Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	 ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
	 Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2 điểm): 
a. Chép lại bài thơ “Bánh trôi nước”. 
b. Bài thơ “Bánh trôi nước” có hai nghĩa, đó là những nghĩa gì?
Câu 2 (2 điểm):
	a. Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ một số cặp từ trái nghĩa?
	b. Xác định từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:
	Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
	Sống, chẳng cúi đầu. Chết, vẫn ung dung
	Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng
	Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
	(Trích Tuổi 25 - Tố Hữu)
Câu 3 (6 điểm): 
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
.................................................................................
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	 ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
	 Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2 điểm): 
a. Chép lại bài thơ “Bánh trôi nước”. 
b. Bài thơ “Bánh trôi nước” có hai nghĩa, đó là những nghĩa gì?
Câu 2 (2 điểm):
	a. Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ một số cặp từ trái nghĩa?
	b. Xác định từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:
	Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
	Sống, chẳng cúi đầu. Chết, vẫn ung dung
	Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng
	Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
	(Trích Tuổi 25 - Tố Hữu)
Câu 3 (6 điểm): 
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
.................................................................................
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	 
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 7
Câu 1 (2 điểm): 
a. Chép lại bài thơ “Bánh trôi nước”. 
b. Bài thơ “Bánh trôi nước” có hai nghĩa, đó là những nghĩa gì?
a/ (1 điểm): Chép đúng bài thơ Bánh trôi nước thì đạt tổng điểm, nếu thiếu, sai thì tùy mức độ để chấm điểm hợp lý.
	Thân em vừa trắng lại vừa tròn
	Bảy nổi ba chìm với nước non
	Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
	(Hồ Xuân Hương)
b/ (1 điểm): Bài thơ Bánh trôi nước có hai nghĩa, vừa nói về bánh trôi nước, vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ.
 	- Với nghĩa nói về bánh trôi nước: Miêu tả bánh trôi rất đúng như đã có ngoài đời: bánh có màu trắng của bột, được nặn thành viên tròn, nếu nhào bột nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nước quá thì rắn (cứng); khi luộc, bánh chín thì nổi lên, chưa chín thì còn chìm xuống.	(0,5 đ)
 	- Với nghĩa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ: Bánh trôi nước thể hiện phẩm chất người phụ nữ: xinh đẹp, trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa; thân phận chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.	(0,5 đ)
..............................................................................
Câu 2 (2 điểm):
	a. Thế nào là từ trái nghĩa? Cho ví dụ một số cặp từ trái nghĩa?
	b. Xác định từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau:
	Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí
	Sống, chẳng cúi đầu. Chết, vẫn ung dung
	Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng
	Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
	(Trích Tuổi 25 - Tố Hữu)
a/ (1 điểm) 	
	- Học sinh trả lời đúng từ trái nghĩa (là những từ có nghĩa trái ngược nhau) cho 0.5đ, nếu trả lời sai không cho điểm.	
	- Cho đúng một số cặp từ trái nghĩa (vd: lành - rách, giàu - nghèo): 0.5đ
b/ (1 điểm)	Các từ trái nghĩa: thiếu - giàu, sống - chết, nô lệ - anh hùng, nhân nghĩa - cường bạo: 1đ
..............................................................................
Câu 3 (6 điểm): 
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
I/ Yêu cầu:
* Về hình thức: Bài viết đúng kiểu bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học; đầy đủ 3 phần, rõ ràng.
* Về nội dung: 
1. Mở bài: Giới thiệu một vài nét về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Nêu lên ấn tượng sâu sắc, khái quát nhất của em khi học, đọc bài thơ.
2. Thân bài: Trong bài viết, HS cần thể hiện được sự cảm nhận của mình về những nét chính nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- 2 câu đầu tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc (năm 1947).
Câu 1: Tiếng suối chảy êm đềm, nghe rất “trong” vọng đến như tiếng hát xa. Nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối đặc tả đêm chiến khu thiêng liêng, thanh vắng, mang sức sống và hơi ấm con người.
Câu 2: Tả trăng chiến khu, câu thơ có 3 nét vẽ: trăng trên cao, cổ thụ tầng giữa, dưới thấp là hoa rừng. Câu thơ đầy ánh trăng rất đẹp. Nghệ thuật: điệp từ lồng đã nhân hóa trăng, cổ thụ, hoa; 2 vế tiểu đối (trăng lồng cổ thụ/bóng lồng hoa) tạo nên bức tranh cân xứng, hài hòa; ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện.
Hai câu đầu tả cảnh thiên nhiên rất đẹp, thơ nên họa nên nhạc. Thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
- 2 câu cuối diễn tả tâm tình thi sĩ.
Câu 3: Câu chuyển trong bài tứ tuyệt, như cái bản lề, nửa trên là khái quát cảnh khuya như vẽ, nửa dưới là tâm trạng chưa ngủ của thi sĩ, của lãnh tụ.
Câu 4: Nói rõ hơn tâm trạng đó, không chỉ xúc động trước cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ, thể hiện tình yêu nước của Bác rất sâu sắc, mãnh liệt.
- Cảnh khuya là bài thất ngôn tứ tuyệt kiệt tác, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác Hồ. Qua bài thơ, càng cho ta thấy rõ lòng yêu nước, thương dân, yêu thiên nhiên, yêu trăng của Bác rất sâu sắc.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ chung, có thể nêu liên hệ của bản thân.
II/ Biểu điểm:
 - Điểm 5,0 - 6,0: Viết đúng thể loại. Nội dung phong phú, đảm bảo đầy đủ ý, lời văn giàu cảm xúc tình cảm chân thật, biết chọn lọc từ ngữ hay. Liên hệ bản thân tốt, có sự sáng tạo. Hành văn trôi chảy, lưu loát.	
 - Điểm 3,5 - < 5,0: Viết đúng thể loại, đúng nội dung, đảm bảo ý cơ bản. Nội dung phong phú, diễn đạt khá, cảm xúc chân thành, có sự liện hệ bản thân, mắc một vài lỗi không đáng kể. 
 - Điểm 2,0 - < 3,5: Bài viết có ý song còn thiếu, mắc nhiều lỗi về diễn đạt. Sai chính tả nhiểu, cảm xúc chưa sâu.
 - Điểm < 2: Bài làm yếu, ý chung chung, sơ sài, sai nhiều lỗi về chính tả...
* Lưu ý: Giáo viên cần linh hoạt, tùy theo mức độ bài làm của học sinh mà chấm điểm cho hợp lí.
..............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_7_HKI_1617.doc