Đề kiểm tra 7 tuần học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lộc Hạ

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 7 tuần học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lộc Hạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 7 tuần học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Lộc Hạ
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
ĐỀ KIỂM TRA 7 TUẦN HỌC KÌ I.
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)
Trắc nghiệm: (2đ) Ghi ra giấy chữ cái đầu của đáp án đúng 
Câu 1. Quan niệm nào nói đúng và đầy đủ nhất về nghĩa của từ ghép chính phụ?
A. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa
B. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính
C. Đó là từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ
D. Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Câu 2. Tập hợp từ nào sau đây chỉ có từ ghép đẳng lập?
A. Quần áo, ăn mặc, ẩm ướt, đầu đuôi
B. Lâu đời, xanh ngắt, nhà máy
C. Cười nụ, nhà ăn, quần áo, ăn mặc
D. Vui tính, vui thú, vui mắt, vui miệng
Câu 3. Tập hợp từ nào sau đây chỉ có từ ghép chính phụ ?
A. xanh ngắt, hoa hồng, đất đai, nhà cửa
B. xe đạp, nhà ăn, hoa cúc, bà ngoại 
C. núi non, đồng ruộng, sông ngòi , cây cối 
D. giày dép, quần áo, xe máy , sách vở
Câu 4. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy ?
 A. mếu máo B. liêu xiêu C. đăm đăm D. trắng tinh 
Câu 5. Từ nào sau đây là từ láy toàn bộ ? 
 A. ào ào B. lướt thướt C . cặm cụi D. hì hục 
Câu 6. Từ nào sau đây là từ láy bộ phận ? 
 A. xanh xanh B. lướt thướt C . đo đỏ D. ha hả 
Câu 7: Trong các từ sau từ nào không phải là từ Hán Việt?
Tổ quốc B. giang sơn C. đất nước D. sơn hà 
Câu 8 Tập hợp từ nào sau đây không có đại từ ?
của, bằng, với, ở C . anh, của, em, với 
xanh , đỏ, tím, vàng D. hát ,với, đọc, bằng 
II. Tự luận: ( 8 điểm)
1. Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau: ( 3 điểm)
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu”
 ( Ca dao)
2. Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ . (5 điểm)
HẾT
PHÒNG GD & ĐT TP NAM ĐỊNH
TRƯỜNG THCS LỘC HẠ
ĐÁP ÁN MÔN: NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I.
NĂM HỌC: 2016-2017 
I. Trắc nghiệm: (2đ) 
Mỗi câu trả lời đúng: 0,25 đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
B
D
A
B
C
B
II. Tự luận: 
Câu 1: (3 điểm)
* Yêu cầu:
Cảm nhận được:
- Bài ca dao là lời than thân của cô gái về thân phận hẩm hiu, long đong vô định trước dòng đời.
- Mở đầu bằng: “ Thân em” – cách nói quen thuộc thường gặp trong ca dao.
- Nghệ thuật so sánh:
+ Trái bần: thứ trái dại thường mọc ở ven sông, ven kênh rạch vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái chín rụng thường trôi bập bềnh theo sóng nước. Ví “ Thân em như trái bần trôi” là thấm thía đến tận cùng nỗi khổ thân phận nghèo hèn của mình.
+ Từ hình ảnh “ Trái bần trôi”, bị “ gió dập sóng dồi” người phụ nữ liên tưởng đến tình cảnh đau khổ, bấp bênh của mình trong thực tại. “ Gió dập, sóng dồi” tượng trưng cho những phong ba bão táp của cuộc đời giáng xuống số phận. 
=> Thân phận thấp kém, bé mọn của người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, vào những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, không có quyền tự quyết, tự chủ vận mệnh của mình.
- Câu hỏi tu từ: “ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” vừa là nỗi băn khoăn, lo lắng muôn thủa, vừa là lời than thân trách phận ngậm ngùi, đau xót.
- Qua bài ca dao, tác giả cũng ngầm lên án xã hội phong kiến đã đẩy người phụ nữ đến bước đường cùng, không cho họ quyền quyết định cuộc đời mình.
* Cách cho điểm:
- Điểm 3: Cảm nhận đúng, phong phú, sâu sắc, diễn đạt tốt.
- Điểm 2, 25- 2,75: Cảm nhận đung nhiều yếu hay; diễn đạt khá.
- Điểm 1,5- 2,0: Cảm nhận đúng nhiều yếu tố, diễn đạt khô cứng.
- Điểm 1: Cảm nhận được một vài yếu tố, diễn đạt yếu.
- Điểm 0,25- 0,5: Có chi tiết chạm vào yêu cầu của đề.
- Điểm 0: Sai hoàn toàn
Câu 2: ( 5 điểm)
I. Mở bài: ( 0,5 điểm)
Giới thiệu đôi nét về kỉ niệm đáng nhớ, cảm xúc của em mỗi khi nhớ lại kỉ niệm đó.
II. Thân bài: (4 điểm)
- Kể lại kỉ niệm:
+ Nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn đến sự việc.
+ Kể trình từ của sự việc ( xen lẫn cảm xúc của em đối với các sự việc đã diễn ra).
+ Kết quả của sự việc.
* Cách cho điểm:
- 3,5- 4 điểm: Đủ các ý. Văn lưu loát, trôI chảy. Sai không quá 3 lỗi chính tả hoặc diễn đạt.
- 2- 3,25: Đủ các ý. Diễn đạt có chỗ còn vấp váp, vụng về.
- 1- 1,75: Nội dung sơ sài. Diễn đạt vụng về.
- Dưới 1 điểm: Bài quá kém, nội dung quá sơ sài, chưa biết cách diễn đạt.
III. Kết bài: ( 0,5 điểm)
- Cảm xúc của em trước kết quả đó ( vui hoặc buồn), ấn tượng đọng lại, bài học rút ra cho bản thân.
Lưu ý: Kỷ niệm có thể được kể theo một trình tự thời gian, không gian bằng hồi tưởng của em ( Có thể đi từ hiện tại ngược dòng thời gian trở về quá khứ hoặc ngược lại, song kỷ niệm phải đáng nhớ, cảm xúc phải chân thành).
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docđề 8 tuần số 1 kỳ I van 7.doc