SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG HOAN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2016 - 2017 Môn: Sinh học 12 Thời gian làm bài: 45 phút (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 135 Họvà tên:..................................................................... lớp: ............................. Đáp án CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A B C D CÂU 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 A B C D Câu 1: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một người nam mắc bệnh lấy một người nữ bình thường nhưng có bố mắc bệnh, khả năng họ sinh ra được đứa con khỏe mạnh là bao nhiêu? A. 100% B. 25% C. 75% D. 50% Câu 2: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng A. tương tác gen. B. tương tác bổ sung. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ trợ. Câu 3: Điều nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể giới tính ở mỗi người ? A. NST giới tính chỉ gồm một cặp trong nhân tế bào. B. NST giới tính chỉ có trong các tế bào sinh dục. C. NST giới tính chứa các gen qui định giới tính và các gen qui định tính trạng khác D. NST giới tính tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng XY. Câu 4: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có kiểu gen giao phấn với cây có kiểu gen thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở F1 như thế nào? A. 9 cây cao, quả trắng: 7 cây thấp, quả đỏ. B. 3 cây cao, quả trắng: 1cây thấp, quả đỏ. C. 1 cây cao, quả trắng: 1 cây thấp, quả đỏ. D. 1 cây cao, quả đỏ: 1 cây thấp, quả trắng. Câu 5: Ở người, tính trạng có túm lông trên tai di truyền A. độc lập với giới tính. B. chéo giới. C. thẳng theo bố. D. theo dòng mẹ. Câu 6: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật nào? A. Liên kết gen hoàn toàn. B. Tương tác bổ trợ. C. Tương tác cộng gộp. D. Phân li độc lập. Câu 7: Trường hợp một gen (có thể trội hoặc lặn) làm cho một gen khác không alen với nó trong cùng một kiểu gen không biểu hiện kiểu hình là kiểu tương tác nào? A. Cộng gộp. B. Bổ trợ. C. Át chế. D. Đồng trội. Câu 8: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng? A. B. C. D. Câu 9: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ bí quả tròn đồng hợp thu được ở F2 trong phép lai trên là A. 1/8. B. 1/4. C. 1/2. D. 1/3. Câu 10: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là gì? A. gen đa hiệu. B. gen điều hòa. C. gen tăng cường. D. gen trội. Câu 11: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân thấp; B: quả đỏ, b: quả vàng. Cho cá thể (hoán vị gen với tần số f = 20% ở cả hai giới) tự thụ phấn. Xác định tỉ lệ kiểu hình cây thấp, quả vàng ở thế hệ sau? A. 24% B. 1% C. 8% D. 16% Câu 12: Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn nhiễm sắc thể là gì? A. Sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn gốc ở kì trước giảm phân I B. Sự phân li và tổ hợp tự do của nhiễm sắc thể trong giảm phân C. Sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì trước của giảm phân I D. Sự trao đổi đoạn giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì trước của giảm phân II Câu 13: Vì sao bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ? A. Ở nam cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. B. Ở nam cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. C. Ở nam chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện. D. Ở nam chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện. Câu 14: Vì sao hoán vị gen thường có tần số nhỏ hơn 50% ? A. Các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết. B. Hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài và điều kiện môi trường sống. C. Các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn. D. Chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen. Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện xảy ra hoán vị gen? A. Hoán vị gen chỉ xảy ra ở những cơ thể dị hợp tử về một cặp gen. B. Hoán vị gen xảy ra khi có sự trao đổi đoạn giữa các crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng ở kỳ đầu I giảm phân. C. Hoán vị gen chỉ có ý nghĩa khi có sự tái tổ hợp các gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. Hoán vị gen còn tùy vào khoảng cách giữa các gen hoặc vị trí của gen gần hay xa tâm động. Câu 16: Gen ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể Y có hiện tượng di truyền A. như gen trên NST thường. B. chéo. C. theo dòng mẹ. D. thẳng. Câu 17: Ở các loài sinh vật lưỡng bội, số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số A. tính trạng của loài. B. giao tử của loài. C. nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài. D. nhiễm sắc thể trong bộ đơn bội của loài. Câu 18: Cho phép lai PTC: hoa đỏ x hoa trắng, F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa được dự đoán là như thế nào? A. 3 đỏ: 1 trắng. B. 1 đỏ: 3 trắng. C. 1 đỏ: 1 trắng. D. 3 đỏ: 5 trắng. Câu 19: Kết quả lai thuận-nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng đó nằm ở đâu? A. nằm ở ngoài nhân. B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y. C. nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X Câu 20: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi A. ở một tính trạng. B. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể. C. ở một loạt tính trạng do nó chi phối. D. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. Câu 21: Loài nào có NST giới tính ở con đực là XY và con cái XX? A. Người, châu chấu, ruồi giấm. B. Người, bọ nhạy, châu chấu C. Người, châu chấu, 1 số động vật có vú D. Người, ruồi giấm,1 số động vật có vú. Câu 22: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ A. bà nội. B. mẹ. C. ông nội. D. bố. Câu 23: Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho A. thể đồng giao tử. B. thể dị giao tử. C. cơ thể thuần chủng. D. cơ thể dị hợp tử. Câu 24: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. phân li độc lập. B. tương tác gen. C. hoán vị gen. D. liên kết hoàn toàn. Câu 25: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì? A. trao đổi đoạn tương ứng giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I. B. trao đổi chéo giữa 2 crômatit “không chị em” trong cặp NST tương đồng ở kì đầu giảm phân I. C. tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân I. D. tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu của giảm phân I. Câu 26: Bằng chứng của sự liên kết gen là gì? A. Hai gen trong đó mỗi gen liên quan đến một kiểu hình đặc trưng. B. Hai cặp gen không alen cùng ảnh hưởng đến một tính trạng. C. Hai gen không alen trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân. D. Hai gen không alen cùng tồn tại trong một giao tử. Câu 27: Ai là người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn có sự di truyền tế bào chất? A. Morgan. B. Mônô và Jacôp. C. Menđen. D. Coren. Câu 28: Nhận định nào sau đây là không đúng? A. Tất cả các hiện tương di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. B. Trong sự di truyền, nếu con lai mang tính trạng của mẹ thì đó là di truyền theo dòng mẹ. C. Con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ. D. Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể. Câu 29: Khi lai 2 giống bí ngô thuần chủng quả dẹt và quả dài với nhau được F1 đều có quả dẹt. Cho F1 lai với bí quả tròn được F2: 152 bí quả tròn: 114 bí quả dẹt: 38 bí quả dài. Kiểu gen của bí quả tròn đem lai với bí quả dẹt F1 là A. AAbb hoặc aaBB. B. AAbb. C. aaBB. D. aaBb. Câu 30: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 tự thụ phân, nếu đời lai thu được tỉ lệ 3: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền A. phân li độc lập. B. liên kết hoàn toàn. C. liên kết không hoàn toàn. D. tương tác gen. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: