Tuần 11 Tiết 42 KIỂM TRA VĂN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Qua tiết kiểm tra đánh giá khả năng tự học, tiếp thu bài của học sinh. - Khả năng vận dụng lý thuyết văn biểu cảm vào phần tự 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết của học sinh. 3. Thái độ: Nghiêm túc làm bài. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Viết tự luận+ trắc nghiệm III. MA TRẬN- ĐỀ - ĐÁP ÁN: 1. MA TRẬN ĐỀ: CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG TN TL TN TL THẤP CAO Chủ đề 1 Ca dao, dân ca Trình bày được 1 bài ca dao đúng chủ đề yêu cầu Hiểu được những thói hư tật xấu cần phê phán. -Hiểu được dụng ý của tác giả Từ bài ca dao đó rút ra nội dung, nghệ thuật của bài ca dao ấy So sánh sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Sốcâu:0.5 Sốđiểm:1đ Tỉ lệ:10% Số câu:2 Số điểm: 1đ Tỉ lệ:10% Số câu:0.5 Số điểm: 1. Tỉ lệ:10% Số câu: 1. Số điểm:3đ. Tỉ lệ: 30% Số câu:4. SĐ: 6 đ Tỉ lệ: 60% Chủ đề 2 Thơ Trung đại, Thơ đường. Nhớ tên tác giả . Viết đoạn văn ngắn để giải thích vì sao bài thơ Nam quốc sơn hà được coi là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:1 Sốđiểm: 0,5đ Tỉ lệ:5% Số câu:1 SĐ: 2đ Tỉ lệ: 20% Số câu:2 SĐ: 2.5 đ Tỉ lệ 25 % Chủ đề 3 Văn bản nhật dụng Nhớ đặc điểm văn bản, tính cách của nhân vật. Hiểu nội dung văn bản . Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: % Số câu:2 Sốđiểm: 1đ Tỉ lệ:10% Số câu:1 Số điểm: 0.5đ Tỉ lệ: 5% Số câu:3 SĐ: 1,5đ Tỉ lệ: 15% Tổng sốcâu Tổng số điểm Tỉ lệ: % Số câu: 3.5 Số điểm: 2.5 đ Tỉ lệ: 25% Số câu: 3.5 Số điểm: 2.5đ Tỉ lệ: 25% Số câu: 1. Số điểm:3. Tỉ lệ: 30% Số câu:1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Số câu:9 Số điểm: 10đ Tỉlệ:100% 2. ĐỀ RA: Trường THCS Nguyễn Trường Tộ Đề kiểm tra văn bản 7( HK 1) Họ và tên: Môn: Ngữ Văn 7 Lớp: 7a Thứ .ngàytháng 11 năm 2016 Điểm Lời phê của giáo viên I. Phần trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng được 0.5 đ Hãy khoanh tròn vào phương án đúng nhất. Câu 1: Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”-Khánh Hoài. Tại sao lại có cuộc chia tay của hai anh em? a. Vì cha mẹ đi công tác xa. b. Vì hai anh em không yêu thương nhau. c. Vì được nghỉ học. d. Vì cha mẹ chia tay nhau. Câu 2: Kết thúc truyện”Cuộc chia tay của những con búp bê” cuộc chia tay nào đã không xảy ra: a. Cuộc chia tay giữa hai anh em. b. Cuộc chia tay giữa người cha và người mẹ. c. Cuộc chia tay giữa hai con búp bê Em Nhỏ và Vệ Sĩ. d. Cuộc chia tay giữa Thủy với cô giáo và các bạn. Câu 3. Qua hình ảnh bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói gì về người phụ nữ ? a.Vẻ đẹp hình thể b. Vẻ đẹp tâm hồn c. Số phận bất hạnh d.Vẻ đẹp và số phận long đong Câu 4: Nét tính cách nào sau đây nói đúng về chân dung “chú tôi”trong bài ca dao châm biếm thứ nhất: a. Tham lam, ích kỉ c. Độc ác, tàn nhẫn. b. Nghiện ngập, lười biếng. d. Dốt nát, háo danh. Câu 5: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” của tác giả: a.Bà Huyện Thanh Quan c. Nguyễn Khuyến b. Nguyễn Trãi. d . Hồ Xuân Hương. Câu 6: Nhận xét nào sau đây đúng với việc sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” a. Ngôn ngữ đời thường b. Ngôn ngữ bác học c. Ngôn ngữ hành chính II.Phần tự luận: ( 7đ) Câu 1: (2 điểm) a.Trình bày theo trí nhớ một bài ca dao thuộc chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình”.(1 đ) b.Trình bày nội dung nghệ thuật của bài ca dao ấy ( 1 điểm). Câu 2. (2 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn để giải thích vì sao văn bản “Nam quốc sơn hà” được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta? Câu 3 ( 3điểm). So sánh sự khác nhau giữa cụm từ " ta với ta" trong bài " Qua Đèo Ngang" với cụm từ " ta với ta" trong bài "Bạn đến chơi nhà". 3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: I Phần trắc nghiệm : Câu 1: Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án d c d b a a II.Phần II tự luận: Câu 1. a. Hs định hướng đúng chủ đề bài ca dao (0.5đ) Hs trình bày được chính xác 1 bài ca dao thuộc đúng chủ đề (0.5 đ) Nêu được chính xác nội dung của bài ca dao ấy ( 0,5 đ) Nêu được chính xác nghệ thuật của bài ca dao ấy (0,5đ) Câu 2. HS theo hướng hiểu biết của mình và cần đảm bảo được các ý sau: -Về nội dung: Tuyên ngôn độc lập thường nêu ba nội dung cơ bản: thứ nhất khẳng định sự độc lập về lãnh thổ; thứ hai, khẳng định chủ quyền của đất nước; thứ ba, khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền đất nước.(1Đ) - Về nghệ thuật:Lời thơ hàm súc, lập luận chặt chẽ, giọng điệu đanh thép khẳng định chủ quyền thiêng liêng của đất nước.(1Đ) Câu 3: “ Ta với ta” trong Qua Đèo Ngang chỉ mình tác giả với tác giả-> bộc lộ sự cô đơn giữa trời, mây, non, nước hoang vu giữa cảnh đèo. Có lẽ đó là nỗi buồn cô đơn của một tấm lòng trắc ẩn. Phải chăng tâm sự yêu nước của nhà thơ được bộc lộ kín đáo qua tình thương nhà và nỗi nhớ nước da diết.(1.5Đ) Còn ở bài Bạn đến chơi nhà thì Nguyễn Khuyến lại sử dụng cụm từ “ ta với ta” với dụng ý khác. Bạn đến chơi nhà không có gì để tiếp đãi bạn và hạ một câu để khẳng định bạn và ta tuy hai nhưng lại là một, một tình bạn tri âm tri kỉ.(1,5Đ) Chuyên môn Tổ trưởng Giáo viên ra đề
Tài liệu đính kèm: