Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 20 trang Người đăng dothuong Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 phần Văn học - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
Trường THCS Tân Tiến ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
 Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
 Điểm
Họ và tên:	 Năm học 2016-2017
Lớp: . Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4Đ) ĐỀ 2
	Cho đoạn trích:
	“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:
	- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”
* Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi (câu 1 – 4 ):
Câu 1: Nội dung của đoạn trích trên là gì? 
 A/ Vũ Nương bị bắt làm vợ	 B/ Lời minh oan của Vũ Nương	 
 C/ Vũ Nương bị hàm oan	 	 D/ Lời thề của Vũ Nương 
Câu 2: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
 A/ Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
 B/ Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Du.
 C/ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ.
 D/ Vợ chàng Trương – Nguyễn Dữ.
Câu 3: Theo em đoạn văn trên đã chứng tỏ phẩm chất gì ở người phụ nữ xưa?
 A/ Hiếu thảo	B/ Thùy mị, nết na	C/ Chung thủy	D/ Thương chồng con.
Câu 4: Thái độ của tác giả qua văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” là:
 A/ Phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh.
 B/ Ngợi khen người phụ nữ đẹp.	
 C/ Ngợi ca cái đẹp cần được ngợi ca.
 D/ Phê phán sự ích kỉ, ghen tuông, ngợi ca cái đẹp.
 * Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (câu 5 – 8):
Câu 5: Đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” nằm ở vị trí nào của Truyện Kiều:
 A/ Phần thứ I	 	 B/ Phần thứ II	C/ Phần thứ III	 D/ Phần thứ IV
Câu 6: Hình ảnh vua Quang Trung trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí hiện ra như thế nào?
 A/ Tự tin, sáng suốt	 	B/ Cô đơn, mệt mỏi 	
 C/ Hùng hồn	 	D/ Oai phong lẫm liệt, tự tin, mạnh mẽ.
Câu 7: Nguyễn Du đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật nào trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
 A/ Ngụ tình tả cảnh	B/ Tả cảnh ngụ tình	C/ Ước lệ tượng trưng	 D/ So sánh
Câu 8: Phẩm chất của Lục vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là gì?
 A/ Anh hùng, tài ba.	B/ Tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
 C/ Hiền hậu, khiêm nhường.	D/ Hơn thua, muốn được đền ơn.
Trường THCS Tân Tiến ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
 Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
 Điểm
Họ và tên:	 Năm học 2016-2017
Lớp: . Thời gian: 45 phút
 ĐỀ 2
II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) 
Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô Gia Văn Phái. (không quá 10 dòng) (2 điểm)
Câu 2: Viết đoạn văn cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều – Tác giả Nguyễn Du. (4 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 2)
ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4Đ) ( mỗi câu đúng 0.5 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
C
A
A
D
B
B
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6Đ)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
- Tóm tắt ngắn gọn nội dung văn bản Hoàng Lê nhất thống chí:
HS tóm tắt đảm bảo các ý cơ bản sau:
 “Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương rất giận, liền họp các tướng sĩ, tế cáo trời đất rồi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Sau đó hạ lệnh xuất quân ra Bắc, thân hành cầm quân, vừa đi vừa tuyển quân lính, duyệt binh, tham vấn người tài. Ngày 30 tháng chạp đến núi Tam Điệp, vua mở tiệc khao quân, hẹn ngày mùng 7 năm mới vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đội quân của Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc thua chạy tán loạn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, chuồn thẳng về biên giới phía Bắc, khiến tên vua bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải bỏ chạy tháo thân.”
2đ
2
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thúy Kiều: (Học sinh tự cảm nhận nhưng cần đạt một số ý chính sau)
* Nội dung:
- Người con gái đẹp về sắc: sắc sảo, mặn mà, nghiêng nước nghiêng thành-> đặc biệt tác giả miêu tả tập trung qua đôi mắt: Trong như làn nước mùa thu, đẹp như nét núi mùa xuân.
- Người con gái đa tài: cầm, kì, thi, họa hơn người. Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến tạo hóa, thiên nhiên ghen ghét, hờn giận.
- Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, ẩn dụ, đòn bẩy.
=> Dự báo một cuộc đời bôn ba, chìm nổi, sóng gió, bất hạnh.
1 đ 
1 đ
1 đ
* Hình thức: Câu văn hoàn chỉnh, rõ ràng, không sai chính tả, viết mạch lạc, sáng tạo.
1đ
Trường THCS Tân Tiến ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
 Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
 Điểm
Họ và tên:	 Năm học 2016-2017
Lớp: . Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4Đ) ĐỀ 3
	Cho đoạn trích:
	“- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi”
* Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi (câu 1 – 4 ):
Câu 1: Nội dung của đoạn trích trên là gì ? 
 A/ So sánh nước ta với Trung Quốc	 	B/ Kể tội ác của giặc	 
 C/ Lời phủ dụ quân lính	 	D/ Lời thề của toàn quân
Câu 2 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? 
 A/ Chuyện người con gái Nam Xương. 
 B/ Hoàng Lê nhất thống chí.
 C/ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh.
 D/ Truyện Kiều.
Câu 3: Trong đoạn trích trên, ai là người nói ?
 A/ Trương Sinh	 B/ Từ Hải	 C/	Phạm Đình Hổ	 D/ Nguyễn Huệ – Quang Trung
Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên có thể so sánh với nội dung của những văn bản nào em đã học ?
 A/ Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ. 	C/ Phò giá về kinh, Hịch tướng sĩ.
 B/ Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh.	 	D/ Thuế máu, Nam quốc sơn hà
 * Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (câu 5 – 8):	
Câu 5: Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để nâng cao vẻ đẹp của Thúy Kiều:
 A/ Miêu tả	 B/ So sánh	C/ Ẩn dụ	 D/ Đòn bẩy
Câu 6: Cảnh lễ hội tết Thanh minh trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” diễn ra như thế nào?
 A/ Ồn ào, náo nhiệt	B/ Im vắng, cô đơn C/ Rộn ràng, náo nhiệt	 D/ Ảm đạm, thê lương
Câu 7: Thái độ của tác giả qua văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” là:
 A/ Phê phán sự ghen tuông mù quáng, ngợi ca người phụ nữ tiết hạnh.
 B/ Ngợi khen người phụ nữ đẹp.	
 C/ Ngợi ca cái đẹp cần được ngợi ca.
 D/ Phê phán sự ích kỉ, ghen tuông, ngợi ca cái đẹp.
Câu 8: Phẩm chất của Kiều Nguyệt Nga qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là gì?
 A/ Nhẹ nhàng, tài sắc.	B/ Tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
 C/ Hiền hậu, khiêm nhường.	D/ Hiền hậu, nết na, ân tình
Trường THCS Tân Tiến ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
 Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
 Điểm
Họ và tên:	 Năm học 2016-2017
Lớp: . Thời gian: 45 phút
 ĐỀ 3
II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) 
Câu 1: Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du (không quá 10 dòng) (2 điểm) 
Câu 2: Viết đoạn văn cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương – Tác giả Nguyễn Dữ. (4 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 3)
ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4Đ) ( mỗi câu đúng 0.5 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
B
D
A
D
C
A
D
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6Đ)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
 - Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du:
HS tóm tắt đảm bảo các ý cơ bản sau:
 “Thúy Kiều là một cô gái sinh trưởng trong một gia đình họ Vương có 3 chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái có tài sắc hơn người lại rất hiếu nghĩa. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, họ yêu nhau và tự do đính ước. Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình kiều bị vu oan, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Kiều bị Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa vào lầu xanh tiếp khách, Kiều được Thúc sinh chuộc và cưới làm vợ lẽ nhưng lại bị Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh bày trò đánh ghen. Kiều phải bỏ trốn nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây Kiều được Từ Hải – một anh hùng “đội trời đạp đất” chuộc khỏi lầu xanh và giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Quá tủi nhục, Kiều tự tử ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu. Sau 15 năm lưu lạc, Kiều gặp lại Kim Trọng và đoàn tụ với gia đình”.
2đ
2
Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Vũ Nương: (Học sinh tự cảm nhận dựa theo một số ý chính sau)
* Nội dung:
- Người con gái đẹp về phẩm chất: thùy mị, nết na.
- Khi lấy chồng: thương yêu chồng con hết mực, hiếu thảo với mẹ chồng, chung thủy với chồng.
- Khi bị nghi oan vẫn nhẹ nhàng phân trần, giải thích, cuối cùng dùng cái chết để chứng minh mình trong sạch. Khi sống ở thủy cung vẫn nhớ về gia đình, quê hương.
-> Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, yếu tố tưởng tượng kì ảo, tạo tình huống gay cấn.
1 đ
1đ
1 đ
* Hình thức: Câu văn hoàn chỉnh, rõ ràng, không sai chính tả, viết mạch lạc, sáng tạo.
1 đ
ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
Trường THCS Tân Tiến Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
 Điểm
Họ và tên:	 Năm học 2015-2016
Lớp: . Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4Đ) ĐỀ 3
	Cho đoạn trích:
	“Buồn trông cửa bể chiều hôm, Buồn trông nội cỏ rầu rầu 
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
	Buồn trông ngọn nước mới sa, Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 Hoa trôi man mác biết là về đâu Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
* Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi (câu 1 – 4 ):
Câu 1: Nội dung của đoạn trích trên là gì? 
 A/ Tâm trạng đau đớn, xót xa của Thúy Kiều 	B/ Lời minh oan của Thúy Kiều	 
 C/ Thúy Kiều bị hàm oan	 	 	D/ Lời thề của Thúy Kiều 
Câu 2: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?
 A/ Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ.
 B/ Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du.
 C/ Kiều ở Lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du.
 D/ Vợ chàng Trương – Nguyễn Dữ.
Câu 3: Trong đoạn trích trên tác giả sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật nào?
 A/ Ngụ tình tả cảnh	B/ Tả cảnh ngụ tình	C/ Ước lệ tượng trưng	 D/ So sánh Câu 4: Đoạn trích trên có mấy từ láy
 A/ 4 từ	B/ 5 từ	C/ 6 từ	D/ 7 từ
 * Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (câu 5 – 8):
Câu 5: Điểm chung về phẩm chất của nhân vật Vũ Nương và Thúy Kiều là gì ?
 A/ Thùy mị, nết na	 	 	B/ Tài sắc vẹn toàn	
 C/ Chung thủy, hiếu thảo	 	D/ Thùy mị, hiếu thảo, chung thủy
Câu 6: Hình ảnh vua Quang Trung trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí hiện ra như thế nào?
 A/ Tự tin, sáng suốt	 	B/ Cô đơn, mệt mỏi 	
 C/ Hùng hồn	 	D/ Oai phong lẫm liệt, tự tin, mạnh mẽ.
Câu 7: Trong đoạn trích “ Chị em Thúy Kiều” tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để nâng cao vẻ đẹp của Thúy Kiều:
 A/ Miêu tả	 B/ So sánh	C/ Ẩn dụ	 D/ Đòn bẩy
Câu 8: Phẩm chất của Lục vân Tiên qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là gì?
 A/ Anh hùng, tài ba.	B/ Tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.
 C/ Hiền hậu, khiêm nhường.	D/ Hơn thua, muốn được đền ơn.
ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
 Điểm
Trường THCS Tân Tiến Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
Họ và tên:	 Năm học 2015-2016
Lớp: . Thời gian: 45 phút
 ĐỀ 3
II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm) 
Câu 1: Trình bày đôi nét về nội dung, nghệ thuật của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí – Tác giả Ngô gia văn phái. (2 điểm)
Câu 2: a/ Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du (không quá 20 dòng) (2 điểm)
 b/ Viết đoạn văn cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương qua văn bản Chuyện người con gái Nam Xương– Tác giả Nguyễn Dữ. (2 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI-LỚP 9
Trường THCS Tân Tiến Môn: Ngữ văn - Tiết 43 ( Tuần 9)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 3)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4Đ) ( mỗi câu đúng 0.5 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
B
C
D
D
D
B
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6Đ)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
 Nội dung nghệ thuật của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí:
- Với quan điềm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hung dân tọc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống. 
2đ
2
a/ - Tóm tắt nội dung Truyện Kiều:
HS tóm tắt đảm bảo các ý cơ bản sau:
 “Thúy Kiều là một cô gái sinh trưởng trong một gia đình họ Vương có 3 chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái có tài sắc hơn người lại rất hiếu nghĩa. Trong buổi du xuân, Kiều gặp Kim Trọng, họ yêu nhau và tự do đính ước. Khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình kiều bị vu oan, Kiều phải bán mình chuộc cha và em. Kiều bị Mã Giám Sinh và Tú Bà lừa vào lầu xanh tiếp khách, Kiều được Thúc sinh chuộc và cưới làm vợ lẽ nhưng lại bị Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh bày trò đánh ghen. Kiều phải bỏ trốn nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây Kiều được Từ Hải – một anh hùng “đội trời đạp đất” chuộc khỏi lầu xanh và giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc lừa Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Kiều bị ép gả cho viên thổ quan. Quá tủi nhục, Kiều tự tử ở sông Tiền Đường, được sư Giác Duyên cứu. Sau 15 năm lưu lạc, Kiều gặp lại Kim Trọng và đoàn tụ với gia đình”. 
2đ
b/ Cảm nhận của em về vẻ đẹp của Vũ Nương: (Theo các ý chính sau)
* Nội dung:
- Người con gái đẹp về phẩm chất: thùy mị, nết na.
- Khi lấy chồng: thương yêu chồng con hết mực, hiếu thảo với mẹ chồng, chung thủy với chồng.
- Khi bị nghi oan vẫn nhẹ nhàng phân trần, giải thích, cuối cùng dùng cái chết để chứng minh mình trong sạch. Khi sống ở thủy cung vẫn nhớ về gia đình, quê hương.
* Hình thức: Câu văn hoàn chỉnh, rõ ràng, không sai chính tả, viết mạch lạc, sáng tạo.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
 Tân Tiến, ngày 3 tháng 12 năm 2016
 GV RA ĐỀ
	 NGUYỄN THANH VỌNG
DUYỆT:
 HPCM	 	TTCM	 
Nguyễn Minh Bảo Phúc	 	 Nguyễn Thanh Vọng	 	 
UBND TX Lagi 	 ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
Điểm
Trường THCS Tân Tiến Môn: Ngữ văn - Thời gian: 45 phút
Họ và tên: Lớp : 9 Tiết 77 –(Tuần 16)
Lớp: . Năm : 2016 -2017 
ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM: (4 Điểm) 
	Cho đoạn văn sau: 
	“Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầuÔng lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
	- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.”
* Đọc đoạn trích trên và trả lời câu hỏi (câu 1 – 4 ):
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
 A. Làng	B. Lặng lẽ SaPa	C. Chiếc lược ngà	D. Lão Hạc
Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?
 A. Ông Hai	B. Bác Thứ	C. Tác giả	D. Bà Hai
Câu 3: Câu in đậm trên thể hiện thái độ gì của người nói ?
 A. Chung thủy	B. Căm thù
 C. Đau khổ	D. Yêu thương
Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên là gì ?
 A. Sự khổ cực của gia đình ông Hai.	 
 B. Nỗi đau khổ của ông Hai khi lũ con theo giặc.
 C. Tâm trạng đau khổ của ông Hai khi làng theo giặc.
 D. Tâm trạng đau khổ của tác giả khi làng theo giặc.
* Khoanh tròn vào đáp án em cho là đúng nhất (câu 5 – 8):
Câu 5: Nội dung 2 khổ thơ đầu của bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” là:
 A. Cảnh hoàng hôn trên biển.	
 B. Cảnh hoàng hôn trên biển và đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
 C. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng.
 D. Cảnh bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
Câu 6: Nhà thơ Chính Hữu chuyên viết về đề tài nào ?
 A. Người lính và chiến tranh	B. Người lính và cuộc sống	
 C. Chiến tranh và Trường Sơn	 	D. Cuộc sống về người nông dân.
Câu 7: Trong cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người đã nhận ra điều gì ở mình ? ( Ánh Trăng – Nguyễn Duy)
 A. Sự vô tình	B. Sự vô ơn	C. Sự nhạt nhẽo	D. Sự vô nghĩa
Câu 8: Nhân vật Bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng, tại sao không chịu nhận anh Sáu là cha ?
 A. Vì anh đánh Bé Thu.	B. Vì anh về quá bất ngờ.	
 C. Vì Bé Thu chưa từng thấy anh.	D. Vì vết thẹo trên má của anh.
UBND TX Lagi 	 ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
Điểm
Trường THCS Tân Tiến Môn: Ngữ văn - Thời gian: 45 phút
Họ và tên: Lớp : 9 Tiết 77 –(Tuần 16)
Lớp: . Năm : 2016 -2017 
ĐỀ 2
II/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 đ) 
Câu 1: Trình bày nội dung và nghệ thuật bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt (2 điểm)
Câu 2: Viết đoạn văn ( Khoảng 18 – 20 dòng) phân tích nét đẹp về phẩm chất của nhân vật anh thanh niên qua tác phẩm Lặng lẽ SaPa của tác giả Nguyễn Thành Long. (4 điểm)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM (ĐỀ 2)
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 4 Điếm) ( mỗi câu đúng 0.5 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
B
C
B
A
A
D
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 Điểm)
Câu
Yêu cầu cần đạt
Điểm
1
(2Đ)
* Nội dung:
- Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
* Nghệ thuật:
- Bài thơ đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công của bài thơ còn ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa khơi gợi mọi kỉ niệm, cảm xúc và suy nghĩ về bà và tình bà cháu. 
1 đ
1 đ
2
(4Đ)
HS viết đạt các yêu cầu sau:
a/ Về nội dung:
- Những nét đẹp về phẩm chất của anh thanh niên thể hiện qua:
+ Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề, yêu đời
+ Sự cởi mở, chân thành, nhiệt tình, kiêm tốn, lịch sự, chu đáo
( Có dẫn chứng qua các câu văn, hình ảnh chi tiết)
b/ Về Hình thức: 
- Bố cục rõ ràng phần ( nêu vấn đề, phát triển đoạn, kết đoạn), chữ viết sạch sẽ, không sai chính tả, sáng tạo, ngắn gọn nhưng hàm xúc, biểu đạt ý hay, mạch lạc.
Biểu điểm
- Điểm 4: Đáp ứng đúng các yêu cầu về nội dung và hình thức, viết mạch lạc, sáng tạo, câu văn hay, không sai lỗi chính tả.
- Điểm 3: Đáp ứng đúng các yêu cầu về nội dung và hình thức, còn thiếu một ý về nội dung, viết mạch lạc, sáng tạo, câu văn hay, sai ít lỗi chính tả.
- Điểm 2: Đáp ứng được ½ yêu cầu về nội dung và hình thức. Còn sơ sài về nội dung.
- Điểm 1: Viết quá sơ sài, cẩu thả, sai nhiều chính tả, chỉ đạt được một ý về nội dung.
- Điểm 0: Lạc đề, bỏ giấy trắng không làm.
UBND TX Lagi 	 ĐỀ KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI 
Điểm
Trường THCS Tân Tiến Môn: Ngữ văn - Thời gian: 45 phút
Họ và tên: Lớp : 9 Tiết 77 –(Tuần 16)
Lớp: . Năm : 2016 -2017 
ĐỀ 3
I. TRẮC NGHIỆM: (4 Điểm) 
	Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:
 - Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại
 - Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy

Tài liệu đính kèm:

  • docHKI.doc