 13: Ở chó, lông ngắn (gen S), lông dài (gen s). Phép lai nào sau đây cho kết quả ở đời con với tỉ lệ 1 chó lông ngắn : 1 chó lông dài
	A. SS x SS
	B. Ss x Ss
	C. SS x Ss
	D. Ss x ss
Câu 14: Prôtêin thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào? 
	A. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3 
	B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2
	C. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4
	D. Cấu trúc bậc 1 
Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường làm tăng số người mắc các bệnh tật di truyền là do:
	A. các chất phóng xạ, hoá chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra. 
	B. nguồn lây lan các dịch bệnh.
	C. sự tàn phá các khu rừng phòng hộ. 
	D. khói thải từ các khu công nghiệp 
Câu 16: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là:
	A. Sự phân li đồng đều chất nhân từ tế bào mẹ đến tế bào con.
	B. Sự nhân đôi của các NST trong quá trình phân bào. 
	C. Bộ NST của tế bào mẹ được sao chép nguyên vẹn cho 2 tế bào con.
	D. Sự phân li đồng đều của các NST từ tế bào mẹ đến tế bào con.
I/ PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) – thời gian: 30 phút
ĐỀ B: 
Câu 1 (1,5 điểm): Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập và cho biết ý nghĩa của quy luật này?
Câu 2 (2,0 điểm): So sánh điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến ?
Câu 3 (2,5 điểm): Một đoạn gen có chiều dài L = 5100 Ao , trong đó có phần trăm số nu loại Guanin là 15% 
a/ Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó ?
b/ Số nuclêôtit từng loại trong đoạn gen là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN TRẮC NGHIỆM
MÔN: SINH HỌC 9 – HKI
MA DE : 001
Câu 1
X
Câu 2
X
Câu 3
X
Câu 4
X
Câu 5
X
Câu 6
X
Câu 7
X
Câu 8
X
Câu 9
X
Câu 10
X
Câu 11
X
Câu 12
X
Câu 13
X
Câu 14
X
Câu 15
X
Câu 16
X
MA DE : 002
Câu 1
X
Câu 2
X
Câu 3
X
Câu 4
X
Câu 5
X
Câu 6
X
Câu 7
X
Câu 8
X
Câu 9
X
Câu 10
X
Câu 11
X
Câu 12
X
Câu 13
X
Câu 14
X
Câu 15
X
Câu 16
X
ĐÁP ÁN PHẦN TỰ LUẬN (6 ĐIỂM)
ĐỀ A:
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Nội dung qui luật phân li : Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 
Cơ sở tế bào học của quy luật này
Theo Men Đen : 
 + Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định . 
 + Trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của các cặp nhân tố di truyền . 
 + Cac nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh .
0,75
 0,25
 0,25 
 0,25
2
Đột biến gen
Đột biến cấu trúc NST
Giống nhau
- Đều biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST ), đều di truyền được 
- Đều chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân vật lí, hóa học, đều gây hại cho cơ thể sinh vật.
Khác nhau
Là những biến đổi liên quan đến cấu trúc gen
Là những biến đổi liên quan đến cấu trúc NST.
Các dạng: mất , thêm, thay thế 1 cặp nu
Các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
0,5
0,5
 0,5
 0,5
3
a/ Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó 
L = N/ 2 . 3,4 à N = 2L / 3,4 = 2 . 3400 / 3,4 = 2000 ( nu) 
b/ Số nuclêôtit từng loại trong đoạn gen là:
- Theo đề ta có %A = 20% 
Mà %A = A. 100% / N à A = %A . N/ 100% = 20% . 2000/100% = 400 ( nu)
Ta lại có A = T à T = 400 ( nu) 
- Theo công thức N = 2 ( A + G) à G = N/2 – A= 2000/2 – 400 = 600 ( nu) 
Mà G = X X = 600 (nu)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
ĐỀ B:
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
Nội dung quy luật phân li độc lập : Các cặp nhân tố di truyền( cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. 
Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập 
- Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Giải thích được sự đa dạng và phong phú của sinh vật sinh sản giao phối..
- Là nguyên liệu uan trọng cho chọn giống và tiến hoá. 
0,75
 0,25
 0,25 
 0,25
2
Thường biến
Đột biến
Thường biến là biến đổi kiểu hình. 
Biến đổi trong cơ sở vật chất di truyền (ADN, NST) 
Không di truyền 
Di truyền được 
Xuất hiện đồng loạt, cùng một hướng 
Xuất hiện cá thể, ngẫu nhiên .
Thường biến có lợi cho sinh vật 
Thường có hại cho sinh vật
0,5
0,5
0,5
0,5
a/ Tính tổng số nuclêôtit của đoạn gen đó 
L = N/ 2 . 3,4 à N = 2L / 3,4 = 2 . 5100 / 3,4 = 3000 ( nu) 
b/ Số nuclêôtit từng loại trong đoạn gen là:
- Theo đề ta có %G = 20% 
Mà %G = G. 100% / N à G = %G . N/ 100% = 15% . 3000/100% = 450 ( nu) 
Ta lại có G= X –> X = 450 (nu) 
- Theo công thức N = 2 ( A + G) à A = N/2 – G= 3000/2 – 450 = 1050 ( nu) 
Mà A = T à T = 1050 ( nu)
0,5
 0,5
 0,5
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HK1_mon_sinh_lop_9.doc