Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Cổ Am

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Cổ Am", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Cổ Am
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TR THCS CỔ AM – VĨNH TIẾN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 -2016
 Môn: Sinh Học 6
(thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM ( 3Đ)
Câu 1. Trong nhóm các cây sau nhóm nào toàn cây thân gỗ:
A.Cây nhẵn,cây hồng,cây ngô. 	B.Cây mít,cây xoài,cây mận.
C.Cây bưởi,cây lúa,cây xoan. 	 D.Cây keo,cây lúa,cây thông.
Câu 2: Củ gừng do bộ phận nào phát triển thành: 
A. Thân	B. Lá	C. Rễ	D. Hoa
Câu 3: Cấu trúc nào làm cho tế bào thực vật có hình dạng nhất định?
A. Vách tế bào.	B. Màng sinh chất.	C. Lục lạp.	D. Nhân.
Câu 4: Nhóm toàn là cây có rễ chùm là:
A. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây cải.	 B. Cây tre, cây lúa, cây ổi, cây tỏi.
C. Cây mía, cây cà chua, cây nhãn, cây xoài.	 D.Cây hành,cây tỏi,cây lúa,cây ngô.
Câu 5: Cây có thân mọng nước thường gặp ở:
A. Nơi ngập nước.	B. Nơi nghèo chất dinh dưỡng.
C. Nơi nhiều chất dinh dưỡng.	D. Nơi khô hạn.
Câu 6: Cấu tạo trong của phiến lá gồm:
A. Thịt lá, ruột, vỏ.	B. Bó mạch, gân chính, gân phụ.
C. Biểu bì, thịt lá, gân lá, lỗ khí.	D. Biểu bì, thịt lá, gân lá.
Câu 7: Chú thích hình: Cấu tạo miền hút của rễ. 
.
.
.
..
II.TỰ LUẬN (7 Đ)
Câu 8: ( 3,0 điểm) 
Kể tên một số loại thân biến dạng? Chức năng của của chúng đối với cây ?
Câu 9: (2,5 điểm) 
Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Cho ví dụ minh họa.
Câu 10: (1,5 điểm) 
Vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa ?
*** Hết***
UBND HUYỆN VĨNH BẢO
TR THCS CỔ AM – VĨNH TIẾN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 -2016
 Môn: Sinh Học 9
(thời gian 45 phút không kể thời gian phát đề)
I. TRẮC NGHIỆM ( 3Đ)
I. Khoanh tròn vào một chữ cái a, b, c.. trước câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1: ( 0,25đ ) Loại biến dị không di truyền cho thế hệ sau là: 
a/ Đột biến gen	 b/ Biến dị tổ hợp	 c/ Thường biến	d/ Cả a, b, c
Câu 2: ( 0,25đ ) Dạng đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotit của gen là:
a/ Mất một cặp nu..	b/ Thay thế một cặp nu..	
c/ thêm một cặp nu..	d/ Cả a, b, c
Câu 3: ( 0,25đ ) Bộ NST chứa các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được gọi là: 
a/ Bộ NST đơn bội (n NST). b/ Bộ NST lưỡng bội (2n NST).
c/ Cặp NST giới tính. d/ Cặp NST thường.
Câu 4: ( 0,25đ ) Kiểu hình của một cá thể được quy định bởi:
a/ Điều kiện môi trường sống.	b/ Kiểu gen trong giao tử
c/ Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.	d/ Cả a, b, c
II. Tìm cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay thế cho số 1,2,3 ..để hoàn thiện các câu sau: ( 1,0 đ )
	Đột biến gen thường liên quan đến một cặp....( 1) ........, điển hình là các dạng : mất, thêm, ....( 2)....một cặp nucleotit. Đột biến gen thường biểu hiện ra kiểu hình là...(3).. cho bản thân sinh vật, một số ít thì ....( 4)... cho con người và tiến hóa.
III. Hãy nối các thông tin ở cột A và ở cột B sao cho phù hợp (1,0 điểm)
A
B
1. Đột biến gen
2. Đột biến cấu trúc NST.
3. Đột biến số lượng NST
4. Biến dị tổ hợp
a. Biến đổi xảy ra trong cấu trúc NST.
b. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ qua quá trình sinh sản.
c. Biến đổi về kiểu hình, không làm thay đổi kiểu gen.
d. Biến đổi về số lượng NST (xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hoặc ở tất cả bộ NST)
e. Những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gen.
II. TỰ LUẬN (7Đ)
Câu 1:(3,0 đ) a. Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen, mARN, Protein, tính trạng ?
b. Một mạch của gen có thứ tự các nu là: ATX.TTG.XAA.GTX.TXA.GTT...
Xác định: mạch còn lại của gen, mARN được tổng hợp từ mạch gốc đó?
Câu 2:( 3,0 đ ) So sánh thường biến và đột biến.
Câu 3: ( 1,0 đ ) Bằng kiến thức di truyền hãy giải thích kinh nghiệm: “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” 
*** Hết***

Tài liệu đính kèm:

  • docKT_hk1_sinh6_20162017.doc