SỞ GIAOS DỤC VÀ ĐÀO TAO TUYÊN QUANG TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN 11 Thời gian: 120 phút ( Không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình Ngữ văn lớp 11. 2. Kĩ năng: Vận dụng được kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học, và kĩ năng viết văn nghị có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh phổ thông. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức về đọc hiểu văn bản văn học và kiến thức hiểu biết để làm bài nghi luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức : Tự luận Cách tổ chức kiểm tra: cho HS làm bài kiểm tra phần tự luận viết ở lớp. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề Vận dụng thấp Vận dụng cao Đọc- hiểu Phương thức biểu đạt, hình ảnh trong đ.v Hiểu giá trị biện pháp tu từ được sử dụng Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ %: 10% Số câu: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ %: 20% Số câu: 4 Số điểm:3 Tỉ lệ %: 30% Làm văn Viết đoạn văn NLXH Viết bài văn NLVH Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ %: 20% Số câu:1 Số điểm: 5 Tỉ lệ %: 50% Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ %: 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ %: 10% Số câu: 2 Số điểm:2 Tỉ lệ %: 20% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ %: 20% Số câu:1 Số điểm: 5 Tỉ lệ %: 50% Số câu:6 Số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100% IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN Phần I: ĐỌC HIỂU(3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam ) Câu 1: (0,5 đ). Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích? Câu 2: (0,5 đ). Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh chiều tàn? Câu 3: (1,0 đ). Câu văn: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.” Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 4: (1,0 đ). Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn? Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên.” (Trích châm ngôn của Lão Tử) Câu 2 (5,0 điểm): Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết: ...“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...” Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm ĐỌC HIỂU 1 Phương thức biểu đạt của văn bản: Tự sự, miêu tả,biểu cảm 0,5 2 Màu sắc rực rỡ nhưng héo úa: + Đỏ rực như lửa cháy + Đám mây ánh hồng + Dãy tre làng đen lại Âm thanh nhỏ bé, tĩnh lặng: + Tiếng trống thu không + Tiếng ếch nhái kêu ran + Tiếng muỗi vo ve 0,5 3 Câu văn sử dụng biện pháp: So sánh ( như lửa cháynhư hòn than) Tác dụng: Gợi những màu sắc vụt sáng lên trước khi sắp tắt. Sự vật đang chuyển dần trạng thái, đang tự nó mất dần đi ánh sáng, sức sống, đang tàn tạ dần trong chiều muộn. Nhà văn đã vẽ nên những hình ảnh vừa tinh tế vừa thân thuộc, gần gũi với những tâm hồn quê. 1,0 4 Tâm trạng của Liên: Đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần. Cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị. Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn. 1,0 LÀM VĂN Câu 1 Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng một đoạn văn khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, 0,25 Yêu cầu về nội dung: * Giải thích: - Nghĩa đen: con đường dù dài đến đâu thì cũng có bước chân đầu tiên và nếu bạn đủ quyết tâm, bạn sẽ đi hết con đường... - Nghĩa bóng: dù làm bất cứ việc gì cũng có giai đoạn khởi đầu từ những cái đơn giản. => Câu nói này nêu lên một đạo lí đơn giản, một con đường chỉ có thể từng bước từng bước đi tới mới có thể đến đích. Khó khăn có to lớn hơn đi chăng nữa, chỉ cần cẩn thận làm từng chút một đều có thể giải quyết ổn thỏa. * Phân tích, bàn luận: - Đường có gần nhưng không đi thì sẽ không đến đích. Việc dù nhỏ nếu không làm thì cũng không thành (dẫn chứng minh hoạ) - Tất cả mọi việc khi bắt đầu cũng có những khó khăn nhất định, đó là thử thách mà ta cần phải vượt qua. (dẫn chứng minh hoạ) - Đừng chờ đợi mọi thứ hoàn hảo rồi mới bắt đầu mà cần biết nỗ lực tích lũy kinh nghiệm từ cả thất bại và thành công trong cuộc sống để đặt nền móng cho thành công sau này. (dẫn chứng minh hoạ) * Bài học và liên hệ bản thân: + Có rất nhiều đạo lý ở đời mà ai ai cũng biết, nhưng cũng có những bài học lớn chỉ được rút ra từ những va vấp nhỏ nhặt trong đời sống thường ngày, có nhỏ mới thành lớn, phải biết gom góp để từ đó có thể thu được thành công thật sự. + Liên hệ bản thân. 0,5 0,75 0,5 Câu 2 Yêu cầu về kỹ năng: - Viết đúng bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng. - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức Có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng lí lẽ phải hợp lí; cần làm rõ các ý chính sau: Mở bài Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận 0,5 Thân bài - Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm, nêu vị trí chi tiết “ cái lò gạch bỏ không” là một ám ảnh về nỗi buồn nhân sinh của Nam Cao - Kết thúc mở với kết cấu vòng tròn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm, gửi gắm triết lý của nhà văn (Dẫn chứng- Phân tích) - Nếu không thay đổi thực tại, sẽ tiếp tục những bi kịch quẩn quanh không lối thoát của con người, sẽ có một Chí Phèo con ra đời, thị Nở sẽ lặp lại bi kịch chửa hoang(Dẫn chứng- Phân tích) - Kết thúc có tính chất dự báo: những cảnh “quần ngư tranh thực”, tình trạng tha hóa lưu manh hóa sẽ còn tiếp diễn. (Dẫn chứng- Phân tích) - Cái chết của Chí Phèo: bi kịch bị đẩy đến đường cùng của con người, phải lựa chọn giữa sự sống lương thiện và cái chết. Đó là kết cục tất yếu cho những con người muốn làm lại cuộc đời như Chí Phèo. (Dẫn chứng- Phân tích) 0,5 0,5 1,0 1,0 1,0 Kết bài Đánh giá chung:- Giá trị phản ánh hiện thực và tư tưởng nhân đạo + Không né tránh những mặt xấu của hiện thực mà vạch trần, phơi bày tất cả + Miêu tả c/s con người lưu manh, tha hóa, nhà văn luôn có cái nhìn đau đáu, lo lắng và day dứt cho số phận con người + Cố gắng tìm ra “con người trong con người”, khơi dậy những nét nhân văn, nhân bản nhất từ những con người ở đáy cùng xã hội. Hạn chế: Cái chết của Chí Phèo là sự bế tắc, quẩn quanh đến cùng cực, nhà văn chưa tìm ra lối thoát trước hiện thực tăm tối. 0,5 VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA - Đề bài đúng theo cấu trúc ma trận. - Đề bài đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Phần I: ĐỌC HIỂU(3,0 điểm): Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: “Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị: Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” (Trích Hai đứa trẻ,Thạch Lam. SGK Ngữ văn 11, tập 1 ) Câu 1: (0,5 đ). Xác định phương thức biểu đạt được tác giả kết hợp trong đoạn trích? Câu 2: (0,5 đ). Những màu sắc và âm thanh nào được nhắc đến khi miêu tả bức tranh cảnh chiều tàn? Câu 3: (1,0 đ). Câu văn: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.” Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? Câu 4: (1,0 đ). Tâm trạng của Liên khi chứng kiến cảnh chiều tàn? Phần II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên.” (Trích châm ngôn của Lão Tử) Câu 2 (5,0 điểm): Kết thúc tác phẩm “ Chí Phèo” của Nam Cao là chi tiết: ...“ Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại qua...” Suy nghĩ của anh/ chị về chi tiết kết thúc trên? .......................................................Hết.................................................
Tài liệu đính kèm: