Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Sở GD & ĐT Yên Bái

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 931Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Sở GD & ĐT Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Sở GD & ĐT Yên Bái
ĐỀ KIỂM TRA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
(Môn Ngữ Văn 7, kì 1)
1. Mục đích, yêu cầu: 
 Đánh giá mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu đã đặt ra ở học kì 1; phát hiện những hạn chế trong nhận thức, kĩ năng của học sinh để kịp thời điều chỉnh.
2. Nội dung: 
- Kiểm tra việc đọc hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thuộc thể loại đã học.
- Tích hợp theo trục dọc và trục ngang với các kiến thức và phân môn đã học.
3. Thời gian: 90’
4. Ma trận:
CHỦ ĐỀ
MỨC ĐỘ
TỔNG SỐ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
PHẦN ĐỌC HIỂU
 - 01 văn bản tự sự - Văn bản đã được học trong chương trình THCS
Nhận diện phương thức biểu đạt, quan hệ từ, đại từ
Rút ra ý nghĩa của văn bản
01 bài ca dao 
- Nhận diện được thể thơ
- Nhận diện được từ đồng nghĩa, điệp từ
Ý nghĩa của phép tu từ.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3
1,5
15%
3
1,5
15%
2
1,0
10%
8
4,0
40%
PHẦN LÀM VĂN
Văn biểu cảm : Viết bài văn
Viết một bài văn biểu cảm về một sự việc gần gũi đã diễn ra trong đời sống.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
6,0
60%
1
6,0
60%
Tổng chung
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
3
1,5
15%
3
1,5
15%
2
1,0
10%
1
6,0
60%
9
10
100%
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO YÊN BÁI
 TRƯỜNG THCS
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)
	Đọc mẩu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: 
Ông già và thần Chết
	Một lần ông già đẵn xong củi và mang về. Phải mang đi xa ông già kiệt sức, đặt bó củi xuống rồi nói:
- Chà, giá thần Chết đến mang ta đi có phải hơn không!
Thần Chết đến và bảo:
	- Ta đây, lão cần gì nào?
	Ông già sợ hãi bảo:
- Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.
 (Lép Tôn-xtôi, Kiến và chim bồ câu)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong mẩu chuyện.
Câu 2. Liệt kê các quan hệ từ xuất hiện trong “Ông già và thần Chết”.
Câu 3. Đại từ được sử dụng mấy lần trong câu chuyện? Đó là những từ nào?
Câu 4. Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
	Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 5 đến câu 8:
	Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
	Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. 
	Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm, biển lặng, mới yên tấm lòng.
	Câu 5. Xác định thể thơ của bài ca dao?
	Câu 6. Ở bài ca dao, những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại?
	Câu 7. Lặp như thế gọi là phép tu từ gì? Tác dụng?
	Câu 8. Trong câu kết của bài, có các từ đồng nghĩa được sử dụng; hãy chỉ ra những từ đó?
II. Phần làm văn (6,0 điểm)
	Giả sử, em đang vui vì đã làm được một việc tốt khiến bố mẹ của em rất hài lòng. 
	Hãy viết một bài văn bày tỏ những cảm xúc của em về điều đó.
--- Hết ---
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn 7
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
Phần đọc hiểu
4,0
1
Phương thức tự sự
0,5
2
 Quan hệ từ: và, và
0,5
3
Đại từ được sử dụng 3 lần: ta, ta, ngài
0,5
4
Ý nghĩa: Tinh thần yêu lao động (tinh thần lạc quan)
0,5
6
Thể thơ lục bát
0,5
7
- Từ lặp đi lặp lại: đi cấy, trông
- Nhằm nhấn mạnh sự vất vả của người làm nghề nông
0,5
8
Từ đồng nghĩa: êm, lặng, yên
0,5
II
Phần làm văn
6,0
Đảm bảo cấu trúc, hình thức trình bày bài văn biểu cảm
1,0
 Miêu tả tâm trạng, trình bày cảm xúc của bản thân về việc tốt mình vừa làm khiến bố mẹ hài lòng và những hứa hẹn, quyết tâm của bản thân.
- Sử dụng những câu văn biểu cảm miêu tả niềm vui (tâm trạng) của bản thân khi làm được việc tốt, khi cảm nhận được sự hài lòng của bố mẹ.
- Biết vận dụng phương thức biểu đạt tự sự để kể lại việc tốt đã làm
4,0
 Nêu suy nghĩ và hướng phấn đấu của bản thân trong cuộc sống (Vận dụng và liên hệ)
1,0

Tài liệu đính kèm:

  • docThiet_ke_de_dap_an_ngu_van_7_theo_ma_tran.doc