Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Quảng Nam

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án) - Năm học 2011-2012 - Sở GD & ĐT Quảng Nam
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 LỚP 9
QUẢNG NAM
Năm học 2011 – 2012
Môn Ngữ văn 
Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (1,0 điểm)
Kể tên các phương châm hội thoại. Giải thích nghĩa của thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” và cho biết thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2 (1,0 điểm)
	Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
	Kiều càng sắc sảo mặn mà,
	So bề tài sắc lại là phần hơn:
	Làn thu thủy nét xuân sơn,
	Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
	(Nguyễn Du, Truyện Kiều)
Xác định các từ láy có trong đoạn trích.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa được tác giả sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. 
Câu 3 (2,0 điểm)
	Trình bày ngắn gọn điều em cảm nhận được về hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Câu 4 (6,0 điểm)
	Ngày đầu tiên đi học mãi là ấn tượng khó phai trong ta với những tình cảm cùng bao suy nghĩ về bạn bè, thầy cô và mái trường. Hãy kể lại kỉ niệm đó của em.
---------- HẾT ---------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIỂM TRA HỌC KỲ 1 LỚP 9
QUẢNG NAM
Năm học 2011 – 2012
Môn Ngữ văn
HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.
II. Đáp án và thang điểm
ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Câu 1
(1.0 điểm)
Kể tên các phương châm hội thoại. Giải thích nghĩa của thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt” và cho biết thành ngữ đó liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Các phương châm hội thoại: Phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
(Trả lời đúng từ 2-3 phương châm cho 0,25 đ, từ 4-5 phương châm cho 0,50 đ)
0.50
- Nghĩa của thành ngữ: chỉ tình huống hội thoại mà trong đó mỗi người nói một đằng, không khớp nhau, không hiểu nhau. (0,25 đ)
- Thành ngữ trên liên quan đến phương châm quan hệ. (0,25 đ)
0.50
Câu 2
(1.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
Từ láy có trong đoạn trích: sắc sảo, mặn mà
(Xác định đúng mỗi từ cho 0,25 điểm, ngược lại sai hoặc dư (sai) mỗi từ trừ 0,25 đ)
0.50
- Ẩn dụ: Làn thu thủy nét xuân sơn – Miêu tả đôi mắt nàng Kiều đẹp, trong sáng như nước hồ thu, lông mày đẹp thanh thoát như nét núi mùa xuân. (0,25 đ)
- Nhân hóa: Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh – Thúy Kiều thắm, xanh (tươi đẹp) đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn. (0,25 đ)
(HS có thể diễn đạt khác miễn sao nêu được tác dụng của những biện pháp tu từ; nếu xác định đúng mà không nêu tác dụng chỉ cho nửa số điểm)
0.50
Câu 3
(2.0 điểm)
Trình bày ngắn gọn điều em cảm nhận được về hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn thời chống Mĩ trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
Thông qua một số hình ảnh, chi tiết, giọng điệu trong bài thơ, học sinh trình bày những cảm nhận của mình về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ.
Cảm nhận cần tập trung vào các điểm chính: tư thế ung dung, hiên ngang; tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ, hiểm nguy; tâm hồn sôi nổi, trẻ trung; tình đồng chí, đồng đội và ý chí chiến đấu.
(Căn cứ vào yêu cầu, tùy theo mức độ đạt đươc của bài làm mà giáo viên có thể định điểm sao cho hợp lí)
2.00 đ
Câu 3
(6.0 điểm)
Ngày đầu tiên đi học mãi là ấn tượng khó phai trong ta với những tình cảm cùng bao suy nghĩ về bạn bè, thầy cô và mái trường. Hãy kể lại kỉ niệm đó của em.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài làm phải được tổ chức thành bài làm văn hoàn chỉnh.
- Biết vận dụng kĩ năng tự sự kết hợp với các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm...
- Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy; hạn chế lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Trên cơ sở những kiến thức đã được học về kiểu văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, học sinh kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Sử dụng ngôi kể thứ nhất - (người kể xưng “tôi”) - kể lại câu chuyện của mình.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đáp ứng được những ý cơ bản sau:
- Nêu khái quát cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. 
1,00
- Giới thiệu thời gian, không gian của của ngày đầu tiên đi học.
- Diễn biến của câu chuyện: 
+ Xây dựng được tình huống truyện hợp lý và có ý nghĩa tác động sâu sắc tới tâm hồn người kể.
+ Kết hợp yếu tố miêu tả để tái hiện cảnh vật, con người và sự việc trong câu chuyện; yếu tố miêu tả nội tâm để thể hiện diễn biến tâm trạng của bản thân; yếu tố nghị luận để nêu suy nghĩ về bạn bè, thầy cô và mái trường trong ngày đầu tiên đi học.
4,00
- Nêu ấn tượng cùng những suy ngẫm về kỉ niệm đầu đời học sinh.
1,00
* Giáo viên định điểm bài làm của học sinh cần căn cứ vào mức độ đạt được ở cả hai yêu cầu: kiến thức và kỹ năng.

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ THI ĐÁP ÁN VĂN 9_HK1_11-12 SỞ.doc