Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 9 - Mã đề 01 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
Trường THCS Tân Tiến	
Họ và Tên HS:..
Lớp:.
Mã đề: 01
Đề kiểm tra học kì I
Môn: Sinh học – Lớp: 9
Thời gian kiểm tra: 45 phút
Duyệt đề
Năm học: 2016 - 2017
Điểm trắc nghiệm
Lời phê
A. Trắc Nghiệm (4 điểm) – Thời gian: 15 phút
I.Hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a,b,c,d) trong các câu sau cho ý trả lời đúng nhất
1. Trong thí nghiệm của Menđen, tính trạng hạt trơn tương phản với tính trạng nào sau đây? 
a. Hạt vàng	b. Hạt trơn
c. Hạt xanh	d. Hạt nhăn
2. Ở kì nào trong nguyên phân, nhiễm sắc thể co ngắn cực đại?
a. Kì đầu	b. Kì giữa
c. Kì sau	d. Kì cuối
3. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II. Tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn trong các trường hợp sau đây?
a. 2	b. 4
c. 8	d. 16
4. Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về:
a. Số lượng và hình dạng	b. Số lượng và cấu trúc
c. Hình dạng và cấu trúc	d. Số lượng, hình dạng và cấu trúc
5. Phân tử ADN có mấy chức năng chính?
a. 1	b. 2
c. 3	d. 4 
6. Một gen của vi khuẩn có chiều dài là 6800Ao, trong đó số nuclêôtit loại A chiếm 15%. Hãy cho biết số nuclêôtit loại X bằng bao nhiêu? (Mổi nuclêôtit dài 3,4Ao)
a. 1000	b. 1400
c. 1500	d. 2000
II. Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ dấu  trong các câu sau:
 1. Ở người bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính của nữ giới là ......................
 2. Ở kì sau của nguyên phân, hai crômatic trong từng nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động thành ............. nhiễm sắc thể đơn rồi phân li về hai cực của tế bào.
 3. Ở giảm phân I, các nhiễm sắc thể kép tương đồng diễn ra sự tiếp hợp ở kì ................
 4. ...................... là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể bị thay đổi về số lượng.
Trường THCS Tân Tiến	
Họ và Tên HS:..
Lớp:.
Mã đề: 01
Đề thi học kì I
Môn: Sinh học – Lớp: 9
Thời gian kiểm tra: 45 phút
Duyệt đề
Năm học: 2016 - 2017
Điểm 
Lời phê
B. Tự Luận (6 điểm) 
 Câu 1: (2,0 điểm) 
	a) Ở ruồi giấm, gen quy định tính trạng độ dài cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường và cánh dài trội hoàn toàn so với cánh ngắn. Cho giao phối giữa ruồi giấm cánh dài thuần chủng với ruồi giấm cánh ngắn thì kết quả thu được sẽ như thế nào? Viết sơ đồ lai minh họa. Để sinh ra F có tỉ lệ 50% cánh dài và 50% cánh ngắn thì phải lai ruồi giấm F1 với ruồi giấm có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
	b) Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất và tiến hóa?
Câu 2: (1,0 điểm) Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?
Câu 3: (2,0 điểm) Cường và Phú là hai anh em sinh đôi. Sau năm 1975, vì hoàn cảnh gia đình, Phú theo người cha vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Phú đã tốt nghiệp trường Đại học Thể dục thể thao, hiện là huấn luyện viên điền kinh. Cường được mẹ nuôi dạy ở Hà Nội. Cường đã tốt nghiệp Đại học Tài chính, nay là kế toán ở một công ty. Hai anh em giống nhau như hai giọt nước, đều có mái tóc đen và hơi quăn, mũi dọc dừa, mắt đen,... Họ khác nhau ở ba điểm rất rõ rệt: Phú có da rám nắng, cao hơn khoảng 10cm và nói giọng miền Nam, còn Cường có da trắng, nói giọng miền Bắc. 
	a) Qua tình huống trên em hãy giải thích tại sao Phú và Cường giống nhau như hai giọt nước nhưng cũng có những điểm khác nhau rất rõ rệt?
	b) Hãy phân biệt thường biến và đột biến.
 Đời con (F1)
 Đời ông bà (P)
 Câu 4: (1,0 điểm) Khi theo dõi sự di truyền màu mắt ( : nữ mắt nâu, : nữ mắt đen, : nam mắt nâu, : nam mắt đen) qua ba đời của một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ như hình bên. Quan sát hình và cho biết:
 Đời cháu (F2)
a) Mắt nâu và mắt đen, tính trạng nào là trội? Vì sao em biết?
Hình: Sơ đồ phả hệ
b) Sự di truyền màu mắt có liên quan tới giới tính hay không? Tại sao?
Hướng dẫn chấm đề số: 01
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm (4 điểm)
1
1.d
0,5 đ
2
2.b
0,5 đ
3
3.c
0,5 đ
4
4.a
0,5 đ
5
5.b
0,5 đ
6
6.b
0,5 đ
7
1. XX
0,25 đ
2. hai
0,25 đ
3. đầu
0,25 đ
4. Thể dị bội
0,25 đ
Tự luận (6 điểm)
1
a) Xác định kết quả thu được ở F1
Theo đề bài, ta quy ước:
Gen A: quy định cánh dài
Gen a: quy định cánh ngắn
Ruồi giấm cánh dài thuần chủng mang kiểu gen AA
Ruồi giấm cánh ngắn mang kiểu gen aa
* Sơ đồ lai:	
P: AA x aa
GP: A a
F1: Aa
- Kết quả thu được là ở F toàn ruồi giấm cánh dài có kiểu gen là dị hợp.
- Để sinh ra F có tỉ lệ 50% cánh dài và 50% cánh ngắn thì phải lai ruồi giấm F1 với ruồi giấm có kiểủ hình là cánh ngắn và kiểu gen là đồng hợp lặn.
b) Quy luật phân li độc lập giải thích được một trong những nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính. Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
2
ADN có tính đa dạng và đặc thù là do ADN có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X)(0,5 điểm). Chính số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit đã tạo nên tính đặc thù của phân tử ADN ở mỗi loài sinh vật. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. (0,5 điểm)
1,0
3 
a) Phú và Cường giống nhau như hai giọt nước là do Phú và Cường có cùng kiểu gen mà các tính trạng giống nhau đó phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen (0,5 điểm). Bên cạnh đó, hai anh em cũng có ba điểm khác nhau rất rõ rệt: màu da, chiều cao, giọng nói vì các tính trạng này phụ thuộc chủ yếu vào môi trường (0,5 điểm) 
b) Phân biệt thường biến và đột biến:
1,0
3
Thường biến
Đột biến
- Là biến dị kiểu hình nên không di truyền được
- Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện môi trường
- Có lợi
- Là biến đổi trong cơ sở vật chất của tính di truyền (NST, ADN) nên di truyền được
- Xuất hiện riêng rẽ từng cá thể với tần số thấp một cách ngẫu nhiên
- Thường có hại
0,5
0,25
0,25
4
a) Mắt nâu là tính trạng trội hoàn toàn so với mắt đen vì cặp vợ chồng ở đời con (F1) mắt nâu sinh ra con mắt đen.
b) Sự di truyền màu mắt không có liên quan tới giới tính vì cả con trai và con gái đều có mắt đen và mắt nâu.
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi sh9 HKI (de so 1).doc